Bỏ phố về rừng, đâu chỉ giấc mơ hoa

SoliWande

Senior Member
https://tuoitre.vn/bo-pho-ve-rung-dau-chi-giac-mo-hoa-20221105090528748.htm

TTO - Ngày càng có những người trẻ rời thành phố ồn ào, tìm nơi gần gũi thiên nhiên hoặc về quê lập nghiệp. Một số người trụ được, nhưng cũng không ít người phải "quay xe" về lại phố vì nhận ra cuộc sống ở "rừng" không phải màu hồng.​

Bỏ phố về rừng, đâu chỉ giấc mơ hoa - Ảnh 1.

Homestay trước đây của anh Hoàng Trường Quân ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng - Ảnh: NVCC
Sau quá trình đi du lịch nhiều nơi, năm 2017 Hoàng Trường Quân (30 tuổi, quê Gia Lai) chọn Đà Lạt (Lâm Đồng) để gắn bó. Đang có việc tốt tại TP.HCM, anh sắp xếp mọi thứ và ba tháng sau lên Đà Lạt bắt đầu cuộc sống mới.
Quay về Sài Gòn sau hai năm ở Đà Lạt
Có kinh nghiệm kinh doanh, Quân tìm thuê căn nhà nằm sâu dưới thung lũng cách chợ Đà Lạt 3km để mở homestay và trồng trọt quy mô nhỏ.
"Trước giờ tay tôi chỉ toàn gõ bàn phím thôi, sau đó thì phải cuốc đất, bưng bê đồ đạc, cưa đóng đồ nội thất, trộn hồ... Tôi làm quen với cuộc sống mới rất nhanh và hài lòng với những gì tự làm được", Quân chia sẻ.
Tuy nhiên, anh cho biết việc kinh doanh và bám trụ Đà Lạt không đơn giản chỉ là đến đây du lịch hoặc kiếm việc làm, nương náu một thời gian ngắn.
Điều mà anh cũng như một số bạn trẻ bỏ phố về rừng dễ gặp phải là loay hoay trong việc ổn định chỗ ở, bởi giá bất động sản biến động nhanh.
Riêng trường hợp của Quân, người chủ đã bán nhà sau hơn một năm cho anh thuê. Dù được đền bù hợp đồng, số tiền đó không thấm vào đâu so với những gì anh đã đầu tư.
"Thời điểm đó homestay của tôi mới vừa đông khách sau thời gian sửa sang, làm marketing và gồng lỗ. Tuy nhiên, tôi cũng chấp nhận thực tế việc một thân một mình làm ăn ở nơi đang biến động như vậy luôn chứa đựng rủi ro" - Quân kể. Rồi anh quyết định về lại TP.HCM sau hơn hai năm gắn bó Đà Lạt....
Mời # có ý định bỏ phố vào combat :D
 
Mô típ như sau:

  • Thanh niên bất lực trong việc gầy dựng sự nghiệp ở tp. Lấy vợ cũng bất lực trước cs tương tự.
  • Hai vợ chồng bàn nhau lên tây nguyên lập nghiệp sau 1 chuyến phượt. Lý do giải thích với bạn bè là sống cuộc sống an nhiên, tự chữa lành, gần gũi thiên nhiên.
  • Sau khi vào rừng sống một thời gian thì vỡ mộng.
  • Thuê lều báo biên bài quảng cáo homestay, làm youtube bán thảo dược, nông sản.
  • Âm thầm bán hết, chịu lỗ, dắt nhau về thành phố.
  • E dè gặp lại bạn bè cũ, giải thích là do xui, do mưa nắng, do ông trời mà lên rừng không thành công. Về thành phố kiếm thêm vốn. Sẽ lên rừng trở lại làm với quy mô lớn hơn.
 
