“Bắt bệnh” ngập nước ở các đô thị lớn - Bài 4: Đổ tiền đầu tư như… nước, Hà Nội, TP.HCM vẫn ngập

Không chỉ các đô thị nhỏ, mà ngay cả những đại đô thị, đầu tàu kinh tế như Hà Nội, TP.HCM cũng bị ngập nặng sau mỗi trận mưa. Dù chính quyền các thành phố này đã chi hàng ngàn tỷ đồng ngân sách và kêu gọi xã hội hóa để chống ngập, nhưng hiệu quả chưa như mong đợi.
Hà Nội phố biến thành sông

Thời gian gần đây, sau mỗi trận mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố ở Hà Nội lại chìm trong biển nước. Chỉ tính riêng 3 trận mưa vào cuối tháng 5 và ngày 13/6/2022, Hà Nội xuất hiện đến hơn 100 điểm ngập, khiến giao thông hỗn loạn. Tại khu vực phía Tây như Đại lộ Thăng Long, đường Lê Trọng Tấn, Mỹ Đình, Dương Đình Nghệ... phố biến thành sông, các phương tiện bì bõm trong nước.

Một số khu dân cư nhiều giờ sau mưa vẫn không thoát hết nước. Nhiều nơi nước mưa tràn vào hầm chung cư, làm hỏng ô tô gây thiệt hại lớn, đảo lộn cuộc sống của người dân.

Trong trận ngập hôm 29/5/2022, anh Dương Đình Dinh (quận Thanh Xuân) bất lực nhìn chiếc ô tô của mình nằm chết máy giữa biển nước ngập trên đường Nguyễn Xiển. “Tôi đi vào con đường này khoảng 10 phút thì bị ngập sâu, đành phải ngồi chờ xe cứu hộ đến cẩu ô tô”, anh Dinh thở dài.

Hà Nội xuất hiện hơn 100 điểm ngập sau trận mưa ngày 13/6/2022    Ảnh: t.l
Hà Nội xuất hiện hơn 100 điểm ngập sau trận mưa ngày 13/6/2022. Ảnh: T.L
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, từ năm 2005 đến tháng 6/2022, UBND TP. Hà Nội đã chi hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư các dự án thoát nước. Trong đó có 3 dự án “khủng” đã và đang triển khai với tổng số tiền hơn 19.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Dự án thoát nước Hà Nội có mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, đã hoàn thành vào cuối năm 2016. Nhưng từ khi hoàn thành đến nay, dự án này vẫn chưa phát huy tác dụng như kỳ vọng.

Còn Dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía Tây Hà Nội (khoảng 6.300 ha sản xuất nông nghiệp, dân sinh thuộc các quận/huyện gồm Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoài Đức) triển khai từ năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng và Dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giúp giảm ngập úng cho khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và phụ cận) với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng, vẫn chưa biết ngày về đích.

Trong khi đó, Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm), dù dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2018 - 2020, nhưng đến nay vẫn loay hoay công tác giải phóng mặt bằng. Vị trí dự kiến xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc vẫn là bãi đất trống, cỏ dại mọc um tùm.

Riêng kênh La Khê, thuộc Dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía Tây Hà Nội thì vướng công tác giải phóng mặt bằng do người dân chưa đồng thuận đơn giá bồi thường.

Còn Dự án Trạm bơm Liên Mạc được lập năm 2013 và đầu tư theo hình thức BT, song sau đó hình thức đầu tư BT bị dừng, nên chủ đầu tư và Thành phố đang tìm nguồn vốn thay thế.
TP.HCM vẫn loay hoay xóa ngập

Còn tại TP.HCM, trong giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 5/2022, đã giảm từ 126 tuyến đường thường xuyên ngập nước, còn 19 tuyến đường ngập do mưa, mưa kết hợp triều cường.

