kiến thức [Bảo dưỡng 101] Chỉnh côn đúng cách

Với chạy đường SG kẹt xe nhiều nên côn kiểu gì vậy thím, em toàn nhích côn tí lại phải phanh, lết vậy hết đường Trường Chinh lúc tan tầm luôn.
 
Em hỏi lúc đang chạy, mà thím nói luôn lúc đứng im đi :love:
lúc đứng im thì bóp sâu hơn tí, khoảng 1/2 hành trình từ lúc buông hết tới sát tay nắm (mình bóp bằng hai ngón trỏ + giữa nên hai ngón kia cũng cản lại ở tầm giữa luôn rồi) - chủ yếu là cắt côn hết hoặc gần hết để vào số mà đi thôi chứ không có gì đặc biệt...

khi kẹt xe cần nhích nhích thì mình cũng bóp cả bốn ngón để đảm bảo cắt hoàn toàn và rà côn nhích nhích xe cho đỡ mỏi tay...

còn khi chạy mà cần sang số (lên hoặc xuống) thì mình vẫn dùng 2 ngón, nhưng bóp côn chút thôi, chắc 1/3 hành trình côn từ buông hết cho tới sát bao tay, mục đích chính là để giảm tải cho hộp số tại thời điểm sang số... đại khái là không cắt côn hoàn toàn...

rõ không nhỉ??? mình đọc cũng thấy hơi rối hahaha...
Với chạy đường SG kẹt xe nhiều nên côn kiểu gì vậy thím, em toàn nhích côn tí lại phải phanh, lết vậy hết đường Trường Chinh lúc tan tầm luôn.
rà côn vừa đủ cho xe tiến lên rồi trôi tới đúng chỗ cần dừng là hết đà thì đỡ phải thắng... nhưng tất nhiên vẫn phải thường xuyên dùng tới thắng rồi, đi xe này nó vậy phải chịu thôi...
 
Sang số làm sao để để bánh răng nó khớp vào nhau nhẹ nhàng nhất có thể (êm) đỡ mẻ thôi :canny:.
Cách nào cũng đc. Cắt côn là dễ nhất. Quan trọng nhất là đồng tốc.

Côn phải có độ rơ để lá bố ép 100%, còn côn ướt mà hơi rà tí ở tua máy thấp (2.5k đổ lại) thì ko sao. Miễn sao tua cao đừng có rà là đc.
 
rõ không nhỉ??? mình đọc cũng thấy hơi rối hahaha...
Thank thím, em vừa thử, bóp côn bằng ngón trỏ và giữa, giữ chặt 2 ngón còn lại.
Cơ mà em không phân biệt được 1/2 với 1/3, cứ côn chạm 2 ngón tay là đá số.
Thấy cũng êm không khác gì bóp hết côn, lý thuyết thì em chưa hiểu, để bữa nào em mày mò thêm. Em thực hành cho quen cách thím nói đã.

À, vậy em hạn chế tối đa kẹt xe vậy, kẹt xe đi cảm giác máy nóng kinh hoàng. Dừng lại tắt máy rồi mở lại chưa đề mà tiếng mô tơ nó chạy roro rung nhẹ xe, (chắc quạt gió?)
 
ADP sẽ bắt đầu series các việc cần làm để bảo dưỡng chăm sóc xe bằng bài viết hướng dẫn chỉnh côn tiêu chuẩn nha anh em. Bài mới viết chút sao lại dài rồi, anh em đọc tí cho nó tổng quan nhé
😃
😃
😃
.

Chắc mọi người hầu hết đều biết hoạt động của bộ nồi thông qua bài biết cũ của ad #XLR8, mình sẽ để link dưới đây:

https://goo.gl/mWU8D6

Bộ nồi hoạt động dựa vào ma sát giữa các lá bố và lá thép để tải lực máy ra bộ số rồi ra nhông sên dĩa. Khi ta bóp côn, các cơ cấu đòn bẩy sẽ hoạt động để tách lá bố lá thép ra. Vậy tách như nào là đủ? Tách để lúc chống đứng không quay luôn phải không? Hay không cần phải ngưng bánh?

