Bệnh do virus Marburg bùng phát tại Tây Phi: Nguy hiểm nhưng không dễ lây

Em Gái Miền Tây

Senior Member
Tỷ lệ tử vong rất cao

Mặc dù không phải là dịch bệnh mới nhưng bệnh do virus Marburg lại nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh lây truyền dễ dàng giữa người với người thông qua tiếp xúc ngoài da, với các bề mặt vật dụng có virus, lây qua dịch tiết… Bệnh chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi căn bệnh nguy hiểm này đang có dấu hiệu bùng phát tại khu vực Tây Phi.


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), qua giám sát cho thấy, đợt bùng phát dịch bệnh do virus Marburg đang xảy ra tại Guinea Xích đạo. Đến nay, đã ghi nhận 9 trường hợp tử vong và 16 trường hợp nghi nhiễm tại các quốc gia Tây Phi. Loại virus này được xác định lần đầu tiên vào năm 1967 sau khi gây ra các đợt bùng phát tại các phòng thí nghiệm ở Marburg, Đức và Belgrade.

Bệnh do virus Marburg bùng phát tại Tây Phi: Nguy hiểm nhưng không dễ lây ảnh 1
Lực lượng kiểm dịch TPHCM thường xuyên giám sát hành khách đến từ vùng có dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: THÀNH SƠN
Bệnh do virus Marburg gây nên có thời gian ủ bệnh từ 2-3 tuần. Người nhiễm virus Marburg có triệu chứng bắt đầu sốt dữ dội và đau đầu. Vài ngày sau khi khởi phát, bệnh nhân bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng kéo dài tới 1 tuần. Các trường hợp nặng có kèm theo chảy máu trong tuần đầu tiên. Một số bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Bệnh có thể lan đến hệ thần kinh khiến người bệnh trở nên lú lẫn, dễ cáu gắt. Hầu hết trường hợp bệnh nhân tử vong sau hơn 1 tuần mắc bệnh và tử vong thường đi kèm với sốc, mất máu nghiêm trọng.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, virus Marburg không lây qua không khí, khí dung hay giọt bắn như SARS-CoV-2, hay các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phổ biến, mà chủ yếu thông qua dịch tiết cơ thể và đường máu. Người nhiễm bệnh có hậu quả rất nghiêm trọng, như sốt nặng, máu chảy ra toàn thân và đến ngày thứ 9-10 của bệnh thì tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao, nằm trong khoảng 24%-88% và thậm chí cao hơn. Ở những nước điều trị tốt, tỷ lệ tử vong cũng là 30%.

BS CKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho rằng, bệnh do virus Marburg đã được ghi nhận trên động vật từ lâu, không phải bệnh mới; người dân không nên quá hoang mang do khả năng lây lan của bệnh này tương đối thấp. Đặc điểm của virus Marburg là khi lây bệnh thì tỷ lệ tử vong cao, vì vậy với người mắc bệnh là cực kỳ nguy hiểm, nhưng đối với cộng đồng, bệnh do virus Marburg gây ra không có nhóm triệu chứng nhẹ, hoặc không triệu chứng nên căn bệnh này khó có thể lan rộng như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.
saoy-1876kgvx.jpg

Đoạn đầu bài báo đọc dễ bị lú:
1679451137668.png
 
Last edited:
vừa lây nhiễm dễ dàng lại tỷ lệ tử vong cao thì đúng ngày tàn của nhân loại
ii6u0B8.gif
 

Đoạn đầu bài báo đọc dễ bị lú:
View attachment 1732083
Thật ra do lều dùng chữ ngu thôi.

Nguy hiểm nhưng không dễ bùng phát trong cộng đồng.
Rồi giải thích là khả năng lây nhiễm mạnh nhưng đồng thời tỷ lệ tử vong quá cao dẫn tới bệnh không thể lan truyền đi xa kịp.

Phải đặt cụm tử vong ở sau chữ nhưng, và đặt lây nhiễm trước chữ nhưng thì mới thể hiện đúng bản chất của chữ nhưng (mọi thứ ở trước nhưng đều là cứt chó)

2llDpUU.png
 
Thật ra do lều dùng chữ ngu thôi.

Nguy hiểm nhưng không dễ bùng phát trong cộng đồng.
Rồi giải thích là khả năng lây nhiễm mạnh nhưng đồng thời tỷ lệ tử vong quá cao dẫn tới bệnh không thể lan truyền đi xa kịp.

Phải đặt cụm tử vong ở sau chữ nhưng, và đặt lây nhiễm trước chữ nhưng thì mới thể hiện đúng bản chất của chữ nhưng (mọi thứ ở trước nhưng đều là cứt chó)

2llDpUU.png
Bọn lều chúng nó tư duy làm sao đc như anh, cho nên đọc bài báo thấy lủng cà lủng củng, càng đọc càng méo hiểu :(
 
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, virus Marburg không lây qua không khí, khí dung hay giọt bắn như SARS-CoV-2, hay các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phổ biến, mà chủ yếu thông qua dịch tiết cơ thể và đường máu
dễ lây qua da, nhưng khó bùng dịch đúng rồi. phải tiếp xúc trực tiếp cơ thể
 
Hôm trước TPHCM định đi đầu cả nước, định phong tỏa chợ đầu mối vì dịch bệnh này.

Tôi chờ phong tỏa để xem kịch vui mà mãi chưa thấy.
 
Back
Top