thắc mắc Bọn Tây thấy tiếng việt chắc đơn giản vl nhỉ?

Tôi đọc sơ qua file thì thấy có 1 số ý đúng, nhưng còn nhiều lập luận sai và không đủ thuyết phục do ông này k hiểu kĩ tiếng Việt. Muốn phân tích kĩ thì dài nên thôi. Nhưng cũng phải nói đến ông tác giả, ông này là chuyên gia Kanji, tức là ông này học chuyên về hệ hình Hán ngữ và coi đấy là sự nghiệp của mình, thì việc ông ấy tiếp cận với tiếng Việt sẽ dễ hơn người bình thường rất nhiều. Vấn đề không phải là so sánh tiếng Việt khó hơn hay dễ hơn mà vấn đề là đối với người khác hệ hình ngôn ngữ mẹ đẻ thì nó khó. Còn đối với người cùng hệ hình thì nó đơn giản hơn.
Có một số người trên đây chê bai tiếng Việt đơn giản là do chỉ sử dụng tiếng Việt ở mức bình dân sinh hoạt thường ngày thôi, còn muốn học tiếng Việt kiểu tiêu chuẩn, tiếng Việt hàn lâm và có những bài thi dạng kiểu IELTS tiếng Việt thì khó há mồm ra đấy.
Ở đây vấn đề không phải ngạo nghễ hay tự nhục tiếng Việt khó hay dễ hơn tiếng Anh mà cần hiểu rõ và đánh giá đúng vấn đề. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ nằm trong top khó nhất thế giới nhưng nó cũng không phải dễ, muốn thành thạo cũng cần một lượng thời gian học đáng kể.
Anh quay lên chửi cái bọn xàm lông phía trên giùm cái. Cứ hở ra là tiếng việt khó nhất TG, rồi phong ba bão táp này nọ. Độ khó của tiếng Việt đã bàn nát rồi, độ khó ở mức trung bình dễ, cấu trúc lỏng lẻo nên viết kiểu hàn lâm khó. Thế thôi.
 
thấy tiếng việt sướng nhất là ở các danh từ bắt đầu bằng : cái , con , máy , chiếc ,xe ,v.v ... và hệ đếm số. Chứ ko như thg English :)
 
bọn lào ko tính vì cấp 3 nó đã học ở trường hữu nghị gì ở sơn tây hà nội rồi, nên học nhiều tiếng việt hơn là chắc
phát âm của tiếng thái tiếng lào cũng đơn giản, giống kiểu tiếng việt

tiếng lào tiếng thái còn khá giống tiếng dân tộc thái, nùng, tày của việt nam luôn, chỉ khác dấu đi 1 chút thôi
Trước học cùng lớp có 2 thằng lào, thì nó bảo là trước khi vào đh là học 1 năm tiếng Việt ở trường trên Sơn Tây.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thành thạo vs mẹ đẻ coi vậy thôi chứ còn là 1 khoảng cách khá xa đấy. Nhiều người bị lầm ở chỗ đó.

Thật ra bọn TA cũng có những từ lóng đồng nghĩa như VN thôi. Tại mình ko biết hết thôi. Từ vựng kiểu colloquial cần phải trao dồi nhiều mới dầy lên để giao tiếp thông thường đc.

Vd: t thấy ít khi tụi Mẽo hỏi how are you ? lắm.
Tụi nó hay hỏi How are you doing ? hoặc how have you been ?

Dạo này t cũng hay dạy bọn f2 cháu t mấy cái slang của VN như đ*o, máy bay bà già.
 
Chắc nó vẫn thấy khó thôi nhưng chủ yếu là phát âm thôi, chứ ngữ pháp và từ vựng ko nhiều bằng tiếng anh.
Tôi học tiếng anh thấy học tiếng Việt ngon hơn nhiều vì cách đánh vần từ có quy luật gieo vần, biết cách thì kể cả từ chưa gặp bao giờ cũng có thể phát âm được, và khi phát âm được sẽ viết ra được, viết được thì đọc được. Tiếng anh viết 1 đằng đọc 1 nẻo, viết giống nhau đọc cũng khác nhau nữa. 1 từ tiếng anh phát âm một munhf nó 1 kiểu, đặt trong câu lại phát âm kiểu khác, nói nhanh lại thành 1 kiểu khác nữa.
tiếng anh đọc với phát âm , chữ viết mỗi thằng một nẻo , còn cái bảng chữ cái ipa thì đéo biết từ đâu mà có . súc vật thật
 
