thắc mắc Bảng xếp hạng chiến lực Thiên Long Bát Bộ (theo truyện)

Kim Dung bản mới vs bản cũ. Bản nào tạo cảm xúc cho người đọc hơn ?
Xem cái này sẽ rõ hơn về Nhất Dương Chỉ của Vương Trùng Dương, không phải là Nhất Dương Chỉ dởm của họ Đoàn từ thời Thiên Long Bát Bộ, Lục Mạch Thần Kiếm . . .
Sở dĩ có nhiều tranh cãi bởi Kim Dung già rồi lẩm cẩm chỉnh sửa các tác phẩm lung tung làm nhiều người ngộ nhận hiểu lẩm bởi cái sau đá cái trước.

Nói Tây Độc sợ Nhất Dương Chỉ của Vương Trùng Dương còn có lý chớ Tây Độc đếch sợ Nhất Dương Chỉ của Đoàn Nam Đế bởi nếu Nam Đế giỏi nghề Nhất Dương Chỉ thì sao ông ta không thế chế phục được 4 ông còn lại như VTD đã làm. Bất quá Nam Đế (bản cũ Tiên Thiên Công) cũng chỉ ngang tay với Tây Độc, Đông Tà, Bắc Cái mà thôi.
Đồng ý với lhxung huynh đệ.

Tại hạ chỉ đọc được bản mới AHXĐ của Cao Tự Thanh dịch, bản mới YTDLK của Nguyễn Duy Chính dịch, và TLBB cũng của Nguyễn Duy Chính tiên sinh đang dịch dang dở. Theo tại hạ thấy thì trong AHXĐ khi KD lão gia bỏ vụ Mục Niệm Từ tự tử ở Miếu Thiết Thương đã làm câu chuyện dở đi rất nhiều. Tương tự như vậy là vụ không cho Chu Chỉ Nhược đi tu. Bản cũ YTDL ký có cái dở là cho CCN nhường chức chưởng môn cho VK thay vì giao cho 1 người nào đó trong môn phái.

Còn TLBB thì chưa đọc hết nên chưa có ý kiến. Tuy nhiên theo lời 1 số vị thì việc ghép 2 nhân vật Lý Thu Thủy và em của LTT làm 1 thành ra LTT thành bà ngoại VNY là một việc theo ý tại hạ làm bộ chuyện dở hơn nhiều. Tại hạ khoái nhất là đoạn Thiên Sơn Đồng Mỗ và LTT người thì nói "không phải nó" người thì nói "đúng là nó" Chỗ đó rất đạt.

Theo ý riêng của tại hạ thì các tác giả không nên sửa đi sửa lại các tác phẩm của mình. Khéo quá hoá vụng, và mỗi thời thì cách nhìn, cách suy nghĩ cũng khác nhau. Khi hoàn thành 1 tác phẩm thì nó đã đánh dấu 1 mốc trong cuộc đời viết lách của tác giả đó nên nếu để vậy hay chỉ sửa lỗi chính tả, sai sót về địa danh .v.v. hay hơn là sửa cốt chuyện.

Không biết quý vị ở đây có ai biết nhạc sĩ Vũ Thành An hay không? Lúc trẻ ông ta viết mấy bài "không tên" rất đạt, nhất là bài không tên cuối cùng trong đó có câu "này em hỡi con đường em đi đó đúng hay sao em?" là một câu cũng gây nên nhiều tranh cãi.

Sau này, ông ta viết 1 bài tiếp nói bài đó tên là "Bài không tên cuối cùng tiếp nối" sửa câu trên là "này em hỡi con đường em đi đó đúng đấy em ơi?" coi như 1 lời tạ lỗi cùng người yêu xưa. Nhưng bài này đã làm hư hết cả bài hát. Nếu không có bài này thì còn hay hơn.
Chỉnh sửa tác phẩm mới thành ra nhiều chỗ thấy không còn tạo cảm xúc dữ dội nữa
Có thể diễn giải (chủ quan) như thế này: nhân vật Tần Nam Cầm đó đúng là xuất hiện quá gượng gạo, nên KD cho "tiêu" luôn. Nhưng mà dù KD có "gan tày trời" cũng chẳng dám cho Dương Qua "tiêu tùng" theo, nên đành phải có ai đó nhận trách nhiệm "đẻ" nhân vật này. Còn ai nữa ngoài Mục Niệm Từ.

Đến đây thì được rồi, nhưng làm Dương Khang bớt độc ác đi (để cho Mục Niệm Từ bớt khổ ý mà) thì không hay, nói một cách "khoa trương" thì làm mất (giảm) đi một hình tượng văn học. Và cái tên Dương Qua (hay Quá gì đó cũng được) giảm bớt ý nghĩa đi. Cái chết của Mục Niệm Từ trong bộ cũ là khá "đắt", KD lão gia bỏ đi thì uổng, cũng như cái kết cục tào lao trong bộ YTĐLK mới vậy.

Túm lại là, đúng như sư tỷ Bearbie, chín người mười ý, và bộ mới thì có hay hơn và cũng có dở đi.

