Bị công ty yêu cầu tạm hoãn hợp đồng lao động 90 ngày do covid, xử lý như thế nào

DTKM

Member
Như tít, công ty mình đang thay máu nên đang ép nghỉ bằng hình thức như trên.
Vậy trường hợp này mình xử lý như thế nào, điều này có đúng luật không, luật lao động có bảo vệ cho mình không. Mình thấy nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải đền bù, nhưng hiện tại đang dùng cách này để ép mình tự viết đơn.
Dịch bệnh mà cty thất đức quá, chắc chắn sẽ nghĩ nhưng mình không muốn bị ép nghỉ mà k được đền bù gì. Mình đã cống hiến cho cty 5 năm rồi
 
Như tít, công ty mình đang thay máu nên đang ép nghỉ bằng hình thức như trên.
Vậy trường hợp này mình xử lý như thế nào, điều này có đúng luật không, luật lao động có bảo vệ cho mình không. Mình thấy nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải đền bù, nhưng hiện tại đang dùng cách này để ép mình tự viết đơn.
Dịch bệnh mà cty thất đức quá, chắc chắn sẽ nghĩ nhưng mình không muốn bị ép nghỉ mà k được đền bù gì. Mình đã cống hiến cho cty 5 năm rồi
Dịch bệnh bất khả kháng, cty ko có lỗi cho đến khi pháp luật xác nhận công ty sai và phải đền bù. Nếu anh thấy ko đúng, có thể làm đơn kiến nghị sở lđtbxh
 
Dịch bệnh bất khả kháng, cty ko có lỗi cho đến khi pháp luật xác nhận công ty sai và phải đền bù. Nếu anh thấy ko đúng, có thể làm đơn kiến nghị sở lđtbxh
Mình đang xin y kien ở trường hợp này công ty có sai theo pháp luật k, thì mới làm đơn và theo tiếp được. Thật sự dịch bệnh quá khó khăn thì nếu công ty thương lương và làm theo luật mình hoàn toàn có thể đàm phán, nhưng mình chỉ nhận được 1 thông tin như trên chứ k hề có cuộc thương thảo nào cả
 
Mình đang xin y kien ở trường hợp này công ty có sai theo pháp luật k, thì mới làm đơn và theo tiếp được. Thật sự dịch bệnh quá khó khăn thì nếu công ty thương lương và làm theo luật mình hoàn toàn có thể đàm phán, nhưng mình chỉ nhận được 1 thông tin như trên chứ k hề có cuộc thương thảo nào cả
Sai hay không anh cần có người hiểu luật tư vấn, hơn nữa anh phải trưng cái HĐLĐ lên đây chúng tôi mới biết anh thỏa thuận cái gì với người sử dụng lao động.
Hay anh đang mong chờ chúng tôi nói cty anh sai mà ko có bất kì thông tin đầu vào nào. Cái anh nói, chỉ là anh nói thôi
 
Sai hay không anh cần có người hiểu luật tư vấn, hơn nữa anh phải trưng cái HĐLĐ lên đây chúng tôi mới biết anh thỏa thuận cái gì với người sử dụng lao động.
Hay anh đang mong chờ chúng tôi nói cty anh sai mà ko có bất kì thông tin đầu vào nào. Cái anh nói, chỉ là anh nói thôi
Vậy mình mới hỏi voz trên thông thiên văn, dưới tường địa lý đây.
Hợp đồng lai động của mình là hợp đồng không xác định thời hạn, cũng chỉ có các thông tin cơ bản và thời gian làm việc, yêu cầu công việc và tiền lương thôi.
Hiện tại trưởng nhân sự mới nt cho mình là cì dịch covid nên công ty quyết định tạm hoãn hợp đồng với mình trong thời gian 3 tháng kể từ thứ 2, không có thương lượng và chưa có văn bản chính thức nào
 
Vậy mình mới hỏi voz trên thông thiên văn, dưới tường địa lý đây.
Hợp đồng lai động của mình là hợp đồng không xác định thời hạn, cũng chỉ có các thông tin cơ bản và thời gian làm việc, yêu cầu công việc và tiền lương thôi.
Hiện tại trưởng nhân sự mới nt cho mình là cì dịch covid nên công ty quyết định tạm hoãn hợp đồng với mình trong thời gian 3 tháng kể từ thứ 2, không có thương lượng và chưa có văn bản chính thức nào
hợp đồng không xác định thời hạn mà bị vậy chứng tỏ cty cũng khá bi đát rồi.
cái tạm dừng hợp đồng kia cần rõ ràng bằng văn bản, chứ không thể nói mồm hoặc email.
nếu có văn bản thím trưng nội dung lên mới tư vấn đc
 
