Phải coi lại giá đồ ăn thời xưa nữa, theo báo này thì nó đắt vcl. Mì, rau, trứng gà gì mà mấy trăm lạng bạc
Mấy thằng thái giám với kế toán triều đình bắt tay nhau kê giá tham nhũng
https://saostar.vn/the-gioi/can-lon...-tin-khien-thanh-trieu-dieu-dung-3923329.html
Đạo Quang còn quy định, ngoại trừ Thái hậu, Hoàng đế và Hoàng hậu, các phi tần cùng người làm trong cung không được phép ăn thịt vào những ngày không phải lễ tết. Một lần tổ chức sinh nhật cho Hoàng hậu, trong bữa tiệc mỗi người chỉ được một bát mì không thịt, đậu phụ cũng chẳng có. Sau đó, Hoàng đế đã “đặc biệt” sai ngự thiện phòng làm hai chiếc thủ lợn để chiêu đãi mọi người.
Không chỉ hà tiện với hậu cung, Đạo Quang cũng tự lấy mình làm gương trong việc tiết kiệm. Cụ thể, vị Hoàng đế này đã cắt giảm tối đa khẩu phần ăn của chính mình. Được biết, mỗi bữa ăn của Hoàng đế chi hết 800 lượng bạc nhưng thấy mức tiền này quá tốn kém nên Đạo Quang đã cắt giảm hết cao lương mỹ vị đi, bữa cơm chỉ còn lại rau dưa. Dù tiết kiệm nhưng mỗi bữa ăn của Đạo Quang vẫn tới 140 lạng bạc khiến ông luôn canh cánh trong lòng.
So với những ngự thiện của Càn Long hay Từ Hi Thái hậu có tới cả trăm món, Đạo Quang một ngày chỉ dùng tổng cộng 4 món mặn, 1 món canh. Thậm chí, thèm một quả trứng gà, Hoàng đế cũng phải tiết chế vì giá của mỗi quả trứng là 5 lạng bạc.
Thậm chí có lần, Đạo Quang sai người ra ngoài mua gà mái đem về nuôi để chúng đẻ trứng để ăn cho đỡ tốn kém. Song khi biết mỗi con gà mua ở ngoài chợ giá cũng 24 lạng bạc nên vua không dám mua, đành nhịn ăn trứng gà.
Sự ki bo của Đạo Quang khiến ngự thiện phòng vô cùng khốn đốn, bởi lẽ mỗi lần làm món gì cho Hoàng đế, ông đều nhờ Tào học sĩ (Tào Chấn Dung - một người keo kiệt, bủn xỉn không kém gì Đạo Quang) hỏi giá ở hàng quán bên ngoài rồi chê ỏng chê eo sao trong cung nấu đắt.
Sử sách còn ghi lại, vào khoảng 16h chiều, các cung được phân phát bánh. Tuy nhiên, bánh vừa cứng vừa lạnh khiến ai ai cũng kêu ca. Tuy nhiên, có kêu cũng chẳng ích gì nên họ chỉ đành pha thêm ấm trà nóng để ăn cùng. Sau khi ăn, mọi người phải đi ngủ để tiết kiệm dầu đốt, than củi thường được sử dụng để thắp sáng vào ban đêm.
Những bộ áo cũ và rách, Đạo Quang không vứt đi mà sai người vá lại và tiếp tục mặc như không có việc gì. Thấy vua toàn mặc quần áo cũ rách, các quan viên cũng không ai dám mặc quần áo lành lặn. Thậm chí, chiếc áo đang mới, các quan cũng phải cố tình đắp thêm vài mụn vá. Với cảnh tượng này, triều thần văn võ nhà Thanh dưới thời trị vì của Đạo Quang chẳng khác gì hai hàng ăn mày đứng chực xin cháo thí. Tuy nhiên, khi về tới phủ của mình, các quan viên lại tiếp tục cuộc sống xa hoa của họ mà không cần màng tới đạo luật tiết kiệm của Đạo Quang.
Không chỉ tiếc tiền mua đồ mới, tới từng miếng vá Đạo Quang cũng tiếc rẻ. Một lần, Đạo Quang nhìn thấy hai miếng vá to bự trên quần của Tào Chấn Dung, ông liền hỏi tiền vá hết bao nhiêu. Nào ngờ, Tào học sĩ nói rằng chỉ hết 3 đồng.
Lúc này, Đạo Quang giật nảy mình bảo: “
Trời ơi, cũng hai miếng vá như vậy tại sao phủ nội vụ tính của Trẫm những 5 lạng bạc?“. Từ đó, Đạo Quang đã hạ lệnh cho Hoàng hậu đến cung nữ và tất cả những người trong cung đều phải học may vá để khi áo quần bị rách thì có thể tự vá mà không cần phải mất một khoản tiền phí phạm.