Anh Hùng Xạ Điêu cũ vs Anh Hùng Xạ Điêu mới ?
Cô gái Đồ Long cũ vs Cô Gái Đồ Long mới (Ỷ Thiên Đồ Long Ký)
. . .
Theo thiển ý những bản cũ tuy có vài chỗ nhầm lẫn nhưng mà hay hơn bản mới.
Kim Dung già rồi nên hay lẩm cẩm sửa lại làm chi không khéo làm hỏng tác phẩm đã ăn vào tâm khảm hàng triệu người.
Điển hình :
Anh Hùng Xạ Điêu cũ vs Anh Hùng Xạ Điêu mới
Bản cũ trường cảnh Duong Khang chết trong miếu Thiết Thương được miêu tả rất sinh động và nhất là cái chết của Mục Niệm Từ tuẫn tiết theo Dương Khang làm chấn động lòng người . . .nhưng bản mới đã cắt bỏ vì Tần Nam Cầm mẹ Dương Quá được thay bằng Mục Niệm Từ làm mất đi nhiều cái tuyệt, mất đi chim lửa sau này đi theo bảo vệ mẹ con Dương Qua chẳng hạn, không có cảnh hỏa điểu móc mắt Lý Mạc Thu (Lý Mạc Sầu). . .
  • Mục Niệm Từ từng khảng khái nói : nếu Dương Khang không thay đổi thì không thể đụng vào người của mình bằng không sẽ tuẫn tiết để bảo vệ tiết sạch giá trong. Chỉ khi nào Dương Khang thay đổi thì cả 2 mới có thể động phòng hoa chúc. Giờ đây bản mới đã làm hỏng tất cả.
  • Bản Cũ miêu tả cái chết của Dương Khang gây chấn động lòng người cảnh tỉnh lương tâm bọn Bành Liên Hổ làm quần tà lo sợ tự vấn lương tâm lấy đó làm gương bản mới chỉ lướt qua
  • Bản cũ Từ lâu rồi ai cũng biết Vương Trùng Dương sở trường Nhất Dương Chỉ còn Đoàn Chính Hưng sở trường Tiên Thiên Công, chính nhờ ngón Nhất Dương Chỉ mà ông ta chế phục được quần hùng và đứng đầu võ lâm ngũ bá. Tây Độc sợ Vương Trùng Dương như sợ cọp bởi Nhất Dương Chỉ là khắc tinh của Hà Mô Công (Cáp Ma Công) của y.
Ở bản mới vì muốn liền mạch với Thiên Long Bát Bộ và Lục Mạch Thần Kiếm hoặc muốn Nhất Dương Chỉ là độc quyền của họ Đoàn mà Kim Dung đã sửa lại Vương Trùng Dương sở trường Tiên Thiên Công còn Đoàn Nam Đế sở trường Nhất Dương Chỉ. Vương Trùng Dương theo bản cũ biết mình sắp chết mới đem võ công sở trường của mình tráo đổi với Đoàn Nam Đế để võ công sở trường của mình còn tồn tại để khắc chế Tây Độc. Bản cũ võ công sở trường đấy chính là Nhất Dương Chỉ mà Tây Độc sợ còn hơn sợ cọp chớ Tây Độc nào sợ Tiên Thiên Công của Đoàn Nam Đế. Thế mà bản mới Kim Dung lại chữa lợn lành thành lợn què khi cho Vương Trùng Dương sở trường Tiên Thiên Công làm mất đi cái hay ở bản cũ.
Cũng vì sai lầm này mà Kim Dung vô tình để tồn tại cái lỗi ngô nghê sơ đẳng : Khi Vương Trùng Dương giả chết để dụ Tây Độc tới cướp Cửu Âm chân kinh, ông đã từ trong quan tài nhảy vọt ra dùng ngay món võ sở trường đắc ý của mình phá tan món Hà mô công của Tây Độc khiến y phải tốn hàng chục năm mới hồi phục---> đấy chính là ngón Nhất Dương Chỉ.
Nếu sở trường của Vương Trùng Dương là Tiên Thiên Công thì lúc thập tử nhất sinh vì đã gần tới giờ từ giã cõi đời ông ta phải dùng Tiên Thiên Công quen thuộc của mình chớ hơi đâu dùng Nhất Dương Chỉ của người khác mà mình chưa luyện thành thạo.
Thử so sánh 2 phong cách sau :
Bản Cũ :
Hoàng Dung thích chí cười ngất rồi cất giọng ngâm lãnh lót như tiếng oanh kêu :
Liền cánh uyên ương dệt mộng mơ
Lòng xuân tóc trắng điểm bơ phờ
Hương xuân dù thắm tình chăn gối
Áo đỏ đã nhem vết lệ mờ. . .
Quách Tĩnh trầm trồ khen lớn :
_ Quả đúng như mấy câu này không sai một chữ. Ngày trên hải đảo Đào Hoa, mặc dầu tôi võ công thấp kém nhưng không bị ảnh hưởng bởi tiếng tiêu ma ác nghiệt, trái lại Châu Sư ca tuy võ nghệ thần khốc quỷ sầu nhưng đã bị tiếng tiêu mê hoặc, đến nỗi thất điên bát đảo, như người gần chết.
Đến sau anh ấy mới giải thích vì không còn là trai tơ tinh tấn nên mới bị ảnh hưởng giọng tiêu này. Vì vậy lúc nào anh ấy cũng lầm bầm oán trách đàn bà đã khiến anh phải điểu đứng với giọng tiêu dâm dật líu lo của Hoàng Đảo Chúa. Sau đó anh thường khuyên bảo tôi :
_Chú đừng dại đi lấy vợ nhé và cũng đừng nên gần con gái nữa, chúng nó báo đời tai hại, hút trai như nam châm hút sắt, đã vướng vào họ thì khó lòng thoát ra. Bị ảnh hưởng của gái rồi tinh thần thể xác của mình sẽ trở nên suy nhược, chưa sang đông đã rét run rồi, chưa sang hè đã thấy trong người nóng bức. Anh ấy còn xui mình phải xa lánh con Bé Dung vì hắn xem bộ tinh ma ghê gớm nhất trong bọn đàn bà con gái. . .
Thế ra Châu sư ca đã vì câu chuyện rắc rối này mãi đến ngày nay nhờ có đến đây mới biết được. Thật tôi cũng không ngờ rằng anh ấy đã có vợ rồi.
Hoàng Dung mắc cỡ đỏ mặt :
_ À cái Anh Lão Ngoaan Đồng lắm mồm lắm miệng lại đi nói xấu người ta. Chuyến này về gặp phải bẹo tai mới được. Từ nay hễ gặp anh ấy đâu cứ ngâm mấy câu thơ này cho anh ấy xấu hỗ không dám chường mặt ra để đi xúi bậy nữa. . .

Bản Mới :
Hoàng Dung hạ giọng đọc:
- Bốn khung may, Uyên ương dệt cánh muốn cùng bay. Đáng thương tóc trắng xua già tới. Sóng xuân cỏ biếc, Phòng sâu sáng rét, áo đỏ tắm cùng ai.
Quách Tĩnh vỗ đùi một cái, nói:
- Không sai chút nào. Chu đại ca từng nói không thể gặp con gái đẹp, gặp là có tội với bạn bè, làm sư ca tức giận, lại nói quyết không thể để cô ta mò trên huyệt đạo của y, nếu không sẽ bị trúng độc. Dung nhi, y còn khuyên ta là đừng tốt với cô.
Hoàng Dung chì chiết:
- Phì, Lão Ngoan đồng, lần sau mà gặp y để xem ta có cắt tai y không!

