• Thông tin chính xác về việc xác thực tài khoản đã được cập nhật tại thông báo mới nhất, các bạn hết sức lưu ý đọc tại đây.

    Có thể các bạn sẽ chưa trở thành Senior Member ngay sau khi cập nhật thông tin do hệ thống chưa xử lý hết các tài khoản, vui lòng chờ tới mai.

Biên chế giáo viên nên hiểu thế nào?

Vậy tức là chạy để vào vị trí được ăn lương nhà nước thay vì lương nhà trường.
Cảm ơn bác thông suốt.
Nếu là giáo viên thì dùng từ “chạy vô biên chế” cách dùng cũ ko còn chính xác, chủ yếu thi “viên chức” thôi chứ cũng ko tính là “vô biên chế” nếu theo đúng nghĩa
 
Biên chế giáo viên là Chạy để đỗ kì thi Tuyển dụng viên chức theo ngạch giáo viên
Nội dung thi thì tùy năm.
Bài thi Viên chức nói chung gồm 2 phần: Viết và vấn đáp (giống phỏng vấn) nên viết có thể tốt nhưng vẫn trượt vấn đáp như thường
Vì sao phải chạy: Do tỉ lệ chọi cao, nếu ko tự tin (ko có bằng thạc sĩ, bằng giỏi...) thì PHẢI chạy.
Càng mầm non, tiểu học thì càng nát vì đa số là các cháu học các trường hạng 2,3 ... mới thi vào ngạch này nên tỉ lệ chọi xác định luôn là rất cao
Cấp 2 -3 thì đa số là đội ĐH trường to, hoặc có bằng thạc sĩ các kiểu nên cạnh tranh khá là no-hope
Khác biệt giữa biên chế và không biên chế:
Về mặt từ ngữ của luật, thì hiện nay ko còn biên chế suốt đời. Các biên chế viên chức mới đều là diện hợp đồng có thời hạn, nên biên chế và ko biên chế đều là lao động hợp đồng
Tuy nhiên Viên chức theo diện Có biên chế được bảo vệ tốt hơn, cụ thể là nếu ko có 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc đơn vị sự nghiệp ko giải thể, vị trí làm việc vẫn còn thì đơn vị sự nghiệp không có quyền sa thải, cắt hợp đồng. Và được ưu tiên TÁI KÍ Hợp đồng khi hết hạn hợp đồng, hoặc các đợt tinh giảm lao động của đơn vị/ngành
Đây là cái khác nhất giữa biên chế và không có biên chế.
Ngoài ra còn chính sách về lương, thưởng.... thì tùy đơn vị.
Nói đơn giản là
  • Không biên chế: Giống lao động khu công nghiệp, hoặc dạy ở các trường tư. Doanh nghiệp họ có thể cắt và không tái kí hợp đồng với người lao động bất kì khi nào miễn sao hợp đồng cũ hết hạn
  • Có biên chế: ngược lại
---
Cái tiêu cực này thấy rõ ở ngành giáo dục từ 2-30 năm rồi chứ ko phải bây giờ mới có nhé fence.
Để tiết kiệm thì có thể xin đi dạy ở vùng sâu vùng xa, sau đó dồn tiền mà bật về (hên xui), cái trò này thì trên phim có nhiều rồi, nhất là mấy cái phim kiểu bộ đội biên phòng yêu cô giáo ấy
Đội ơn bác thông suốt
 
