Bóng đá Nhật: Vào đại học để thành ngôi sao

mapususu

Senior Member

Bóng đá Nhật: Vào đại học để thành ngôi sao​

TTCT - Hầu hết những cầu thủ trẻ trên khắp thế giới khát khao tìm được một bản hợp đồng chuyên nghiệp ngay từ độ tuổi U18. Nhưng Kaoru Mitoma ngược lại, anh đã từ chối cơ hội sớm đổi đời để vào đại học…

Chính xác hơn, tiền vệ người Nhật chỉ tạm hoãn hành trình cầu thủ chuyên nghiệp. Anh chọn con đường giống như bao cầu thủ chuyên nghiệp khác của Nhật.

Mitoma được xem là một trong những cầu thủ rê bóng hay nhất Premier League hiện tại.  Ảnh: REUTERS

Mitoma được xem là một trong những cầu thủ rê bóng hay nhất Premier League hiện tại. Ảnh: REUTERS​

Giảng đường và sân cỏ​

Cái tên Kaoru Mitoma đang tạo nên cơn sốt thực sự trong làng bóng đá đỉnh cao. Tiền vệ người Nhật chuyển đến câu lạc bộ Anh Brighton chơi bóng từ mùa hè rồi, và anh chơi hay đến ngỡ ngàng.

Chỉ sau 21 trận đầu tiên cho Brighton, Mitoma ghi được 7 bàn, trong đó có 5 bàn ở Premier League. Anh nhanh chóng chiếm được vị trí chính thức ở CLB được xem là "ngựa ô" của bóng đá Anh mùa giải này. Không chỉ vậy, tiền vệ người Nhật còn được xưng tụng là cầu thủ rê bóng hay nhất Premier League hiện tại.

Có thể hơi quá lời nhưng Mitoma đang thực sự là một trong những cầu thủ rê bóng hàng đầu châu Âu. Thống kê của WhoScored cho thấy trong nhóm các cầu thủ đá cánh ở Premier League mùa này, chỉ 5 người thực hiện được nhiều pha rê bóng thành công hơn Mitoma.

Hầu hết họ - như Bukayo Saka hay Gabriel Martinelli - từ lâu đã là siêu sao, chơi cho những đội bóng hùng mạnh hơn và cũng có thời lượng thi đấu vượt trội.

Câu chuyện về những cầu thủ Nhật Bản chinh phục đấu trường châu Âu không còn mới mẻ. Quá nửa đội hình HLV Hajime Moriyasu mang đến World Cup 2022 vừa rồi đang chơi bóng ở các giải đấu hàng đầu thế giới, gồm cả những ngôi sao từng tỏa sáng tại Champions League. Nhưng Mitoma vẫn là câu chuyện đặc biệt - một người hùng bước ra từ bóng đá học đường.

Anh trưởng thành ở lò đào tạo trẻ của CLB Kawasaki Frontale - đội bóng hàng đầu J-League 1. Mitoma được đánh giá rất cao từ sớm và được đội bóng đề nghị ký hợp đồng chuyên nghiệp khi còn ở lứa U18, nhưng anh từ chối để vào đại học.

"Khi đó, tôi cảm thấy mình chưa sẵn sàng để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Sẽ tốt hơn nếu tôi học lên đại học", Mitoma giải thích đơn giản về lựa chọn của mình. Chàng trai 18 tuổi chọn học khoa giáo dục thể chất của ĐH Tsukuba - nơi có truyền thống bóng đá hùng mạnh.

Khá nhiều đàn anh của Mitoma trên tuyển Nhật hiện tại tốt nghiệp trường này, như Maya Yoshida (đội trưởng), Shogo Taniguchi hay Shintaro Kurumaya.

Sau ba năm, Mitoma tốt nghiệp đại học và quay trở lại CLB Frontale, rồi xuất ngoại chỉ một năm sau đó. Brighton mua tiền vệ người Nhật vào mùa hè năm 2021 với giá 4,5 triệu euro, rồi đưa sang Union SG cho mượn một mùa giải trước khi chào đón anh trở lại trong một tiến trình hòa nhập đã được định sẵn.

Khi Mitoma nổi tiếng, câu chuyện của anh lập tức tạo nên nguồn cảm hứng mạnh mẽ. Người hâm mộ chú ý đến cả luận văn tốt nghiệp của chàng tiền vệ gầy gò này: "Nghiên cứu về vấn đề xử lý thông tin của bên tấn công trong những tình huống 1 đấu 1 trong bóng đá".

Hơn hai năm sau khi hoàn thành luận văn, Mitoma trở thành người thực hành những gì anh đã viết ra, ở sân chơi đỉnh cao nhất của thế giới bóng đá câu lạc bộ.