Bản Cũ :
Âu Dương Phong cười lớn nói :
_Khi Âu Dương Tây Độc đã ra tay thì khắp thiên hạ này kể cả ngự y không một mặt nào có thể cứu vãn nổi đừng có hòng mà mất công vô ích.
Bản Mới :
Âu Dương Phong cười nói:
- Chất độc của Lão Độc vật mà thiên hạ còn có danh y nào chữa được à? Lại có bậc danh y nào không thiết sống, dám làm hỏng việc của ta chứ?

Bản cũ cho thấy Âu Dương Phong ở đẳng cấp rất cao xúng danh là tay độc nhất trong Võ Lâm Ngũ Bá rất tự tin với câu nói "không một người nào có thể cứu vãn nổi đừng có hòng mà mất công vô ích"
Bản mới với câu nói "Lại có bậc danh y nào không thiết sống, dám làm hỏng việc của ta chứ" đã vô tình hạ thấp Tây Độc không hẵn là cao thủ dùng độc vì e rằng có người giải được (?)

Bản Cũ :
Hoàng Nhan Liệt sợ quá vội vàng chạy ra phía trước rồi co giò phóng đại ra khỏi cửa, quày đầu nhìn lại gọi lớn :
_ Khang nhi, xin vĩnh biệt con. . .
Miệng gọi thiết tha nhưng chân cứ bước dòn, không dám ngừng lại, phần sợ Dương Khang níu cắn phần sợ Âu Dương Tây Độc xuống tay.
Dương Khang bỗng chợt tỉnh lại giây phút, trông theo Hoàng Nhan Liệt hô lớn :
_Phụ Vương, sao nỡ bỏ con cho đành. Con là Lý Thế Dân mà phụ vương là Đường Cao Tổ, câu nói từ miệng phụ vương tại điếm Gia Hưng hồi nào, sao phụ vương chóng quên lắm vậy? Phụ vương hãy đợi con theo với.
Bản Mới :
Hoàn Nhan Hồng Liệt nhảy ra cửa miếu, ngoảnh lại kêu lên:
- Khang nhi, Khang nhi!
Dương Khang ứa nước mắt gọi:
- Phụ vương, phụ vương!
Rồi chạy về phía y.
Rõ ràng ai cũng phải nhận thấy bản cũ và bản mới cốt chuyện và phong cách dịch bản nào hay hơn rõ như bàn tay.
Với các truyện khác của Kim Dung cũng thế mà thôi, đúng là Kim Dung già rồi lẫm cẩm "không khéo vẽ hỗ không thành lại thành rắn (?) "

Tiếu Ngạo Giang Hồ bản mới Kim Dung cũng bỏ bớt nhiều tình tiết rất hay. Điển hình là bài thơ tuyệt bút của Nhạc Linh San cũng biệt tăm luôn làm cho nhiều độc giả mới không biết đến tình tiết này:
hòa hàn lục sự tống cung nhân nhập đạo
和韓錄事送宮人入道

星使追還不自由
雙童捧上綠瓊舟
九枝燈下朝金殿
三素雲中侍玉樓
鳳女顛狂成久別
月娥孀獨好同游
當時若愛韓公子
埋骨成灰恨未休
kim dung tiên sinh đưa 4 câu cuối của bài thơ trên vào tiếu ngạo giang hồ ký, làm triệu triệu độc giả ngậm ngùi xót xa. độc giả tiếu ngạo không ai không biết 4 câu này

Phụng nữ điên cuồng cố biệt nhân
Nguyệt nga còn vướng nợ hồng trần
Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan
(hàn giang nhạn tiên sinh dịch)

tần tử anh @ vietkiem tạm dịch như sau

Hồi tưởng ngày xưa dễ được đâu
Thuyền quỳnh, hai trẻ chẳng rời nhau
Đèn soi chín ngọn nơi kim điện
Mây tỏa ba màu chốn ngọc lâu
Phụng Nữ điên cuồng hoài cách biệt
Nguyệt Nga đơn chiếc đẹp ngao du
Nếu như yêu phải Hàn công tử
Xương nát thành tro vẫn hận sầu


hiện tại , bài này vẫn chưa có một bản dịch việt văn thật sự tốt. nếu như thầy có thể bỏ chút thời gian chuyển ngữ cho nó thì phúc cho người si thơ lý thương ẩn lắm thay, phúc cho độc giả tiếu ngạo lắm thay.

Chào bạn HienNguyen,trước đây tôi có đọc Tiếu ngạo giang hồ và nhớ 4 câu thơ trên trong đoạn Lệnh Hồ Xung và Doanh Doanh về thăm khuê phòng cũ của Nhạc Linh San, nhưng đây là lần đầu tiên được đọc nguyên bài thơ Hòa Hàn lục sự tống cung nhân nhập đạo của Lý Thương Ẩn.
Tìm trong các tập Đường Thi tôi hiện có vẫn không thấy. Thật ra mới đọc tôi chưa hiểu hết ý nghĩa, xuất xứ của bài thơ. Tôi còn băn khoăn vì hai câu cuối có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Thôi thì tôi xin đưa ra tình huống chủ quan giả định của riêng mình là bài thơ nầy nói lên tâm trạng một cung nữ hết lòng yêu Hàn công tử . Vì yêu nhau mà không lấy nhau được do hoàn cảnh ngang trái nên nàng xuống tóc quy y (nhập đạo) và luôn mang hận sầu trọn kiếp.

Từ cách hiểu ấy, tôi tạm phỏng dịch như sau:

Chuyện đời ai tính được đâu?
Quỳnh xưa đôi lứa vui sầu có nhau.
Kim điện chín ngọn đèn màu,
Ngọc lâu chung ngắm trắng phao mây trời.
Chia tay Phụng Nữ nghẹn lời,
Nguyệt Nga lẻ bóng trọn đời lang thang.
Vì yêu công tử họ Hàn,
Xương thành tro bụi không tan hận sầu!