Cái đó trước kia thôi phen, từ 2019 nó thay đổi phân rõ giữ “công chức” và “viên chức” nên nhiều người còn nhầm (chia là 2: “công nhân viên chức người lao động” và “cán bộ công chức”
1/ Về cơ bản
  • Viên chức: là nld nhận lương chi trả từ đơn vị “hành chính sự nghiệp” (nên chỉ ký HĐ lao động có thời hạn, tuy nhiên trước 2019 vẫn còn dc chi trả từ NSNN nên vẫn còn cho ký “vô thời hạn” (tức vô biên chế) nhưng sau này viên chức thì ko dc ký vô thời hạn nữa (ko còn dc vô biên chế) chỉ ký có thời hạn => Viên chức ko dc tính là “có biên chế” nữa
  • Công chức: dc chi trả từ NGÂN SÁCH NHÀ NC… nên luôn là Vô thời hạn (tức vô dc biên chế)
Đối với ngày giáo dục (hiện nay sau 2019 ko cấp thêm biên chế mới), chủ trương tự chủ tài chính hết… nên siết biên chế… giáo viên ko còn dc tính là công chức nữa (hạn chế thi công chức), nên sẽ ko tính có biên chế… chỉ là viên chức (thi viên chức) nên chỉ ký hợp đồng có thời hạn
Hay nói cách khác , là ngừng hết biên chế đối với ngàng giáo dục (chờ những biên chế cũ về hưu hết)
Chỉ cấp lãnh đạo mới dc thi công chức và vào biên chế thôi
Giáo viên là viên chức cả chục năm rồi ~~!
Công chức và viên chức là khác nhau
Còn đều là biên chế
Như mình hiện là viên chức (ko phải giáo dục), vẫn là cơ quan hành chính sự nghiệp, hưởng lương từ NSNN
Biên chế từ tháng 4/2020 và vẫn có hợp đồng ko thời hạn nhe
(Biên chế mới Từ tháng 7/2020 trở đi mới ko có loại ko thời hạn)
--
Note: Mẹ mình cũng giáo viên nghỉ hưu gần chục năm rồi , trước cũng là viên chức nhé
 
Last edited:
Không đuổi được nhưng điều chuyển lên núi cho tự nghỉ chắc được.
Tiểu học bây giờ cấm dạy thêm luôn rồi coi như móm.
Giáo viên thì tuyển theo kì thi của cấp sở là cao nhất
Nên có bị điều chuyển thì cũng chỉ trong phạm vi quản lý điều hành của sở/phòng thôi
Tức là trong tỉnh (thường là huyện) là nhiều nhất, ko tọng được lên núi (trừ tỉnh miền núi) đâu
 
Cái đó trước kia thôi phen, từ 2019 nó thay đổi phân rõ giữ “công chức” và “viên chức” nên nhiều người còn nhầm (chia là 2: “công nhân viên chức người lao động” và “cán bộ công chức”
1/ Về cơ bản
  • Viên chức: là nld nhận lương chi trả từ đơn vị “hành chính sự nghiệp” (nên chỉ ký HĐ lao động có thời hạn, tuy nhiên trước 2019 vẫn còn dc chi trả từ NSNN nên vẫn còn cho ký “vô thời hạn” (tức vô biên chế) nhưng sau này viên chức thì ko dc ký vô thời hạn nữa (ko còn dc vô biên chế) chỉ ký có thời hạn => Viên chức ko dc tính là “có biên chế” nữa
  • Công chức: dc chi trả từ NGÂN SÁCH NHÀ NC… nên luôn là Vô thời hạn (tức vô dc biên chế)
Đối với ngày giáo dục (hiện nay sau 2019 ko cấp thêm biên chế mới), chủ trương tự chủ tài chính hết… nên siết biên chế… giáo viên ko còn dc tính là công chức nữa (hạn chế thi công chức), nên sẽ ko tính có biên chế… chỉ là viên chức (thi viên chức) nên chỉ ký hợp đồng có thời hạn
Hay nói cách khác , là ngừng hết biên chế đối với ngàng giáo dục (chờ những biên chế cũ về hưu hết)
Chỉ cấp lãnh đạo mới dc thi công chức và vào biên chế thôi
ông tỏ ra nguy hiểm chứ chả hiểu gì công chức và viên chức xưa giờ khác nhau, có luật dành riêng cho cán bộ, công chức và luật dành riêng cho viên chức. Công chức những người làm trong cơ quan quản lý nhà nước ví dụ cấp tỉnh các sở ngành ( ko tính đơn vị sự nghiệp), ban tỉnh uỷ, các khối đoàn thể có quy định rõ phải thông qua kỳ thi tuyển công chức do sở nội vụ hoặc ban tổ chức tỉnh uỷ ra quyết định được hưởng phụ cấp 25% lương, còn viên chức là những người làm cho các đơn vị sự nghiệp hưởng ngân sách nhà nước tuyển dụng vào sẽ dễ hơn và không có phụ cấp 25% công vụ, cái đặc biệt nữa là viên chức sẽ hưởng lương thất nghiệp giống như người hợp đồng lao động còn công chức thì không. Giáo viên dạy học bình thường là viên chức do sở giáo dục và đào tạo ký trước đây hiệu trưởng được đặc cách là công chức vì giữ chức vụ lãnh đạo để tiện cho luân chuyển lên cấp phòng hoặc sở để làm công tác quản lý, sau này theo quy định mới người đứng đầu đơn vị sự nghiệp không được đặc cách là công chức , muốn được công chức phải thi tuyển hoặc xét tuyển. Còn người lao động là cũng làm cho đơn vị sự nghiệp nhưng đơn vị đó tự thu và tự chi không phụ thuộc ngân sách nhà nước hợp đồng thêm giống như một doanh nghiệp thuê người làm.
 