  • Công ty đang làm theo mục h, khoản 1, điều 30 của Luật Lao động 2019: Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
  • Nếu đồng ý thì bạn cần làm Đơn xin tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, hoặc công ty làm Bản thoả thuận tạm hoãn HĐLĐ rồi hai bên cùng ký xác nhận.
  • Nếu bạn không muốn thoả thuận thì sẽ phải viết đơn nghỉ việc. Công ty sẽ tìm cách ép bạn phải tự nghỉ, đừng mong chờ công ty sẽ đền bù 45 ngày lương để đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
 
trưng cái văn bản tạm hoãn cho ngó qua cái. không thời hạn mà muốn tạm hoãn phải có giấy
 
hợp đồng có điều khoản loại trừ khi thiên tai, dịch bệnh hay thỏa thuận khác không thì không show.
Tư vấn bằng niềm tin mù lòa à 8-):confused:
 
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.



đuổi ko lí do thì phải trợ cấp
 
Chi mắc mệt vậy. Công ty “đề nghị” thì anh có quyền từ chối, vậy thôi, công ty “bắt” thì lên sở kiện.

Như thông tin anh “cảm thấy” là cty đang ép nhân viên nghỉ. Thì anh cứ làm theo luật. Anh không thích thì cứ viết đơn, anh không muốn thì cứ từ chối đề nghị, nếu công ty muốn cho thôi việc trước HĐ thì họ đàm phán với anh.

Dịch ai cũng khổ nhưng có cách dễ làm và có cách khó làm, cty đang tự nhiên chọn cách khó thì anh cứ mạnh dạn theo luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thôi.
 
hợp đồng có điều khoản loại trừ khi thiên tai, dịch bệnh hay thỏa thuận khác không thì không show.
Tư vấn bằng niềm tin mù lòa à 8-):confused:
Hợp đồng ghi các điều khoản theo quy định của pháp luật, mà thiên tai thì công ty có quyền tạm hoãn hợp đồng theo quy định. Mình mới gọi luật sư tư vấn được như vậy. Nhưng vấn đề là 3 tháng, nếu 1 2 tháng dịch bệnh được kiểm soát thì mình vẫn không có quyền đi làm ??? Nếu mình đồng ý văn bản đó
Thật tủi nhục cho phận làm công, mình level manager mà công ty thì đang thay máu, rất ức.
 
Chi mắc mệt vậy. Công ty “đề nghị” thì anh có quyền từ chối, vậy thôi, công ty “bắt” thì lên sở kiện.

Như thông tin anh “cảm thấy” là cty đang ép nhân viên nghỉ. Thì anh cứ làm theo luật. Anh không thích thì cứ viết đơn, anh không muốn thì cứ từ chối đề nghị, nếu công ty muốn cho thôi việc trước HĐ thì họ đàm phán với anh.

Dịch ai cũng khổ nhưng có cách dễ làm và có cách khó làm, cty đang tự nhiên chọn cách khó thì anh cứ mạnh dạn theo luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thôi.
Đúng rồi nhưng cái ngu dốt của mình là k rành luật lắm, và luật có nhiều khe hở, nên mình muốn tham vấn từ các tiền bối để đấu tranh một cách tốt nhất
 
Kiện cũng được nếu từ đây về sau thím ko làm ngành nghề đó nữa , kiện xong thì nhân sự nó cho vô blacklist thì đố thím đi tìm việc khác :rolleyes:
hài hước quá bạn, mắc gì vô blacklist? Chính cái công ty đó mới bị vô blacklist
 
Kiện cũng được nếu từ đây về sau thím ko làm ngành nghề đó nữa , kiện xong thì nhân sự nó cho vô blacklist thì đố thím đi tìm việc khác :rolleyes:
Mình k lo vào black list đâu thím, ngành mình có nhà máy và khách hàng, nếu nhà máy k nhận thì mình xin đi làm bên khách hàng.
Vấn đề là mình k muốn nhún nhường, ai bỏ gì lên đầu thì mình phải chịu cái đấy, để phận làm công bị bọn doanh nghiệp coi như dân ngu cu đen, muốn xử sao thì xử.
 
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.



đuổi ko lí do thì phải trợ cấp
Đang ép để tự viết đơn thì k phải là đuổi nữa đó thím, thím đọc điều 99 có điều khoản tạm ngưng do thiên tai.
 
Back
Top