Mong bạn HienNguyen và Quý bạn diễn đàn dayhocintel hài lòng vì như trên đã nói có hay có dở , tám câu thơ trên cũng phát xuất từ tấm lòng thành của tôi: một tấm lòng phục vụ.

cám ơn thầy rất nhiều
đúng là chữ nhược ở câu 7 gây sự nhập nhằng, có thể hiểu là sao lại, hoặc có thể hiểu là ví như, làm đảo lộn ý nghĩa toàn bài. có lẽ cần phải tìm hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của nó. về lý thương ẩn, tương truyền sinh thời ông có quan hệ luyến ái với nhiều phụ nữ, trong đó có cả đạo cô, có cả cung nữ. phải chăng vì thế mà có sự đồng cảm với vị tiên sanh hàn lục sự tiễn người yêu đi tu.
e vốn không hiểu hán tự, chẳng qua làm công dân mạng chẵn chục năm nên có chút kinh nghiệm lướt web, xin góp với thầy cô vài dòng tán gẫu
Mình đọc TNGH đã bao nhiêu lần rồi nhỉ? Mỗi lần đọc mình lại cảm thương cho những nhân vật trong đó. Thương cho Lâm Bình Chi vì nhà tan cửa nát, bị người ta lợi dụng mà hủy cả thân mình, thương Nhạc Linh San bị chính cha đẻ của mình đem làm mồi nhử cúng tế cho âm mưu "Tịch tà kiếm phổ", lại thương cho Mạc Đại tiên sinh lân la cõi trần trong khúc Tiêu tương dạ vũ bi ai, và thương chàng Lệnh Hồ khi mà chàng "thanh danh tàn tạ", cô đơn khóc tâm sự với "bà bà" Nhậm Doanh Doanh về mối tình tuyệt vọng của chàng, và ngậm ngùi thương chàng bị "Ngươi hay ăn nói thiếu đứng đắn, chẳng trách tiểu sư muội không thích ngươi". Và mình vẫn cảm thương nhất khi đọc đến đoạn thơ này, một đoạn trong bài thơ của Lý Thương Ẩn. Thực ra 2 câu cuối cùng có nhiều cách dịch khác nhau và mỗi cách dịch ấy lại khác. Hàn Giang Nhạn dịch là:
Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan.

Thì ta thấy nàng Linh San lại hối hận vì đã phụ tình anh chàng Lệnh Hồ thế nào, nhưng nếu dịch như bản của Tần Tử Anh:
Nếu như yêu phải Hàn công tử
Xương nát thành tro vẫn hận sầu.

Thì lại hoàn toàn ngược lại, nàng không hề hối hận khi bỏ anh chàng lãng tử để yêu Lâm Bình Chi. Đây cũng là một cách đặt dấu hỏi của Kim Dung khiến cho độc giả phải suy nghĩ!

Phi Long Thần Đao xuất chiêu ở trên said:
Trong truyện Tiếu ngạo giang hồ có đoạn Lệnh Hồ Xung về núi Hoa Sơn vào phòng Nhạc Linh San (lúc này đi bán muối rùi) thấy có câu thơ của Lý Thương Ẩn:
Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan

Có vị tiền bối nào biết toàn bộ bài thơ này không, xin cho biết .
Đa tạ .
" Phụng nữ ân cần biệt cố nhân (Phụng nữ điên cuồng cố biệt nhân )
Tóc tơ vương vấn nợ hồng trần
Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan".

Nhớ năm xưa khi đọc đến đoạn này, tại hạ vô cùng xúc động. Cảnh vẫn còn đó, không thay đổi mà người xưa nay nơi đâu thật khiến người ta nao lòng.
Xét cho cùng, Nhạc Linh San là người đáng thương hơn đáng trách. Cô đã có một cuộc sống không hạnh phúc , chết đi lại mang mối hận ngàn đời.Và Nói như nhà phê bình Vũ Đức Sao Biển " Cuối cùng, con người thực dụng ấy lại quay về với bản chất làm người tốt đẹp nhất, lại biết quý chút kỷ niệm, chút tình đầu thơ ngây, trong sáng."

Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan.
Trong các pho tiểu thuyết kiếm Hiệp của Kim Dung không ít lần gợi cảnh cũ ngưỡi xưa như một đoạn trong Liên Thành Quyết, Địch Vân củng lần bước về lối cũ, lặng ngắm mọi thứ, bao kỉ niệm giọt ngào lại ùa về nhưng cuối cùng đọng lại vẫn là nổi nhớ nhung dậy sóng, tình cảm vẫn ngọt ngào không phai... Tất cả như gieo vào lòng người một chút gì đó lửng lơ.. Trong cái cuộc sống vội vã này, mọi thứ đi qua rất nhanh, và biến ảo không ngừng, đôi lúc vì thế người ta thờ ơ với quá khứ.. Thật hiếm có khi nào đó để hồn lắng lại, dừng bước, nghỉ một chút về những ngày qua để thấy mình, thấy người, sự được mất trong đời và lắng nghe sự trường tồn của cuộc sống từ sâu trong tâm khảm, để biết trân trọng hơn với giá trị mà quá khứ đã để lại trong mỗi người
Tối nay, rảnh rổi, ngồi viết vài dòng, tại hạ lại càng bất chợt nhớ về bốn câu thơ của Cụ Nguyễn Du cũng về cảnh cũ người xưa. Lòng thật nao nao, chẳng biết ra sao.. Nghĩ cho cùng, người ta sống ở đời này có cái đáng để mà nghĩ, mà nhớ thì thật thi vị
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẻ vách mưa rã rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hao đào năm ngoái còn cười gió đông
Cái "Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử" là thơ của Lý Thượng Ấn đời Đường được Nhạc Linh San viết lên vách, Lệnh Hồ Xung đọc được nên mới ngậm ngùi, chua xót. Bài thơ này nói về một nữ đạo sĩ, nếu nàng luyến ái Hàn công tử mà lấy y làm chồng thì đâu đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn tịch mịch ôm hận suốt đời?
星命追還不自由
雙童捧上綠瓊舟
九枝燈下朝金殿
三素云中侍玉樓
鳳女顛狂成久別
月娥孀獨好同游
當時若愛韓公子
埋骨成灰恨未休