Last edited:
Người yêu mình ở thành phố cấp 1 tỉnh, học sư phạm tiểu học ra.
Giờ muốn vô biên chế mà nghe nói phải chạy số tiền khá lớn nên mình muốn tìm hiểu xem bản chất biên chế giáo viên, cụ thể là giáo viên tiểu học là gì?
Đối với 1 thằng từ lúc đi làm tới giờ luôn theo quan điểm tay làm hàm nhai, người thật việc thật như mình thì đi chạy việc, lại số tiền lớn khiến mình thấy khó nuốt trôi.
Đây
1. Biên chế viên chức hiện tại max 60 tháng. Hiệu trưởng trên luật có quyền chấm dứt hợp đồng. Nhưng thực tế gần như không được cắt giảm. Tại liên quan đến sở nội vụ. Và phải giải trình rất phức tạp( vì sao trước đó nhận, vì sao lại bỏ...)
2. Lương giáo viên trong biên chế hiện là khá cao ( >= mức lương thấp nhất của khối nghành tư nhân cao nhất). Sau này còn hướng tới được đề xuất cao nhất trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Thi hiện tại 99% phải có tác động, nếu không tỉ lệ tạch gần như 100%.
Nếu bỏ 200 củ ra để vào viên chức => Nên
 
Đây
1. Biên chế viên chức hiện tại max 60 tháng. Hiệu trưởng trên luật có quyền chấm dứt hợp đồng. Nhưng thực tế gần như không được cắt giảm. Tại liên quan đến sở nội vụ. Và phải giải trình rất phức tạp( vì sao trước đó nhận, vì sao lại bỏ...)
2. Lương giáo viên trong biên chế hiện là khá cao ( >= mức lương thấp nhất của khối nghành tư nhân cao nhất). Sau này còn hướng tới được đề xuất cao nhất trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Thi hiện tại 99% phải có tác động, nếu không tỉ lệ tạch gần như 100%.
Nếu bỏ 200 củ ra để vào viên chức => Nên
Viên chức đơn vị chủ quản quyết được ví dụ giáo dục do sở hoặc phòng giáo dục ký muốn chấm dứt đơn giản, sở Nội vụ chỉ kiểm tra tuyển dụng có đúng quy trình về mặt quản lý nhà nước không thôi. Còn Công chức mới phức tạp phải 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ trở lên, công chức mới đúng nghĩa là biên chế, viên chức chỉ là hợp đồng lao động. Vì công chức do UBND tỉnh tổ chức thi. Còn cấp xã do UBND huyện tổ chức.
 
Viên chức đơn vị chủ quản quyết được ví dụ giáo dục do sở hoặc phòng giáo dục ký muốn chấm dứt đơn giản, sở Nội vụ chỉ kiểm tra tuyển dụng có đúng quy trình về mặt quản lý nhà nước không thôi. Còn Công chức mới phức tạp phải 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Vì công chức do UBND tỉnh tổ chức thi. Còn cấp xã do UBND huyện tổ chức.
Lý thuyết là thế, nhưng tôi làm trong giáo dục 8 năm rồi, chưa thấy trường hợp nào hiệu trưởng đuổi được giáo viên nếu giáo viên không có sai phạm nghiêm trọng.
 