Tính đến tháng 6/2022, 15 tuyến đường trên địa bàn Thành phố còn xảy ra ngập do mưa gồm Nguyễn Hữu Cảnh, Bàu Cát, Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối, Đặng Thì Rành, Bạch Đằng (quận Bình Thạnh), Thảo Điền, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, Quốc lộ 1A (TP. Thủ Đức), Phan Anh, Hồ Học Lãm; 4 tuyến đường ngập do mưa kết hợp triều cường gồm Nguyễn Văn Hưởng, Quốc lộ 50, Lê Văn Lương và Trần Xuân Soạn.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM đã triển khai 7 dự án nhằm giải quyết tình hình ngập, cải thiện môi trường gồm: Dự án giải quyết ngập cho triều cường khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn I); Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An quan sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn); Dự án Cải tạo hệ thống thoát nước mưa và nước thải TP.HCM (lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên); Dự án Cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu lưu vực Tây Sài Gòn; Dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng ven rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật, quận Bình Thạnh và Gò Vấp); Dự án Cải tạo kênh Hy Vọng; Dự án Cải tạo các trục tiêu thoát nước chính (cải tạo rạch Văn Thánh, Xóm Củi, Bà Lớn, Thủ Đào, Thầy Tiêu, Ông Bé).

Đối với các dự án giải quyết 15 tuyến đường trục chính bị ngập, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, đã và đang tập trung nguồn lực hoàn thành.

Ngoài ra, TP.HCM cũng triển khai thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và nạo vét kênh rạch giai đoạn 2021 - 2025, với tổng chiều dài hệ thống thoát nước được bổ sung khoảng 96 km và chiều dài kênh rạch được cải tạo khoảng 5 km.

Dù vậy, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TP.HCM) cho biết, từ đầu năm 2022 đến ngày 12/5/2022, tại TP.HCM xuất hiện 36 trận mưa. Trong đó, 2 trận mưa vũ lượng trên 50 mm và 1 trận mưa với vũ lượng trên 100 mm, gây ngập trong mưa, thời gian nước rút khoảng 30 phút.
https://baodautu.vn/bat-benh-ngap-n...u-nhu-nuoc-ha-noi-tphcm-van-ngap-d176086.html
 
HN thì không nói chứ HCM rồi cũng sẽ chìm dưới đại dương thôi :):):). Đợt này triều cường ngập kinh.

Gửi từ Xiaomi 2201117TG bằng vozFApp
 
Dân tỉnh lẻn như mình nhìn xong đúng kiểu: Nghèo mà yên bình. :D
Mưa to thì chùm chăn ngủ chứ chả sợ ngập thế này.
 
Giới thạo tin cho hay, nguyên nhân gây nên hiện tượng ngập diện rộng được xác định là do nước. Cụ thể là nước mưa.
 
Đổ tiền vào chỗ nào ấy chứ. Nhìn xem, có công trình nào đã được hoàn thiện đi vào hoạt động đâu.
 
ao hồ sông ngòi lấp sạch, đất trũng thì phân lô bán nền hết, làm thoát nước thì ống bé tý, chưa kể dân chỉ chăm chăm lấp lỗ thoát nước cho đỡ hôi nhà thì chả ngập....
cái hệ thống thoát nước mỹ xây còn tốt hơn hệ thống do các anh xây
 
ao hồ sông ngòi lấp sạch, đất trũng thì phân lô bán nền hết, làm thoát nước thì ống bé tý, chưa kể dân chỉ chăm chăm lấp lỗ thoát nước cho đỡ hôi nhà thì chả ngập....
cái hệ thống thoát nước mỹ xây còn tốt hơn hệ thống do các anh xây
pháp mới đúng chứ ? :shame:
 
Đổ tiền vào đâu mới là vấn đề, chứ đổ nhiều đổ ít mà đổ đúng chỗ là thấy khác bọt ngay :extreme_sexy_girl:
 
Nhiều thành phố lớn được đầu tư hiện đại bất ngờ bị ngập lụt, nguyên nhân do đâu và trách nhiệm thuộc về ai, đại biểu Hoàng Đức Thắng băn khoăn.

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Quốc hội ngày 27/10, ông Hoàng Đức Thắng (Phó đoàn Quảng Trị) nói, các thế hệ đi trước đã đúc kết "nhất thủy, nhì hỏa", nhưng công cuộc phòng thủy, phòng hỏa hiện nay còn nhiều bất cập. Hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được đầu tư lớn, nhưng chưa đủ trước biến đổi khó lường của thời tiết, khí hậu cực đoan. Hiểm họa "nhất thủy" luôn trực chờ, đe dọa.

Theo ông Thắng, khi thiết kế kỹ thuật công trình hạ tầng kinh tế đô thị, các đơn vị ít chú ý đến thoát nước, thoát lũ. Hoặc vì lợi ích trước mắt, các cơ quan bỏ qua những hệ lụy có thể xảy đến trong dài hạn. Mỗi con đường mở ra như những đê chắn nước, ngăn thoát lũ, mỗi khu dân cư, công trình đô thị mọc lên luôn rình rập sự quá tải của hệ thống thoát nước.