Tinh mệnh truy hoàn bất tự du
Song đồng bổng thượng lục quỳnh chu
Cửu chi đăng hạ triêu kim điện
Tam tố vân trung thị ngọc lâu
Phụng nữ điên cuồng thành cửu biệt
Nguyệt nga sương độc hảo đồng du
Đương thì nhược ái Hàn công tử
Mai cốt thành hôi hận vị hưu

Dịch: Tần Tử Anh
Hồi tưởng ngày xưa dễ được đâu
Thuyền quỳnh, hai trẻ chẳng rời nhau
Đèn soi chín ngọn nơi kim điện
Mây tỏa ba màu chốn ngọc lâu
Phụng Nữ điên cuồng hoài cách biệt
Nguyệt Nga đơn chiếc đẹp ngao du
Nhớ xưa luyến ái Hàn Công Tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan
 
Kim Dung bản mới vs bản cũ. Bản nào tạo cảm xúc cho người đọc hơn ?
Xem cái này sẽ rõ hơn về Nhất Dương Chỉ của Vương Trùng Dương, không phải là Nhất Dương Chỉ dởm của họ Đoàn từ thời Thiên Long Bát Bộ, Lục Mạch Thần Kiếm . . .
Sở dĩ có nhiều tranh cãi bởi Kim Dung già rồi lẩm cẩm chỉnh sửa các tác phẩm lung tung làm nhiều người ngộ nhận hiểu lẩm bởi cái sau đá cái trước.

Nói Tây Độc sợ Nhất Dương Chỉ của Vương Trùng Dương còn có lý chớ Tây Độc đếch sợ Nhất Dương Chỉ của Đoàn Nam Đế bởi nếu Nam Đế giỏi nghề Nhất Dương Chỉ thì sao ông ta không thế chế phục được 4 ông còn lại như VTD đã làm. Bất quá Nam Đế (bản cũ Tiên Thiên Công) cũng chỉ ngang tay với Tây Độc, Đông Tà, Bắc Cái mà thôi.

Chỉnh sửa tác phẩm mới thành ra nhiều chỗ thấy không còn tạo cảm xúc dữ dội nữa









Tiếu Ngạo Giang Hồ bản mới Kim Dung cũng bỏ bớt nhiều tình tiết rất hay. Điển hình là bài thơ tuyệt bút của Nhạc Linh San cũng biệt tăm luôn làm cho nhiều độc giả mới không biết đến tình tiết này:

Ở đây chủ yếu đọc bản lần 2. Tranh luận do nhiều người bị lẫn mấy nội dung do phim thể hiện với chính truyện như nào chứ ít ai nhầm lẫn cãi nhau giữa bản lần 1 với 2 lắm. Mấy đoạn bác quote cũng toàn đoạn bên lề chứ không phải mấy đoạn võ công mọi người hay tranh cãi.
 
Biết biết 2 mà không biết 1. Nói thế bởi nếu bác biết 1 là bản 1 viết lúc đầu thì không như vậy. Bác biết 2 là bộ truyện được Kim Dung chỉnh sửa tào lao bí đao cho thần hồn nát thần tính hằm bà lằng hết. Kiểu bên Anh Hùng Xạ Điêu cho Đông Tà Hoàng Dược Sư khoái nữ đệ tử Mai Siêu Phong nên ghen với cả nam đệ tử Khúc Linh Phong...làm mất mặt hình tượng Đông Tà hàng chục năm trong lòng độc giả. Cho Viên Thừa Chí yêu A Tử Trường Bình Công Chúa con kẻ thù giết cha trong khi version cũ thì yêu Hạ Thanh Thanh người em kết nghĩa vào sinh ra tử đồng cam cộng khổ với mình... Cho cả Đoàn Dự bổng nhiên háo sắc mê cả con gái Tây Hạ rước về làm phi ruồng bỏ Vương Ngữ Yên...Nói chung là chỉnh sửa tùm lum hết làm thất vọng biết bao người mê truyện của ông hơn 60 năm từ những năm 60.
Có người bức xúc quá phải lên tiếng
"...lần đầu ta coi truyện của Kim Tiên Sinh cách đây gần 20 năm qua bản dịch của Hàn Giang Nhạn tiên sinh đúng là thu hút hồn người , 2 năm trước coi bản chỉnh sửa lần thứ 2 thì hơi thất vọng một chút nhưng so sánh đối chiếu với bản đầu tiên thì chỉ có Bích Huyết Kiếm là bị thay đổi nhiều còn các bản khác thì cơ bản không bị thay đổi mấy .

Bích huyết kiếm bản đầu tiên tuy ngắn chỉ có 24 chương nhưng cô đọng , và đầy chất võ hiệp hơn là bản tu bổ lần thứ 2 , bản lần thứ hai đọc có cảm giác hơi thừa chi tiết , cốt truyện bị loãng , hình tượng Viên Thừa Chí bị hạ xuống quá nhiều so với bản đầu tiên.

Qua những thông tin gần đây nhận được về việc Kim Tiên Sinh chỉnh sửa tác phẩm , ta cảm thấy thất vọng rất nhiều , vì trừ khi tiên sinh viết truyện mới thì độc giả không cảm thấy thất vọng chứ nhân vật trong các tác phẩm của tiên sinh đã định hình trong lòng lòng người đọc mấy mươi năm , quả thật rất mà khó chấp nhận ..."
Mình đã đọc bản cũ lẫn bản mới.
Bạn gõ, copy dài dòng thế cũng không chối bỏ được việc Dự dẩm không hề có tiến triển về võ công. Tốn công chi vậy?
Hai nhân vật này đến cuối thì 90%-95% mạnh hơn Tiêu Phong rồi.
Bác nào bảo Hư Trúc hút nội công cũng sai. Hư Trúc có biết hút đâu.
Bạn quote ngay đúng đoạn đó nhưng đọc không hiểu chăng?
Chính tác giả đã viết Trúc có tiến triển, còn Dự chỉ có môn khinh công.
Chả hiểu hai bạn tại sao lại bỏ qua câu văn của tác giả trong truyện, thay vào đó lại đi giả thuyết này nọ vô văn cứ.
 