Viên chức đơn vị chủ quản quyết được ví dụ giáo dục do sở hoặc phòng giáo dục ký muốn chấm dứt đơn giản, sở Nội vụ chỉ kiểm tra tuyển dụng có đúng quy trình về mặt quản lý nhà nước không thôi. Còn Công chức mới phức tạp phải 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ trở lên, công chức mới đúng nghĩa là biên chế. Vì công chức do UBND tỉnh tổ chức thi. Còn cấp xã do UBND huyện tổ chức.
Tóm lại nên chạy. Muốn đuổi một thằng viên chức(đã đậu tuyển dụng) không có dễ. Lương thì cao, việc làm thì ít. Dạy lâu lành nghề lại dạy thêm được.
 
Lý thuyết là thế, nhưng tôi làm trong giáo dục 8 năm rồi, chưa thấy trường hợp nào hiệu trưởng đuổi được giáo viên nếu giáo viên không có sai phạm nghiêm trọng.
Coi là luật Viên chức cho nghĩ việc khi nào đơn giản mà. Không sai phạm ai đuổi làm gì, ngay cả doanh nghiệp đuổi cũng phải có lý do còn liên quan đến hợp đồng lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
 
Tóm lại nên chạy. Muốn đuổi một thằng viên chức(đã đậu tuyển dụng) không có dễ. Lương thì cao, việc làm thì ít. Dạy lâu lành nghề lại dạy thêm được.
viên chức ký hợp đồng lao động không có khái niệm là biên chế. Đã vậy từ năm 2020 trở đi chỉ cho ký hđlđ 5 năm 1 lần không khác doanh nghiệp là mấy vụ muốn đuổi thì không phải thiếu gì cách.
 
viên chức ký hợp đồng lao động không có khái niệm là biên chế. Đã vậy từ năm 2020 trở đi chỉ cho ký hđlđ 5 năm 1 lần không khác doanh nghiệp là mấy vụ muốn đuổi thì không phải thiếu gì cách.
Từ xưa tới nay chưa thấy ông giáo viên nào bị đuổi việc(kể cả đợt tinh giảm biên chế những năm vừa rồi) ngoại trừ vi phạm pháp luật hoặc tự nghỉ. Bật cả hiệu trưởng nó còn k dám cho nghỉ. Cắn răng ký tiếp 5 năm
 
Viên chức bên giáo dục ví dụ cấp 3 do giám đốc sở giáo dục và đào tạo ký ra quyết định , còn cấp 1,2 do phòng giáo dục và đào tạo ký ra quyết định ông Hiệu trưởng chỉ là người sử dụng và đánh giá có hoàn thành nhiệm vụ không thôi.
 
Viên chức bên giáo dục ví dụ cấp 3 do giám đốc sở giáo dục và đào tạo ký ra quyết định , còn cấp 1,2 do phòng giáo dục và đào tạo ký ra quyết định ông Hiệu trưởng chỉ là người sử dụng và đánh giá có hoàn thành nhiệm vụ không thôi.
Tùy địa phương, như quận tôi ở SG, giáo viên cấp 2 do Phòng nội vụ quyết định tuyển dụng nhé fen, Phòng GD chỉ quản lý thôi.
 
Viên chức bên giáo dục ví dụ cấp 3 do giám đốc sở giáo dục và đào tạo ký ra quyết định , còn cấp 1,2 do phòng giáo dục và đào tạo ký ra quyết định ông Hiệu trưởng chỉ là người sử dụng và đánh giá có hoàn thành nhiệm vụ không thôi.
Việc tuyển dụng giáo viên ko thuộc thẩm quyền của phòng hay sở giáo dục. Việc đó thuộc quyền của phòng nội vụ và uỷ ban cấp huyện hoặc tỉnh( đối với gv cấp 3).
Phòng hoặc sở gd có chức năng tham mưu thôi.
 