có đứa em ở nước ngoài từ bé, nó nói các ngôn ngữ của châu âu, cụ thể là tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh thì chỉ cần thuộc căn bản các thì cùng vài quy tắc và một số từ cơ bản là có thể hiểu khi giao tiếp dù k nắm rõ nghĩa của vài từ ngữ trong câu đó, còn với tiếng Việt thì nó cảm thấy khó vì cách sử dụng các câu từ rất không có nhiều quy chuẩn, ngay như cái việc là chia tính đực cái trong tiếng Pháp và tiếng Đức là trung tính thì cũng đều có quy tắc hết cả, có một số ngoại lệ nhưng ít và thường gán với chỉ từ/mạo từ đi kèm, còn với tiếng Việt thì cái chỉ từ/mạo từ đặt rất tuỳ tiện, riêng trong việc sử dụng chữ "con" và "cái" thôi với người Việt sử dụng quen thì cảm thấy bình thường nhưng với tụi nước ngoài thì cực kỳ hoảng vì nó chả có quy tắc nào hết cả, còn đống dấu má thì chúng nó đánh giá là cũng gần tiếng Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha, luyện phát âm thì cũng quen dần.
chính vì tính bất quy tắc trong dùng các từ đơn lẻ nên khi học về một câu hoàn chỉnh cần nghĩ cách sử dụng rất mệt mỏi, bù lại thì tính quy tắc ở các thì với tụi nó lại là đánh giá rất cao cách sử dụng vì đơn giản có đúng 3 thì là: hiện tại - quá khứ - tương lai.
có lẽ vì với tính bất quy tắc đó và sự giản tiện trong việc chỉ rõ các thì nên dùng văn nói hàng ngày ở tiếng Việt sẽ rất dễ dàng, nhưng nếu dùng văn viết thì sẽ lại phải nặn đầu rất nhiều vì mang vào quá nhiều tính đa nghĩa, có lẽ vì cái sự k chặt chẽ này nên người Việt mình thích kiểu 100 cái lý không bằng 1 cái tình là vậy.
 
tiếng anh đọc với phát âm , chữ viết mỗi thằng một nẻo , còn cái bảng chữ cái ipa thì đéo biết từ đâu mà có . súc vật thật
IPA sinh ra để cho đám nghiên cứu ngôn ngữ học có thể ký âm bất kỳ ngôn ngữ nào để phát âm được chuẩn nhất, nó giúp cho ng chưa cần phải nghe trực tiếp cũng có thể phát âm được các ngôn ngữ mới khi chỉ cần nhìn mặt chữ mà k sợ bị nhầm lẫn
 
Riêng khoản phân biệt c với k thôi đã ngáo ngơ cmnr. Tìm hiểu sâu rồi mới phát hiện nó phát âm khác nhau cmnl ấy các thím ạ. :(
À mà em mất 2.5s để đọc bảng a ă â từ a đến y, các thím mất bao lâu?
 
có cuốn "Tiếng Việt, văn Việt, người Việt" khá hay, các thím có thể tham khảo. Ngữ pháp VN gần như đc bê nguyên từ tiếng Pháp sang, chứ ko phải căn cứ trên lời nói hàng ngày.
 
  • Qua đời
  • Lìa đời
  • Mất
  • Ra đi
  • Lìa trần
  • Tử vong
  • Khuất nẻo
  • Tắt thở
  • Hấp hối
  • Bỏ mạng
  • Hy sinh
  • Đoản mệnh
  • Rời bỏ thế gian
  • Nằm xuống
  • Đã khuất
  • An nghỉ
  • Đi xa
  • Về cõi vĩnh hằng
  • Không còn nữa
  • Kết liễu
    Rồi còn đơn giản là chết không bro :LOL:)
Mấy cái phía dưới ông kể là từ lóng, cái đấy trong tiếng Anh cũng có thiếu đâu
 
dễ là do anh nói được thôi, ngôn ngữ nào càng quy tắc càng dễ học, tiếng việt nhìn vậy chứ ít quy tắt nên nó rất linh động, nói kiểu gì cũng hiểu, học thì tạm chứ ra đường nói chuyện hiểu người khác nói gì chắc khó
 
Last edited:
  • Qua đời
  • Lìa đời
  • Mất
  • Ra đi
  • Lìa trần
  • Tử vong
  • Khuất nẻo
  • Tắt thở
  • Hấp hối
  • Bỏ mạng
  • Hy sinh
  • Đoản mệnh
  • Rời bỏ thế gian
  • Nằm xuống
  • Đã khuất
  • An nghỉ
  • Đi xa
  • Về cõi vĩnh hằng
  • Không còn nữa
  • Kết liễu
    Rồi còn đơn giản là chết không bro :LOL:)
Hẹo
Cụ đi
Đăng xuất.
......
 
