Bị lú rồi nhờ các thím thông não giúp

Luto

Member
1648379709887.png

Theo công thức ở trên thì bước sóng (lam đa) càng ngắn, nên năng lượng E càng lớn, vì thế sóng điện từ sẽ đâm xuyên càng mạnh. (1)

Mặc khác, trong quang phổ khả kiến thì màu đỏ có bước sóng dài nhất, nên ít bị tán xạ nhất, vì thế trong các màu như hình bên dưới thì ta thấy nó trong khoảng cách xa nhất. (2)
1648380050499.png

Hoặc như tia UVB có bước sóng ngắn hơn UVA, nếu theo lý thuyết là bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng lớn, thế nhưng UVB chỉ tác động được ở lớp thượng bì của dạ, còn UVA thì tác động tới lớp hạ bì, có khả năng đâm xuyên qua lớp quần áo mỏng, kính xe,... luôn. (3)

Mấy thím thông não cho em chỗ (1), (2), (3) với. Sao cứ thấy (1) mâu thuẫn với (2), (3) vậy?
 
(1) và (2) giống số 1 và số 4 của xe số, để leo dốc thì chạy số 1 còn để chạy nhanh thì chạy số 4. Vấn đề (3) thì phải nghĩ tới khả năng tiến hoá để thích nghi của sinh vật.
 
(1) Công thức là đúng, nhưng khẳng định năng lượng lớn hơn thì đâm xuyên lớn hơn là chưa đúng. Năng lượng lớn hơn "có nhiều khả năng" đâm xuyên vật thể hơn
(2) Tán xạ thì không liên quan đến đâm xuyên vật thể
(3) UVA và UVB chủ yếu nói về tác động lâu dài của tia tử ngoại đối với da hơn là UVA hay UVB đâm xuyên da hơn. Cả 2 tia này không hơn kém nhau là bao (ví dụ so với tia X hay gamma)
 
Thế quái nào năm 12 làm mấy bài bước sóng ngon lành được hay vãi :eek:

Gửi bằng vozFApp
 
Đâm xuyên có nghĩa là độ mạnh yếu khi truyền qua mấy đồ chặn sáng như tờ giấy, miếng gỗ, tấm thiếc…

Cường độ ánh sáng tán xạ tỷ lệ nghịch với luỹ thừa bậc 4 của bước sóng ánh sáng. Thằng đỏ có bước sóng dài nhất nên cường độ ánh sáng tán xạ thấp nhất. Và vì nó bị phân tán ít nhất bởi các phân tử không khí trong khí quyển nên thằng đỏ có thể xuyên qua một khoảng cách xa hơn các ánh sáng khác. Cho nên chiều nào trời có mây, mây phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống đất, chỉ đỏ thôi vì đợi mấy màu kia tới mắt thì bị tán xạ hết mẹ rồi, mình sẽ được ngắm hoàng hôn toàn màu đỏ.

Sent from đèn banker using vozFApp
 
(1) Công thức là đúng, nhưng khẳng định năng lượng lớn hơn thì đâm xuyên lớn hơn là chưa đúng. Năng lượng lớn hơn "có nhiều khả năng" đâm xuyên vật thể hơn
(2) Tán xạ thì không liên quan đến đâm xuyên vật thể
(3) UVA và UVB chủ yếu nói về tác động lâu dài của tia tử ngoại đối với da hơn là UVA hay UVB đâm xuyên da hơn. Cả 2 tia này không hơn kém nhau là bao (ví dụ so với tia X hay gamma)

Đâm xuyên có nghĩa là độ mạnh yếu khi truyền qua mấy đồ chặn sáng như tờ giấy, miếng gỗ, tấm thiếc…

Cường độ ánh sáng tán xạ tỷ lệ nghịch với luỹ thừa bậc 4 của bước sóng ánh sáng. Thằng đỏ có bước sóng dài nhất nên cường độ ánh sáng tán xạ thấp nhất. Và vì nó bị phân tán ít nhất bởi các phân tử không khí trong khí quyển nên thằng đỏ có thể xuyên qua một khoảng cách xa hơn các ánh sáng khác. Cho nên chiều nào trời có mây, mây phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống đất, chỉ đỏ thôi vì đợi mấy màu kia tới mắt thì bị tán xạ hết mẹ rồi, mình sẽ được ngắm hoàng hôn toàn màu đỏ.

Sent from đèn banker using vozFApp
Nếu có gạch thì chí ít cũng như 2 thím này nè, giải thích xong gạch thì chả sao
Kiến thức học qua lâu rồi, giờ nhớ lại thấy không thông đi hỏi toàn bị gạch phong long tỏ ra vẻ hiểu biết, thực ra nếu mấy thím đó tự giải thích đầy đủ thì cũng chưa chắc.
 
Back
Top