Giáo viên thì tuyển theo kì thi của cấp sở là cao nhất
Nên có bị điều chuyển thì cũng chỉ trong phạm vi quản lý điều hành của sở/phòng thôi
Tức là trong tỉnh (thường là huyện) là nhiều nhất, ko tọng được lên núi (trừ tỉnh miền núi) đâu
điều đi khác huyện là thấy mệt mỏi rồi nhất là người đã có gia đình.
hồi anh t làm qltt, mỗi đợt điều chuyển đều phải chạy mớ tiền để được phân vào khu ngon
 
Giáo viên hiện tại là có nhiều dạng:
  • Dạng viên chức là ngon nhất. Để được dạng này là thi tuyển, tùy chỗ dự tuyển mà do bên nào tổ chức: THPT và TTGDTX thì do sở nội vụ tổ chức và chủ tịch ubnd tỉnh ký quyết định tuyển dụng, từ THCS xuống tới Tiểu học và mầm non, mẫu giáo thì do phòng nội vụ tổ chức và chủ tịch ubnd huyện ký quyết định tuyển dụng.
  • Dạng thứ hai là giáo viên thỉnh giảng. loại này cũng khá ok. Trước hết phải là dạng bên trên, rồi trường nào đó thiếu giáo viên, họ mời về thỉnh giảng, aka ăn lương ở trường biên chế chính thức, rồi đi dạy thêm bên trường thiếu, ăn thêm mớ nữa. Con bồ em là dạng này.
  • Dạng cuối là giáo viên hợp đồng, ký hợp đồng đúng 9 tháng (hiệu trưởng nào có tâm thì cho hẳn 12, mà hiếm lắm), hưởng theo mức lương tối thiểu vùng. Đây đúng nghĩa là "người lao động", lương thưởng, chính sách các thứ y chang với bảo vệ. Đa phần các trường hợp này là dạy để lấy kinh nghiệm/quan hệ chờ thi vô dạng số một bên trên.
.
Note thêm cho anh thớt: Giáo viên tiểu học là Viên chức và cũng có phân hạng, hạng 3 bèo nhất là hưởng lương đại học 2.34, làm vài năm kiếm kèo lên hạng 2 bậc đầu tiên hưởng là 4.00 rồi, rồi đi học thạc sĩ, kiếm đường đi làm giám khảo các kỳ thi, đi kiểm tra kiểm định, xong qua hạng 1 thì mức lương khởi điểm đã là 4.78.
Lương và phụ cấp theo lương của giáo viên tiểu học hạng 2 bèo nhất cũng cỡ 14-15 củ/tháng.
 
Người yêu mình ở thành phố cấp 1 tỉnh, học sư phạm tiểu học ra.
Giờ muốn vô biên chế mà nghe nói phải chạy số tiền khá lớn nên mình muốn tìm hiểu xem bản chất biên chế giáo viên, cụ thể là giáo viên tiểu học là gì?
Đối với 1 thằng từ lúc đi làm tới giờ luôn theo quan điểm tay làm hàm nhai, người thật việc thật như mình thì đi chạy việc, lại số tiền lớn khiến mình thấy khó nuốt trôi.
tôi có 2 bà chị toàn tự học mà thi đậu công chức giáo viên :big_smile: :big_smile:
mà nhà nước cũng đang có làn sóng sa thải. chỗ tôi 2 trường học gộp lại làm 1. Già thì về vườn luôn. yếu thì xuống chức.
 
tôi có 2 bà chị toàn tự học mà thi đậu công chức giáo viên :big_smile: :big_smile:
mà nhà nước cũng đang có làn sóng sa thải. chỗ tôi 2 trường học gộp lại làm 1. Già thì về vườn luôn. yếu thì xuống chức.
Đã công chức mà lại là giáo viên sao thím?
.
À mà hết tháng 2 này sẽ tới rộ lên tin tức về thanh lọc bên giáo dục, kèo cũng khá là căng.
:byebye:
 

Thread statistics

Created
toiyeuu23vietnam2018,
Last reply from
qhoangDaLat,
Replies
81
Views
3,694
Back
Top