1,2,3,4 thì mọi người đang tranh luận nên ko ý kiến
5 với 6 sai bét ra.
Thứ nhất, mai lan cúc trúc là 4 con cóc nhái. nếu nói Dư bà bà thì có thể xem xét.
thứ 2, Bao Bất Đồng và Phong Ba Ác đánh ngang tay với trưởng lão cái bang. đã solo. 2 thằng Đặng Bách Xuyên và Công Dã Càn thì trên cơ hẳn Bao Bất Đồng và Phong Ba Ác nên không thể xếp chung được.
Thứ 3, Đám Thiên Long tự ngang tay Bảo Định Đế, hoàn toàn đứng ngang hàng với sư chữ Huyền Thiếu Lâm, Khang Quảng Lăng đại đệ tử Tô Tinh Hà cũng ngang tay nhóm này.

Lấy đâu ra mà đòi ngang cơ với chữ huyền thiếu lâm, mấy ông ở thiên long tự có Bảo định, huyền mi, khô vinh trình cao, mà 6 ông ở thiên long (có khô vinh) lập trận bị Cưu ma trí củ hành lên bờ xuống ruộng, phải đốt chân kinh, ko biết lấy đâu ra mà đòi ngang cơ huyền khổ huyền nạn huyền từ huyền bi các các thứ.
 
Lấy đâu ra mà đòi ngang cơ với chữ huyền thiếu lâm, mấy ông ở thiên long tự có Bảo định, huyền mi, khô vinh trình cao, mà 6 ông ở thiên long (có khô vinh) lập trận bị Cưu ma trí củ hành lên bờ xuống ruộng, phải đốt chân kinh, ko biết lấy đâu ra mà đòi ngang cơ huyền khổ huyền nạn huyền từ huyền bi các các thứ.
Mấy ông Thiên Long chỉ có ngang hoặc hơn Khánh què thôi thím, mấy ông chữ Huyền trừ Huyền Từ ra còn lại chắc cũng tầm Khánh què thôi.
 
Mấy ông Thiên Long chỉ có ngang hoặc hơn Khánh què thôi thím, mấy ông chữ Huyền trừ Huyền Từ ra còn lại chắc cũng tầm Khánh què thôi.

Lấy đâu ra mà ngang hoặc hơn Khánh què, khánh què trong truyện là hàng top tier rồi.
Hoàng Mi đoạn ở nhà Chung Vạn Thù chả bị khánh què củ hành.
Nói chung là Thiên Long tự làm gì có tuổi với Khánh, càng ko có cửa với Thiếu Lâm.
 
Kim Dung bản mới vs bản cũ. Bản nào tạo cảm xúc cho người đọc hơn ?
Xem cái này sẽ rõ hơn về Nhất Dương Chỉ của Vương Trùng Dương, không phải là Nhất Dương Chỉ dởm của họ Đoàn từ thời Thiên Long Bát Bộ, Lục Mạch Thần Kiếm . . .
Sở dĩ có nhiều tranh cãi bởi Kim Dung già rồi lẩm cẩm chỉnh sửa các tác phẩm lung tung làm nhiều người ngộ nhận hiểu lẩm bởi cái sau đá cái trước.

Nói Tây Độc sợ Nhất Dương Chỉ của Vương Trùng Dương còn có lý chớ Tây Độc đếch sợ Nhất Dương Chỉ của Đoàn Nam Đế bởi nếu Nam Đế giỏi nghề Nhất Dương Chỉ thì sao ông ta không thế chế phục được 4 ông còn lại như VTD đã làm. Bất quá Nam Đế (bản cũ Tiên Thiên Công) cũng chỉ ngang tay với Tây Độc, Đông Tà, Bắc Cái mà thôi.

Chỉnh sửa tác phẩm mới thành ra nhiều chỗ thấy không còn tạo cảm xúc dữ dội nữa

Vương trùng dương lúc đấy đánh bất ngờ thôi... Chứ team đông tây nam bắc tiệm cận nhau hết rồi, chênh lệnh không nhiều đâu :D:D
 
Lấy đâu ra mà ngang hoặc hơn Khánh què, khánh què trong truyện là hàng top tier rồi.
Huyền Mi đoạn ở nhà Chung Vạn Thù chả bị khánh què củ hành.
Nói chung là Thiên Long tự làm gì có tuổi với Khánh, càng ko có cửa với Thiếu Lâm.
Hoàng Mi ko phải người ở Thiên Long tự, Khánh què về võ công thì hơn Bảo Định Đế 1 chút, vì lão truyền chỉ lực vào cây gậy nên tầm sử dụng xa hơn bình thường, nhưng nếu đánh nhau thì Bảo Định Đế thắng vì Khánh cụt chân, cái này chính Khánh què thừa nhận. Mà Bảo Định Đế so với mấy ông sư Thiên Long thì chỉ vào hàng con cháu.
 
Hoàng Mi ko phải người ở Thiên Long tự, Khánh què về võ công thì hơn Bảo Định Đế 1 chút, vì lão truyền chỉ lực vào cây gậy nên tầm sử dụng xa hơn bình thường, nhưng nếu đánh nhau thì Bảo Định Đế thắng vì Khánh cụt chân, cái này chính Khánh què thừa nhận. Mà Bảo Định Đế so với mấy ông sư Thiên Long thì chỉ vào hàng con cháu.

Hoàng Mi cũng là hạng đồng lạng với đám bảo định.

Đám ở Thiên Long tự cũng chỉ có Khô Vinh là mạnh, lập trận 6 ông bị Ma Trí củ hành.
Làm sao mà đám Thiên Long ngang cơ với đám thiếu lâm đc.
Khánh cũng tầm tier 1 ở đại lý, xếp ra cũng ngang với đám thiếu lâm. Tính ra đám thiên long dưới 1 bậc.
 
Mình đã đọc bản cũ lẫn bản mới.
Bạn gõ, copy dài dòng thế cũng không chối bỏ được việc Dự dẩm không hề có tiến triển về võ công. Tốn công chi vậy?