Tiếng việt dễ học mà :)). Ko chia động từ, không biến đổi từ, chữ thì latin. Khó mỗi cái cách hiểu linh động thôi chứ so với các ngôn ngữ khác là quá dễ để tiếp cận và giao tiếp.
Ông nhắm làm được bài kiểm tra tiếng việt ko😂
 
có đứa em ở nước ngoài từ bé, nó nói các ngôn ngữ của châu âu, cụ thể là tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh thì chỉ cần thuộc căn bản các thì cùng vài quy tắc và một số từ cơ bản là có thể hiểu khi giao tiếp dù k nắm rõ nghĩa của vài từ ngữ trong câu đó, còn với tiếng Việt thì nó cảm thấy khó vì cách sử dụng các câu từ rất không có nhiều quy chuẩn, ngay như cái việc là chia tính đực cái trong tiếng Pháp và tiếng Đức là trung tính thì cũng đều có quy tắc hết cả, có một số ngoại lệ nhưng ít và thường gán với chỉ từ/mạo từ đi kèm, còn với tiếng Việt thì cái chỉ từ/mạo từ đặt rất tuỳ tiện, riêng trong việc sử dụng chữ "con" và "cái" thôi với người Việt sử dụng quen thì cảm thấy bình thường nhưng với tụi nước ngoài thì cực kỳ hoảng vì nó chả có quy tắc nào hết cả, còn đống dấu má thì chúng nó đánh giá là cũng gần tiếng Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha, luyện phát âm thì cũng quen dần.
chính vì tính bất quy tắc trong dùng các từ đơn lẻ nên khi học về một câu hoàn chỉnh cần nghĩ cách sử dụng rất mệt mỏi, bù lại thì tính quy tắc ở các thì với tụi nó lại là đánh giá rất cao cách sử dụng vì đơn giản có đúng 3 thì là: hiện tại - quá khứ - tương lai.
có lẽ vì với tính bất quy tắc đó và sự giản tiện trong việc chỉ rõ các thì nên dùng văn nói hàng ngày ở tiếng Việt sẽ rất dễ dàng, nhưng nếu dùng văn viết thì sẽ lại phải nặn đầu rất nhiều vì mang vào quá nhiều tính đa nghĩa, có lẽ vì cái sự k chặt chẽ này nên người Việt mình thích kiểu 100 cái lý không bằng 1 cái tình là vậy.
Bài trên đang hay nhưng chốt câu cuối ... nên tặng fen cục gạch :beat_brick:
 
Tào lao ghê :D
Tiếng Nhật mới thuộc top khó mà học được
Ả Rập, Trung, Nhật, Hàn ... là top của khó
Chẳng qua nó có lí do nào đó nên không chú tâm học, đổ thừa là khó cho quan trọng hoá vấn đề
tôi chịu, cháu nó nói thế chứ tôi biết mỗi tiếng mẹ đẻ với tiếng anh
 
nói lưu loát hay không đâu liên quan đến vấn đề ngôn ngữ bro, ngồi họp vs bọn tây cũng đầy thằng ê a, nó là do kỹ năng của người nói thôi, nếu không phải giáo sư ngôn ngữ học gì gì thì cỡ giáo sư khoa học kỹ thuật các thứ thì nhiều khi kỹ năng nói còn kém hơn người thường ấy chứ.
sao lại không liên quan?
cấu trúc từ ngữ đơn giản thì người nói không cần phải nói nhiều, đôi khi hết mẹ ý rồi nên cứ phải ê với a mãi, đôi khi còn chưa kịp nghĩ, hay là biết nói gì tiếp theo... còn cấu trúc từ ngữ phức tạp hơn thì nó đỡ hơn được 1 tý, giảm khoảng trống ú ớ cho nên cùng là 1 thằng ngu thì nghe bọn anh nó nói "có vẻ" lưu loát hơn nhiều.
 
Back
Top