Mô típ như sau:

  • Thanh niên bất lực trong việc gầy dựng sự nghiệp ở tp. Lấy vợ cũng bất lực trước cs tương tự.
  • Hai vợ chồng bàn nhau lên tây nguyên lập nghiệp sau 1 chuyến phượt. Lý do giải thích với bạn bè là sống cuộc sống an nhiên, tự chữa lành, gần gũi thiên nhiên.
  • Sau khi vào rừng sống một thời gian thì vỡ mộng.
  • Thuê lều báo biên bài quảng cáo homestay, làm youtube bán thảo dược, nông sản.
  • Âm thầm bán hết, chịu lỗ, dắt nhau về thành phố.
  • E dè gặp lại bạn bè cũ, giải thích là do xui, do mưa nắng, do ông trời mà lên rừng không thành công. Về thành phố kiếm thêm vốn. Sẽ lên rừng trở lại làm với quy mô lớn hơn.
đang ở tp mà lên rừng ở thì khoai thật

mình mà có tiền mình sẽ lên trung tâm tp bảo lộc mua 1 căn nhà gần công viên trung tâm

thấy bảo lộc mát mẻ ko khác gì đà lạt mà tp lại thoáng ko xô bồ mấy . tiện nghi cũng đầy đủ
 
đang ở tp mà lên rừng ở thì khoai thật

mình mà có tiền mình sẽ lên trung tâm tp bảo lộc mua 1 căn nhà gần công viên trung tâm

thấy bảo lộc mát mẻ ko khác gì đà lạt mà tp lại thoáng ko xô bồ mấy . tiện nghi cũng đầy đủ
Quan trọng là thu nhập chỗ mới có bằng chỗ cũ không. Có thu nhập rồi lại nảy sinh tình huống chỗ mới không có bà con anh em bạn bè. Những kẻ chinh chiến nhiều trận mạc thì dứt áo tha hương dễ dàng. Nhưng vợ con anh liệu có dám bỏ tất thảy để đi theo anh về xứ lạ không? Hay là trước ngày ra đi vợ anh ôm bố mẹ anh chị khóc mấy tháng? Có những cái nó khó hơn mình nghĩ.

Chứ tôi cũng thích chuyển chỗ ở. Một là sống ở Bảo Lộc. Hai là sống ở khu vực đèo Khánh Vĩnh trên tuyến đường Nha Trang đi Đà Lạt.
 
Sống ở quê kiểu rừng ở đâu phải đơn giản.
Thứ nhất là phải hợp. Sống yên bình, tẻ nhạt.
Thứ hai là phải giỏi hoặc giàu. Không quá nặng về kinh tế.
Thứ ba là nghĩ sau này con cái như thế nào.
Cmn cứ nghe lều báo vẽ rồi muốn làm và làm luôn rồi hối không kịp.
 
Quan trọng là thu nhập chỗ mới có bằng chỗ cũ không. Có thu nhập rồi lại nảy sinh tình huống chỗ mới không có bà con anh em bạn bè. Những kẻ chinh chiến nhiều trận mạc thì dứt áo tha hương dễ dàng. Nhưng vợ con anh liệu có dám bỏ tất thảy để đi theo anh về xứ lạ không? Hay là trước ngày ra đi vợ anh ôm bố mẹ anh chị khóc mấy tháng? Có những cái nó khó hơn mình nghĩ.

Chứ tôi cũng thích chuyển chỗ ở. Một là sống ở Bảo Lộc. Hai là sống ở khu vực đèo Khánh Vĩnh trên tuyến đường Nha Trang đi Đà Lạt.
Công nhận, sống ở bảo lộc thích hơn. Đà lạt đông vc. Công tác ở Bảo Lộc 1 tháng mà như thiên đường, tăng gần 6kg
 
đang ở tp mà lên rừng ở thì khoai thật

mình mà có tiền mình sẽ lên trung tâm tp bảo lộc mua 1 căn nhà gần công viên trung tâm

thấy bảo lộc mát mẻ ko khác gì đà lạt mà tp lại thoáng ko xô bồ mấy . tiện nghi cũng đầy đủ

Trung tâm tp thì giá trên trời, tiền nào chơi cho đủ :eek:
 
Lạ gì, chị gái tôi đây, trồng được vài cái chậu cây bé con con ở ban công đã lên fb kêu ước gì được bỏ hết công việc ở tp để về quê trồng rau nuôi cá.
Trong khi tôi biết thừa nhà tôi ở quê dù vẫn là tp nhưng có vườn cây, có ao cá mà bao nhiêu năm sống ở đấy có thấy bà ấy tưới cây bao giờ, toàn tôi với ông bà ngoại
FfsqRRV.png
 
