[Báo dịch] Bệnh nhân Covid ở Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng nợ y tế khi các công ty bảo hiểm từ chối thanh toán

(QWER)

Senior Member
https://www.ft.com/content/c049eb2d-4455-4ed3-b775-2c6818ec5737

Link phụ không yêu cầu trả tiền để đọc báo:
https://tittlepress.com/covid19/2225129/

Việc thu hẹp định nghĩa về các trường hợp nhiễm covid khiến những bệnh nhân yêu cầu bồi thường gặp khó khăn, sau khi các chính sách do nhà nước (TQ) đặt ra bỏ dịch vụ chăm sóc miễn phí

https%3A%2F%2Fd1e00ek4ebabms.cloudfront.net%2Fproduction%2Fa3795554-20a2-4ce4-a1fb-fa904ead3dad.jpg

Một bệnh nhân Covid-19 tại khu cấp cứu ở tỉnh An Huy, tuần trước bắt đầu bắt người dân thanh toán 30% hóa đơn chăm sóc sức khỏe liên quan đến Covid © Chinatopix /AP
NGÀY 10 THÁNG 1 NĂM 2023
Các bệnh nhân Trung Quốc mắc Covid-19 đang phải vật lộn với các hóa đơn y tế ngày càng tăng sau khi các chương trình bảo hiểm y tế do nhà nước hậu thuẫn đã giảm hoặc cắt giảm phạm vi bảo hiểm để đối phó với làn sóng lây nhiễm chưa từng có đang càn quét khắp đất nước (TQ).

Ít nhất 14 thành phố và tỉnh của Trung Quốc đã ngừng cung cấp dịch vụ điều trị miễn phí cho người nhiễm virus corona sau khi Bắc Kinh đột ngột rút lại chiến lược zero Covid vào tháng trước, theo thông báo của chính quyền địa phương. Các bệnh nhân ở Trung Quốc đã được trợ cấp chăm sóc vì virus trong ba năm qua.

Thay vào đó, các bệnh viện ở Thượng Hải và Quảng Châu đang tính phí cho bệnh nhân Covid với các trường hợp nghiêm trọng lên tới 20.000 Rmb (3.000 USD) - khoảng 5 tháng thu nhập của một cư dân thành thị trung bình - mỗi ngày để được chăm sóc đặc biệt, làm tăng thêm lo ngại về khoản nợ y tế nặng nề đối với nguy cơ lây nhiễm virus. Các công ty bảo hiểm đã không sẵn lòng chấp thuận các yêu cầu bồi thường liên quan đến Covid sau khi trước đó đã bán hàng chục triệu gói chi phí thấp, do ngành này muốn tìm cách trốn tránh trách nhiệm pháp lý đối với các khoản thanh toán khổng lồ trong "làn sóng mở cửa (exit wave)''* với các ca nhiễm tăng cao.
* Exit wave là thuật ngữ chỉ làn sóng nhiễm covid 1 nước phải đối mặt khi nới lỏng cách biện pháp cách ly và mở cửa lại nền kinh tế... . Tạm dịch là làn sóng mở cửa.
Nguồn tham khảo: https://www.marketwatch.com/story/h...-carries-huge-risks-for-countries-11626188212
https://www.standard.co.uk/news/uk/covid-exit-wave-lockdown-ends-chris-whitty-b945392.html

Chính sách y tế của Trung Quốc cũng gây khó khăn cho những người đòi bồi thường trong việc thiết lập bằng chứng về sự nhiễm bệnh. Các quan chức y tế đã thu hẹp định nghĩa về các trường hợp tử vong và các trường hợp mắc bệnh Covid, dẫn đến cáo buộc từ Tổ chức Y tế Thế giới vào tuần trước về việc đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát.

Một nhân viên của công ty bảo hiểm Taikang ở Bắc Kinh, người đã nhận được hàng chục khiếu nại sau khi từ chối bảo hiểm, cho biết công ty của ông ta "rất nghiêm ngặt" trong việc phê duyệt yêu cầu bồi thường. “Bạn cần [phải] lấy được bằng chứng về căn bệnh từ các bệnh viện mà hiếm khi cấp giấy tờ,” nhân viên này nói.

Theo các nhà phân tích, điều này đã gây căng thẳng đáng kể cho những bệnh nhân có thu nhập thấp và bộc lộ sự bất bình đẳng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu vốn của Trung Quốc, khi các bệnh viện và phòng khám sốt (fever clinic) tràn ngập bệnh nhân cao tuổi.

Yanzhong Huang, một thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết: “Trung Quốc chưa bao giờ làm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận với mọi người''. “Sự bùng phát Covid mới nhất đang làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.”