Hmmm, ADP nói sơ về độ nhớt của nhớt cái đã!

✅
Nhớt w30 với nhớt w40 thì độ nhớt ở nhiệt độ hoạt động của máy (lúc máy nóng, tầm 90 độ) chỉ bằng 1/5-1/6 lúc máy nguội (10-14cSt lúc 100 độ và 60-90cSt lúc 40 độ), tức là loãng hơn gấp 5-6 lần (yên tâm, sản xuất để loãng vậy đó, xe hoạt động bình thường, cái này sẽ nói trong bài “Nhớt – Oil bearings”).

Giữa các lá bố và lá thép luôn tồn tại một lớp nhớt, và lớp nhớt này cũng là thành phần truyền động giữa lá bố và lá thép. Khi máy nguội thì lớp nhớt này (bám trên mặt lá bố) dày hơn so với lúc máy nóng. Tức là với cùng một mức chỉnh thì khi máy nóng nồi nó ít “dính” hơn lúc máy nguội.

Vậy đó, chỉnh côn đúng là phải chỉnh sao cho khi chống đứng, bóp giữ côn, vào số 1 thì bánh không quay hoặc quay nhẹ (vì truyền động qua lớp nhớt mỏng), nhưng phải là lúc máy nóng. Máy nóng là thế nào? Là sờ vào lốc máy (block máy) cảm giác nóng muốn bỏng tay. Với mức chỉnh đó, lúc máy nguội, nhớt chưa giãn thì bóp giữ côn vào số, bánh nó sẽ quay mạnh hơn một chút.

▶
CHỈNH CÔN

1⃣
Chạy xe đi làm về, máy thật nóng, chống đứng để chỉnh liền; hoặc xách xe chạy vài km mua bịch bánh cho mấy đứa em; hoặc nổ máy đợi 5ph, sau đó nẹt nhẹ đều trong 5-10 phút (yên tâm không sao).

2⃣
Chống đứng trên mặt phẳng bằng phẳng không dốc, lấy 2 cái chìa khóa (cờ lê trong tiếng Nam) xả lóc kê 2 con ốc chỉnh côn.

3⃣
Chống đứng, bóp giữ côn, vào số 1 để kiểm tra.

- Nếu bánh nó quay đều, thì tăng côn căng lên một chút, từng li từng tí thôi nhé (1/2 – ¼ vòng ren), mỗi lần tăng ốc là mỗi lần bóp côn chặn bánh thả ra để kiểm tra. Tăng vừa đến lúc bóp côn chặn bánh lại, thả ra mà bánh không quay nữa thì được. Ok rồi, đừng tăng thêm nữa nhé!

-Nếu bánh nó không quay, thì xả ra đến khi nào nó quay, rồi cũng vừa tăng vừa kiểm tra từng chút một cho đến khi nó vừa không quay như trên.

4⃣
Về N, siết lóc kê 2 con ốc côn lại.

5⃣
Chạy và kiểm nghiệm.

Tại sao chỉ chỉnh vừa tới? Côn nhiệm vụ là giảm áp lực lên bộ số khi sang số thôi, chứ không phải chỉnh côn để sang số mượt. Chỉnh vừa đủ cắt, thả ra thì nồi mau bắt lại. Chỉnh quá chùng thì bị rà côn mặc dù đã bóp sát, chỉnh quá căng thì khoảng thời gian rà côn (lá bố lá thép chà nhau) sẽ lâu, gây mau hao mòn hơn.

▶
LƯU Ý

✅
Chỉnh bánh nó còn quay cũng được, nhưng quay nhẹ nhẹ thôi. Nhẹ ở đây là lấy tay chạm vô bánh nó ngưng liền (thả ra tiếp tục quay nhẹ), vì dẫu sao cũng có lớp nhớt mỏng mà.