Lạ gì, chị gái tôi đây, trồng được vài cái chậu cây bé con con ở ban công đã lên fb kêu ước gì được hết công việc ở tp để về quê trồng rau nuôi cá.
Trong khi tôi biết thừa nhà tôi ở quê dù vẫn là tp nhưng có vườn cây, có ao cá mà bao nhiêu năm sống ở đấy có thấy bà ấy tưới cây bao giờ, toàn tôi với ông bà ngoại
FfsqRRV.png
thôi ông giữ đừng để tran ra đường khổ cho đàn ông khác
 
bỏ phố về quê, về nông thôn thì đúng hơn chứ méo phải là rừng, mà nếu là đất rừng thì méo xây dựng đc. Mà về quê làm nông 1 là có vốn, 2 là có sức lao động chứ ko thì cũng méo làm đc gì
 
đang ở tp mà lên rừng ở thì khoai thật

mình mà có tiền mình sẽ lên trung tâm tp bảo lộc mua 1 căn nhà gần công viên trung tâm

thấy bảo lộc mát mẻ ko khác gì đà lạt mà tp lại thoáng ko xô bồ mấy . tiện nghi cũng đầy đủ
á à bgiờ sờ vô khu đó là chục tỏi đấy :shame: ng quen phụ huynh tôi mua căn gần quảng trường (cũng gần công viên) 20 tỏi kìa, xong cho thuê 20tr :surrender:. Sau này già tôi cũng về BL sống cho khoẻ
 
á à bgiờ sờ vô khu đó là chục tỏi đấy :shame: ng quen phụ huynh tôi mua căn gần quảng trường (cũng gần công viên) 20 tỏi kìa, xong cho thuê 20tr :surrender:. Sau này già tôi cũng về BL sống cho khoẻ
Trung tâm tp thì giá trên trời, tiền nào chơi cho đủ :eek:
bởi vậy mới có đâu khi nào tiền , minh sẽ lên đó ở , mà tính ra mua nhà 20ty cho thuê 20tr cũng là người dư tiền đó thím nhỉ
Công nhận, sống ở bảo lộc thích hơn. Đà lạt đông vc. Công tác ở Bảo Lộc 1 tháng mà như thiên đường, tăng gần 6kg
công nhận bảo lộc nó cảm giác bình yên nhẹ nhõm ghe luôn.
Quan trọng là thu nhập chỗ mới có bằng chỗ cũ không. Có thu nhập rồi lại nảy sinh tình huống chỗ mới không có bà con anh em bạn bè. Những kẻ chinh chiến nhiều trận mạc thì dứt áo tha hương dễ dàng. Nhưng vợ con anh liệu có dám bỏ tất thảy để đi theo anh về xứ lạ không? Hay là trước ngày ra đi vợ anh ôm bố mẹ anh chị khóc mấy tháng? Có những cái nó khó hơn mình nghĩ.

Chứ tôi cũng thích chuyển chỗ ở. Một là sống ở Bảo Lộc. Hai là sống ở khu vực đèo Khánh Vĩnh trên tuyến đường Nha Trang đi Đà Lạt.
ý mình nói có tiền lên bảo lộc dưỡng già ý . vì nó cũng là tp nên dễ thích nghi hơn là về rừng ở
 
Thấy bỏ phố về quê hay rừng toàn giàu xụ, lâu lâu lại xún phố chơi hay du lịch :))
 
Công nhận, sống ở bảo lộc thích hơn. Đà lạt đông vc. Công tác ở Bảo Lộc 1 tháng mà như thiên đường, tăng gần 6kg
Đúng rồi…Đợt dịch năm trước về đó gần 3 tháng thấy tinh thần thoải mái hẳn. Sáng chạy bộ quanh bờ hồ..nhâm nhi ly cf ngắm núi đồi các kiểu rồi bắt đầu với công việc. Nói chung sau này có ý định bỏ phố sẽ về đó.
68EFA4FC-C603-4976-BAD5-E39F0DC519D3.jpeg
 
Back
Top