"Như vậy không ngập úng mới là chuyện lạ. Nhưng trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp nào cho vấn nạn này", đại biểu tỉnh Quảng Trị đặt câu hỏi.

Theo ông, Việt Nam có chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 với mục tiêu đầy tham vọng. Nhưng dường như sự đầu tư và quyết tâm chưa tương xứng với sức tàn phá của thiên nhiên ngày càng khốc liệt. Vì vậy, ông Thắng đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá đầy đủ tổng thể hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu để nhanh chóng có giải pháp căn cơ, chiến lược bài bản.

https://vnexpress.net/yeu-cau-xac-dinh-trach-nhiem-khi-thanh-pho-lon-bi-ngap-lut-4528681.html
 
Nhiều thành phố lớn được đầu tư hiện đại bất ngờ bị ngập lụt, nguyên nhân do đâu và trách nhiệm thuộc về ai, đại biểu Hoàng Đức Thắng băn khoăn.

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Quốc hội ngày 27/10, ông Hoàng Đức Thắng (Phó đoàn Quảng Trị) nói, các thế hệ đi trước đã đúc kết "nhất thủy, nhì hỏa", nhưng công cuộc phòng thủy, phòng hỏa hiện nay còn nhiều bất cập. Hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được đầu tư lớn, nhưng chưa đủ trước biến đổi khó lường của thời tiết, khí hậu cực đoan. Hiểm họa "nhất thủy" luôn trực chờ, đe dọa.

Theo ông Thắng, khi thiết kế kỹ thuật công trình hạ tầng kinh tế đô thị, các đơn vị ít chú ý đến thoát nước, thoát lũ. Hoặc vì lợi ích trước mắt, các cơ quan bỏ qua những hệ lụy có thể xảy đến trong dài hạn. Mỗi con đường mở ra như những đê chắn nước, ngăn thoát lũ, mỗi khu dân cư, công trình đô thị mọc lên luôn rình rập sự quá tải của hệ thống thoát nước.

"Như vậy không ngập úng mới là chuyện lạ. Nhưng trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp nào cho vấn nạn này", đại biểu tỉnh Quảng Trị đặt câu hỏi.

Theo ông, Việt Nam có chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 với mục tiêu đầy tham vọng. Nhưng dường như sự đầu tư và quyết tâm chưa tương xứng với sức tàn phá của thiên nhiên ngày càng khốc liệt. Vì vậy, ông Thắng đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá đầy đủ tổng thể hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu để nhanh chóng có giải pháp căn cơ, chiến lược bài bản.

https://vnexpress.net/yeu-cau-xac-dinh-trach-nhiem-khi-thanh-pho-lon-bi-ngap-lut-4528681.html
cái kiểu nhà ống san sát nhau ở an nam này, ko ngập, ko cháy mới là chuyện lạ
nói chung nó đã quy hoạch ngu từ ban đầu và thằng tiếp quản cũng dạng ngu ko biết, ko thèm sửa đổi nó
 
TpHCM thì chán VL ngập từ nội thành đến ngoại thành, đường xá như qq mà nhét quá trời CC, sáng đi làm thì kẹt xe, chiều về kẹt + mưa nữa thì chán nản luôn
 
HN thì không nói chứ HCM rồi cũng sẽ chìm dưới đại dương thôi :):):). Đợt này triều cường ngập kinh.

Gửi từ Xiaomi 2201117TG bằng vozFApp
Sau 500 năm là thành Alantic trong truyền thuyết
B4aPrKp.png


Gửi từ Xiaomi 2201117TG bằng vozFApp
 
Chỗ tôi trọ ngày xưa cuối đường là 1 cánh đồng trũng, mưa là nó chứa nước mưa cho cả xóm, bgio ngta lấp đi làm KĐT, mưa là cả xóm ngập.
Ra xem ngta làm KĐT thì thấy sau khi làm cống ngta đổ cát, đất,để cho đường nó phẳng; đất, cát ấy nó có 1 phần lọt xuống cống bọn thi công nó cũng kệ mẹ, trải nhựa xong là xong. Phần đất lọt xuống kia nó cũng đủ chặn 1 phần cái cống rồi, nên xây xong KĐT đến lúc vào ở chắc cũng ngập.
 
Back
Top