✅
Chỉnh ở ốc dây côn phía tay côn cũng được, chỉnh ở thân máy cũng được, tiện chỗ nào chỉnh chỗ đó (thường là ở thân máy). Hoặc nếu có tay côn có nấc tăng chỉnh trên đó cũng chỉnh được (nhưng ưu tiên chỉnh dây trước nhé).
✅
Phải còn độ rơ tay côn, nhiều anh em chỉnh căng quá dẫn đến thả hết tay côn ra nồi vẫn không bám hoàn toàn, điều nay gây hại cực kì.

Lúc máy nguội hoặc nếu chỉnh nồi không đủ cắt côn, khi xe đứng bánh chuyển số sẽ nặng chân, N đạp 1 hoặc móc 2 lúc nào cũng làm cái “bốp” rõ to, lúc này bạn cần chỉnh côn lại.

Nếu tăng sấp mặt mà bánh nó vẫn quay đều quay đều, thì tốt nhất ra tiệm mua dây côn mới để thay nhé, giãn quá rồi đó
😄
😄
😄
.

Nếu là pro thì có khi không cần đọc cái này, cứ tăng chỉnh sao cho ngồi lên xe bóp côn đạp 1 xe không trườn lên, máy không lịm đi là ok rồi, vẫn không sai. Vì pro ít khi âm côn lâu hoặc rà côn lắm, toàn điều xe bằng tay ga và phanh thôi.
Của bền do người, ngoài tăng chỉnh hợp lí thì sử dụng cũng phải hợp lí nhé ae, tập revmatch đê. Revmatch chuẩn, chỉnh côn chuẩn, bao đi 50k km nồi zin chưa bị gì luôn.

Có bài chỉnh côn mà cũng viết dài vl. Anh em đã nắm hết ý của ADP chưa? Comment, share và tag thằng bạn chưa biết của mình vào nhé!

Video của ad, minh họa cho việc trước và sau khi warmup thì nồi nó bắt như thế nào.

Nguồn: ACCEL Motorsports
Ưng nhất phần nếu là pro. Bác nói rất chuẩn. Kỹ lưỡng.
 
chỉnh côn thì cái ưu tiên hàng đầu phải là khi nhả côn thì phải bắt hoàn toàn, tức là tay côn bao giờ cũng phải có độ rơ...

còn khi bóp hết côn mà côn không cắt hết thì có hại về lý thuyết thôi chứ thực tế chẳng bao giờ cắt côn đủ lâu để nó thành vấn đề nghiêm trọng... thậm chí khi sang số (lên hoặc xuống) khi xe đang chạy chỉ cần cắt 1/2 hay 1/3 côn là đủ rồi...

nếu xe đứng im cần phải cắt côn hoàn toàn thì chỉ trong thời gian ngắn, chừng vài giây, lâu hơn thế thì về mo mà nhả côn ra chứ giữ côn làm gì cho mỏi...
anh nói chuẩn tôi ưng, nhiều người quan trọng hóa việc chỉnh côn sao cho phải cắt hết khi bóp côn, nhưng trong cuộc đời 1 chiếc xe, thời gian bóp côn rất ít mà thời gian nhả côn nhiều

nếu muốn xe bền => chỉnh sao cho nhả hết côn, nồi xe bắt 100%
nếu muốn số nhẹ => chỉnh sao cho bóp hết côn vừa ngắt nồi
nếu muốn cả 2 => chỉnh cả 2
 
Lâu lắm, thường thì 20-30k vệ sinh dây côn rôid canh lại thôi.
Với nồi xe 150 thì nhiều khi nó bóp là đứng à, cái này bt. Côn quan trọng nhất là slack phacó, và ko dính,còn canh sao tùy cachd chạy nữa
ex mua salon ra ko có rơ côn và xích thì có cần xả bớt ko? côn thì chắc xả rồi k biết xích ntn
 
Back
Top