Bên trong kế hoạch 'ngầm' đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://thanhnien.vn/ben-trong-ke-h...quoc-phong-cua-nhat-ban-18523031610340987.htm

Theo Reuters, chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản đã có các kế hoạch "ngầm" nhằm đưa nước này đạt mục tiêu mở rộng quốc phòng trong 5 năm, như Thủ tướng Fumio Kishida đặt ra trước đó.

Theo hãng tin Reuters ngày 16.3, trong bối cảnh Nhật Bản đẩy mạnh ngành công nghiệp quốc phòng, nước này đang đối mặt một số thách thức lớn.

Hệ thống sản xuất vũ khí ngầm

Năm 2022, Nhật Bản công bố kế hoạch mở rộng quốc phòng trị giá 315 tỉ USD trong 5 năm trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực biển Hoa Đông ngày càng gia tăng, theo hãng thông tấn Kyodo News.

Một phần trong chiến lược của Tokyo xoay quanh việc thuyết phục các công ty thương mại như Toshiba Corp, Mitsubishi Electric Corp và Daikin Industries Ltd góp sức xây dựng lực lượng. Trong nhiều thập niên qua, các công ty này đã âm thầm hỗ trợ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF).

Kế hoạch xây dựng quân đội của Thủ tướng Fumio Kishida xác định sản xuất quốc phòng là trụ cột chính của an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nước này không có các doanh nghiệp quốc phòng như Lockheed Martin Corp ở Mỹ hoặc BAE Systems PLC của Anh. Thay vào đó, các công ty thương mại sẽ có một cơ sở sản xuất vũ khí nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu quốc phòng trong nước.

Theo Reuters, nhà sản xuất máy điều hòa không khí Daikin có một bộ phận sản xuất vũ khí. Trong khi đó, công ty Toshiba chuyên sản xuất hàng điện tử như máy in, cũng sản xuất pin cấp độ quân sự. Còn tập đoàn Mitsubishi Electric, thương hiệu tủ lạnh và máy hút bụi nổi tiếng của Nhật, đang âm thầm sản xuất radar và tên lửa.

Các công ty ngày càng tỏ ra e dè

Tuy nhiên, theo các cuộc phỏng vấn của Reuters, 6 quan chức chính phủ và lãnh đạo các công ty cho biết việc tiếp tục hỗ trợ đang gây nhiều khó khăn cho chính các doanh nghiệp.

Trong các cuộc họp riêng với Bộ Quốc phòng vào năm ngoái, một số công ty đã nêu lên những lo ngại như tỉ suất lợi nhuận thấp, rủi ro tài chính khi xây dựng các nhà máy sản xuất có nguy cơ bị bỏ hoang sau khi Nhật Bản hoàn thành việc mở rộng quân sự. Các quan chức giấu tên cho biết các công ty cũng lo hình ảnh trong mắt khách hàng sẽ bị ảnh hưởng khi tham gia sản xuất vũ khí.

Công ty quốc phòng lớn nhất Nhật Bản, Mitsubishi Heavy Industries, đang phát triển máy bay chiến đấu phản lực và tên lửa tầm xa cho Tokyo. Tuy nhiên, các hợp đồng quân sự chỉ chiếm 1/10 trong doanh thu 29 tỉ USD của công ty vào năm ngoái. Hầu hết hoạt động kinh doanh của công ty là linh kiện máy bay dân dụng, thiết bị điện và máy móc ở nhà máy.

Ông Masahiko Arai, người đứng đầu bộ phận sản xuất hệ thống phòng thủ của Mitsubishi Electric, cho biết ông hoan nghênh các đề xuất của chính phủ và hy vọng rằng việc đóng góp cho "an toàn và an ninh" của Nhật Bản sẽ có lợi cho công ty.

Tuy nhiên, ông cho biết mối quan tâm lớn nhất của ông là điều gì sẽ xảy ra sau khi quá trình xây dựng quân đội trong 5 năm của Nhật Bản kết thúc, đồng thời nói thêm rằng các công ty khác "đang gặp rắc rối với rủi ro về danh tiếng".

Một số công ty ở Nhật Bản thậm chí giấu kín hoạt động sản xuất của mình. Daikin nằm trong số đó. Trên website của công ty, Daikin không liệt kê các loại đạn pháo và súng cối mà mình sản xuất tại nhà máy Yodogawa ở Osaka, miền tây Nhật Bản.

Bà Reiko Okumoto, 66 tuổi, một người dân sống gần nhà máy Yodogawa hơn 40 năm qua chia sẻ với Reuters là trước giờ bà không biết rằng nơi bà đi qua mỗi ngày lại là cơ sở sản xuất vỏ đạn.

"Sẽ thật tốt nếu (Daikin) có thể từ bỏ công việc quân sự, nhưng với tình hình thế giới hiện nay, tôi biết điều đó là không thực tế”, bà nói.

Theo một quan chức giấu tên tại một nhà cung cấp quốc phòng lớn khác của Nhật Bản, việc liên quan trực tiếp đến các xung đột ở khu vực có thể không tốt cho hoạt động kinh doanh.

.......
 
Back
Top