Bạn quote ngay đúng đoạn đó nhưng đọc không hiểu chăng?
Chính tác giả đã viết Trúc có tiến triển, còn Dự chỉ có môn khinh công.
Chả hiểu hai bạn tại sao lại bỏ qua câu văn của tác giả trong truyện, thay vào đó lại đi giả thuyết này nọ vô văn cứ.

Đoạn đó là Đoàn Dự chỉ chạy bộ vào bắt vua Liêu, không cần động tay chân vì Lăng Ba Vi Bộ quá bá đạo. Còn Hư Trúc có dùng võ nữa vì không luồn lách được như Dự. Kiểu một thằng thì lừa bóng đi qua (soccer), còn một thằng đẩy bay hết (football Mỹ).
Ý bạn là Đoàn Dự chạy bộ nhưng Kim Dung phải khen Lục Mạch Thần Kiếm, Bắc Minh Thần Công?
 
Hai nhân vật này đến cuối thì 90%-95% mạnh hơn Tiêu Phong rồi.
Bác nào bảo Hư Trúc hút nội công cũng sai. Hư Trúc có biết hút đâu.

Công lực là nội lực, còn công phu là chiêu thức võ công đã trải qua tập luyện gian khổ nha thím. Nói công lực Dự mạnh nghĩa là nội lực Dự mạnh nhưng đánh nhau ko ăn ai đâu, trừ khi nó cứu cha ghẻ hay con đĩ Ngữ Yên thì Lục mạch mới bắn ra được.

Hư Trúc đã được Ðồng Mỗ dạy cho những chiêu thức hoá giải và có thể ở trong bóng tối, tiếng gió để phân biệt phương hướng mà tuỳ cơ ứng biến. Y vừa thấy Lý Thu Thủy giơ tay lên toan chụp xuống vai mình, liền hạ thấp vai tránh xéo đi rồi xoay tay lại bắt cổ tay đối phương.

Lý Thu Thủy vội rụt tay về cất tiếng khen:

- Giỏi lắm! Chiêu Dương ca thiền điêu này nội công đã thâm hậu mà xuất thủ lại thuần thục. Có phải Vô Nhai Tử sư huynh đã đem hết tuyệt nghệ truyền cho ngươi rồi không?

Hư Trúc ngập ngừng đáp:

- Quả Vô Nhai Tử... tiền bối đã... đem hết công phu truyền lại cho tại hạ.
(Hư Trúc ko biết gì về võ công nên trả lời là công phu)

Nguyên Vô Nhai Tử đem hết công lực của lão truyền cho Hư Trúc chứ không phải công phu. Công lực với công phu chỉ khác nhau một chữ mà nghĩa lại xa nhau rất nhiều. Nhưng Lý Thu Thủy đang lúc tâm tính xúc động nên chẳng nghĩ gì đến chỗ sai biệt đó.
(Lý Thu Thủy đang xúc động nên ko để ý Hư Trúc nói sai. Công lực Hư Trúc cực cao nhưng công phu bằng 0 vì có luyện tập gì méo đâu nên Vô Nhai Tử có bảo nó đi tìm người trong bức họa mới tiêu diệt được Đinh Xuân Thu)

Trước đó Đồng Mỗ cũng nói
Thiên Sơn Ðồng Mỗ nói:

- Võ công ngươi tuy thấp kém, nhưng được Vô Nhai Tử đem toàn thể công lực trút sang cho ngươi. Công lực đó thật là hy hữu trên đời. Chỉ cần ngươi biết phép phát huy ra mà vận dụng thì có thể đối phó được với kẻ cừu địch của ta.
(Có công lực nhưng ko có công phu)

Lúc con đĩ Ngữ Yên nhìn thấy Đoàn Diên Khánh bị rơi vào ma đạo lúc đánh cờ, Kim Dung cũng rạch ròi công lực với công phu

Vương Ngọc Yến tuy biết nhiều những môn võ công các phái, song công lực lại bình thường. Ðối với những công phu bàng môn tả đạo nàng chỉ hiểu đôi chút. Tuy trông thấy hoàn cảnh xày ra trước mắt, mà lại không hiểu tại sao có hoàn cảnh đó.
(Ý là con đĩ này chỉ biết võ công các phái chứ nó ko biết võ công, nội lực nó lại càng bình thường)

Cho nên đoạn này chỉ tả nội lực, chứ nó có tập tành (công phu) gì đâu mà đánh ai?

Còn Đoàn Dự từ sau khi hút hết nội lực của Cưu Ma Trí, công lực chàng đã mạnh đến mức từ cổ chí kim không ai bằng được, lại còn có phép Lăng Ba Vi Bộ cực kỳ xảo diệu.
 
Công lực là nội lực, còn công phu là chiêu thức võ công đã trải qua tập luyện gian khổ nha thím. Nói công lực Dự mạnh nghĩa là nội lực Dự mạnh nhưng đánh nhau ko ăn ai đâu, trừ khi nó cứu cha ghẻ hay con đĩ Ngữ Yên thì Lục mạch mới bắn ra được.


(Hư Trúc ko biết gì về võ công nên trả lời là công phu)


(Lý Thu Thủy đang xúc động nên ko để ý Hư Trúc nói sai. Công lực Hư Trúc cực cao nhưng công phu bằng 0 vì có luyện tập gì méo đâu nên Vô Nhai Tử có bảo nó đi tìm người trong bức họa mới tiêu diệt được Đinh Xuân Thu)

Trước đó Đồng Mỗ cũng nói

(Có công lực nhưng ko có công phu)

Lúc con đĩ Ngữ Yên nhìn thấy Đoàn Diên Khánh bị rơi vào ma đạo lúc đánh cờ, Kim Dung cũng rạch ròi công lực với công phu


(Ý là con đĩ này chỉ biết võ công các phái chứ nó ko biết võ công, nội lực nó lại càng bình thường)

Cho nên đoạn này chỉ tả nội lực, chứ nó có tập tành (công phu) gì đâu mà đánh ai?