Bắc Kinh đã tuyên truyền điều trị Covid miễn phí như một biểu tượng cho sự thành công của họ trong việc chống lại đại dịch trước khi nó nhanh chóng đảo ngược xu hướng vào tháng trước .

An Huy, một tỉnh phía đông với 64 triệu dân, bắt đầu yêu cầu cư dân vào tuần trước phải trả 30% hóa đơn cho các lần đến phòng khám liên quan đến đại dịch. Tam Hà, một thành phố gần Bắc Kinh, còn đi xa hơn khi thông báo vào tháng trước rằng bệnh nhân Covid sẽ phải trả tới một nửa chi phí nhập viện.

Điều này đã tạo ra gánh nặng tài chính đáng kể cho nhiều bệnh nhân. Gao Shengli, một nông dân 53 tuổi ở miền trung tỉnh Hà Nam, bị đột quỵ vào tuần trước sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19. Hai ngày sau khi được đưa vào bệnh viện địa phương, anh nhận được hóa đơn trị giá 150.000 Rmb, hơn gấp đôi thu nhập hộ gia đình hàng năm của anh.

Các hóa đơn bổ sung từ 5.000 Rmb đến 10.000 Rmb tiếp tục đến hàng ngày, khiến gia đình anh rơi vào tuyệt vọng.

“Cha tôi không có bảo hiểm y tế,” con trai của Gao, người từ chối tiết lộ danh tính, cho biết. “Bệnh viện đang đòi chúng tôi thanh toán mỗi ngày và chúng tôi không đủ khả năng chi trả.”

Tầng lớp trung lưu thành thị của Trung Quốc cũng không khá hơn là bao khi các bệnh nhân chật vật nộp đơn yêu cầu bảo hiểm Covid. Nhiều bệnh viện đã từ chối cấp bằng chứng nhiễm bệnh cho những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, trừ phi những bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm nhiễm trùng phổi và được cơ quan y tế địa phương xem xét.

Một bác sĩ tại Bệnh viện số 10 Thượng Hải cho biết các nhân viên đã được ủy ban y tế thành phố hướng dẫn hạn chế chẩn đoán Covid. Bác sĩ cho biết: “Chúng tôi được khuyên nên xếp hầu hết các trường hợp là nhiễm trùng đường hô hấp.''

Một cố vấn của Ủy ban Y tế Quốc gia tại Bắc Kinh cho biết: “Sự bùng phát diễn ra quá nhanh khiến các nhà chức trách không có thời gian để vạch ra một kế hoạch hành động. “Điều chắc chắn là chính phủ không thể đối xử miễn phí với tất cả mọi người.”

.....
 
VN 1:0 Chink
Ngoài đợt covid hồi đầu ở TP.HCM thì đến giờ hệ thống y tế VN vẫn làm việc quá tốt. Tiếc là ...
Covid vắt kiệt hết tiềm lực của ngành y tế rồi, tiềm lực đó chính là cái tâm, cái sức và lòng yêu nghề của các y bác sĩ và cán bộ y tế, những người vốn xưa nay nhận thu nhập quá rẻ mạt so với công sức lao động bỏ ra. Y tế VN vỗ ngực tự hào rẻ cũng xây dựng rất nhiều trên cơ sở đồng lương rẻ rúng này, đi kèm với việc chất lượng kém cỏi ở tuyến địa phương.

Vừa là nỗi buồn, nhưng cũng là lúc để thay đổi toàn diện.
 
Quỳ. Mấy bài rác rưởi này cũn tha về voz. Hệ thống ý tế công của tàu nó vượt vn chắc 100 năm. Chỉ 1 phòng y tế của trường trung học thôi ko thua bất cứ trường công nào ở houston. Độ trơ trên của 1 thành phần vozer vượt mọi cấp độ rồi
 
Covid vắt kiệt hết tiềm lực của ngành y tế rồi, tiềm lực đó chính là cái tâm, cái sức và lòng yêu nghề của các y bác sĩ và cán bộ y tế, những người vốn xưa nay nhận thu nhập quá rẻ mạt so với công sức lao động bỏ ra. Y tế VN vỗ ngực tự hào rẻ cũng xây dựng rất nhiều trên cơ sở đồng lương rẻ rúng này, đi kèm với việc chất lượng kém cỏi ở tuyến địa phương.
Vừa là nỗi buồn, nhưng cũng là lúc để thay đổi toàn diện.
 
Hồi trước mấy cty bảo hiểm ĐL cũng định bán bảo hiểm covid xong bị bắt dừng thì phải
May mà dừng không thì vỡ nợ
eIg4PoK.png
 
Back
Top