Ý là công lực / nội công Đoàn Dự lúc đó đã vượt Tiêu Phong rồi, thậm chí cả Hư Trúc. Hư Trúc đoạn hút nội lực của hai bà già thì lúc đó hai bà đó cũng đánh nhau một hồi rồi, với lại đoạn đó không chắc là hấp thụ được ngon như Vô Nhai Tử chủ động truyền cho.
Còn võ công thì khó nói vì chả thấy mô tả võ công Đoàn Dự mấy. Nhưng Đoàn Dự mà thành thục Lục Mạch Thần Kiếm nữa thì với nội công hút được của rất nhiều người + Lăng Ba Vi Bộ + Lục Mạch Thần Kiếm thì chắc Tiêu Phong không chọi được.
 
Đoạn đó là Đoàn Dự chỉ chạy bộ vào bắt vua Liêu, không cần động tay chân vì Lăng Ba Vi Bộ quá bá đạo. Còn Hư Trúc có dùng võ nữa vì không luồn lách được như Dự. Kiểu một thằng thì lừa bóng đi qua (soccer), còn một thằng đẩy bay hết (football Mỹ).
Ý bạn là Đoàn Dự chạy bộ nhưng Kim Dung phải khen Lục Mạch Thần Kiếm, Bắc Minh Thần Công?
Tiêu đề của thread là bàn theo truyện.
Trong truyện hoàn toàn không nói đến Dự có tiến triển võ công gì cả. Toàn bộ là do mấy bạn giả thuyết này nọ vô căn cứ. Mấy bạn thích thế thì có thể tạo thread khác lấy tiêu đề là bàn về các giả thuyết về Dự thì hay hơn.
Chính tác giả đã miêu tả con người Dự không bao giờ có chí luyện võ công đến mức độ như Trúc và Phong, cuối truyện cũng viết rõ như thế, bây giờ tin tác giả hay tin giả thuyết của mấy bạn?
 
Dự Nhi mà xếp sau Tiểu Phóng là thấy sai sai rồi :amazed:
Hấp hết tinh lực bao nhiêu cao thủ mà vẫn xếp sau 1 thằng không có gì :oh:
 
Tiêu đề của thread là bàn theo truyện.
Trong truyện hoàn toàn không nói đến Dự có tiến triển võ công gì cả. Toàn bộ là do mấy bạn giả thuyết này nọ vô căn cứ. Mấy bạn thích thế thì có thể tạo thread khác lấy tiêu đề là bàn về các giả thuyết về Dự thì hay hơn.
Chính tác giả đã miêu tả con người Dự không bao giờ có chí luyện võ công đến mức độ như Trúc và Phong, cuối truyện cũng viết rõ như thế, bây giờ tin tác giả hay tin giả thuyết của mấy bạn?

Như vậy là không có kết luận gì về võ công của Dự, tăng giảm thế nào không ai biết, chỉ là nội công ít ra phải gấp đôi so với lúc Tiêu Phong nhìn Dự đánh Mộ Dung Phục. Dự cũng đã có kinh nghiệm lúc đuổi đánh Mộ Dung Phục sau khi từ hang chui lên rồi. Nên nếu Dự tập trung đánh một đường LMTK như Phong chỉ bảo, thì chính Phong cũng bảo Phong không có cửa còn gì. Vậy cứ coi như LMTK của Dự không tiến triển (mà đấy là do bạn tự đoán mò) thì với thêm công lực gấp đôi Phong càng không có cửa.
 
Last edited:
Như vậy là không có kết luận gì về võ công của Dự, tăng giảm thế nào không ai biết, chỉ là nội công ít ra phải gấp đôi so với lúc Tiêu Phong nhìn Dự đánh Mộ Dung Phục. Dự cũng đã có kinh nghiệm lúc đuổi đánh Mộ Dung Phục sau khi từ hang chui lên rồi. Nên nếu Dự tập trung đánh một đường LMTK như Phong chỉ bảo, thì chính Phong cũng bảo Phong không có cửa còn gì.
Vậy kết luận của bạn là lúc cuối Tiêu Phong mạnh hơn Đoàn Dự cũng đâu có cơ sở?
Mình comment trong thread này đều có cơ sở, dựa theo truyện. Có bịa phét chỗ nào đâu?
Mà sao bạn lại nhét chữ vào mồm mình như thế? :misdoubt:
 
Hoàng Mi cũng là hạng đồng lạng với đám bảo định.

Đám ở Thiên Long tự cũng chỉ có Khô Vinh là mạnh, lập trận 6 ông bị Ma Trí củ hành.
Làm sao mà đám Thiên Long ngang cơ với đám thiếu lâm đc.
Khánh cũng tầm tier 1 ở đại lý, xếp ra cũng ngang với đám thiếu lâm. Tính ra đám thiên long dưới 1 bậc.
Khánh què cũng họ Đoàn nên Bảo Định mới phải đi nhờ Hoàng Mi chứ ko dám nhờ Thiên Long, Hoàng Mi trước khi đi là cũng xác định ko ăn đc Khánh rồi.
Mấy ông Thiên Long chỉ xài LMTK mới luyện đc vài giờ thì chả thua, Bảo Định còn bị Trí túm bất ngờ đếch ngọ nguậy đc thì cỡ Khánh què cũng chả khá hơn đc.
Mà Khô Vinh ko ăn đc Trí nhưng cũng ko thua Trí, hiệp 1 thì lão làm Trí bị thương, hiệp 2 Trí có thể đẩy đc 2 kiếm của lão nhưng hỏa diệm đao của Trí đánh tới cũng ko đụng đc vào người lão.
 
Last edited:
Mình comment trong thread này đều có cơ sở, dựa theo truyện. Có bịa phét chỗ nào đâu?
Mà sao bạn lại nhét chữ vào mồm mình như thế? :misdoubt:

Sorry vậy chắc mình nhầm, mình đọc bài người khác quote lại bạn thôi. Tưởng bạn đang nói Phong hơn Dự.
Có cái câu này bạn nói, trong truyện không khẳng định. Bạn tự khẳng định thì là bịa phét còn gì?
Dự dẩm không hề có tiến triển về võ công.

Giống kiểu tác giả khen Dự học Lý giỏi, bạn tự kết luận Dự học Toán không có tiến bộ gì.

Mà thôi cái này do quan điểm từng người thôi, có nói nữa cũng không thay đổi gì. Cũng thích gặp mấy bạn đọc truyện hơn mấy ông toàn lấy phim vào tranh luận. :beat_brick:
 
Back
Top