Đội trưởng tuyển Nhật Maya Yoshida cũng tốt nghiệp đại học. Ảnh: Schalke 04
Đội trưởng tuyển Nhật Maya Yoshida cũng tốt nghiệp đại học. Ảnh: Schalke 04

Vào đại học không vì tấm bằng​

Thể thao học đường là một phần cơ hữu của thể thao đỉnh cao ở nhiều cường quốc thể thao. 80% vận động viên Mỹ dự Olympic 2016 đã hoặc đang học đại học. Tuy nhiên, với những môn thể thao nhà nghề đã thương mại hóa cao độ như bóng đá, việc cầu thủ trẻ tạm hoãn sự nghiệp để theo học đại học là cực kỳ hiếm.

Chỉ có Nhật là ngoại lệ. Thống kê của Japan Football Lab năm 2021 cho thấy trong 203 cầu thủ Nhật đang chơi bóng ở J-League, có đến 114 người tốt nghiệp đại học, tức hơn 50%.

Vì sao cầu thủ trẻ người Nhật có xu hướng chọn đại học thay vì những bản hợp đồng chuyên nghiệp béo bở?

Theo Japan Football Lab, nguyên do đầu tiên là sự sung túc tài năng của nền bóng đá xứ mặt trời. Ngày nay có rất nhiều cầu thủ Nhật có cơ hội được đào tạo từ sớm ở châu Âu, như trường hợp của Takefusa Kubo (ở Barcelona năm 2011, tức khi mới 10 tuổi) hay Takehiro Tomiyasu (ở Sint-Truiden năm 2018, khi 20 tuổi).

Nhiều cầu thủ khác cũng sang châu Âu thi đấu ngay từ độ tuổi U20 như Ritsu Doan hay Takumi Minamino. Bóng đá Nhật vì vậy không bị sức ép buộc cầu thủ phải "chín sớm". Những ngôi sao trẻ tiềm năng thuộc nhóm hạng 2 như Mitoma được khuyến khích học đại học để theo đuổi sự nghiệp lâu dài.

Các CLB Nhật cũng có xu hướng lựa chọn cầu thủ tốt nghiệp đại học trong độ tuổi 23-30. Việc có kiến thức, được đào tạo bài bản qua cả hai hệ thống bóng đá trẻ lẫn đại học rất được xem trọng ở Nhật Bản.

Mitoma đã thực hành chính những lý thuyết do anh viết ra. Ảnh: The Sun
Mitoma đã thực hành chính những lý thuyết do anh viết ra. Ảnh: The Sun

Quan trọng không kém là những kiến thức thực tiễn mà cầu thủ Nhật được học ở nhà trường. Khác với giới VĐV phương Tây - vốn tự do chọn lựa ngành học (nhiều lúc chẳng liên quan gì đến thể thao như kinh tế, nghệ thuật hay khoa học), cầu thủ Nhật Bản tập trung theo đuổi ngành học liên quan mật thiết đến sự nghiệp của mình. Mitoma chính là ví dụ.

Để viết luận văn, anh gắn một chiếc máy quay GoPro vào đầu các đồng đội ở đội bóng đại học. Máy quay sẽ ghi lại chuyển động của từng người, qua đó cung cấp cho chàng sinh viên Đại học Tsukuba dữ liệu để nghiên cứu thói quen của cầu thủ trong những pha đối mặt.

Masaaki Koido, giáo sư hướng dẫn của Mitoma, nói: "Cậu ấy rất nghiêm túc, cậu ấy tự chọn đề tài và gắn chặt nó với sự nghiệp bóng đá. Các hậu vệ đối phương biết Mitoma sẽ làm gì, nhưng bằng cách nào đó họ khó có thể cản được cậu ấy".

Người hâm mộ chú ý đến đề tài luận văn của Mitoma chủ yếu vì những gì anh trình diễn trên sân cỏ. Nhưng với môi trường giáo dục, anh thậm chí đã tạo ra ảnh hưởng về học thuật. Báo cáo của Đại học Tsukuba cho biết các sinh viên của trường rất quan tâm đến nghiên cứu của người đàn anh ngôi sao, và Mitoma thực sự để lại những giá trị lâu dài mang tính di sản ở ngôi trường anh theo học.

Kaoru Mitoma và quá nửa số cầu thủ chuyên nghiệp ở Nhật không vào đại học vì một tấm bằng. Họ học chính là để trở thành siêu sao bóng đá!
https://cuoituan.tuoitre.vn/bong-da-nhat-vao-dai-hoc-de-thanh-ngoi-sao-20230216093114086.htm
 
Meanwhile niềm tự hào Son của Hàn khéo sắp bật bãi khỏi Tot
GMLRsIS.png
 
bọn này làm giải chuyên nghiệp quá, đến giải nghiệp dư cho học sinh cấp 3 còn có lên hạng xuống hạng đầy đủ các kiểu, chuyên nghiệp hơn cả V.League bây giờ. Nên cầu thủ nó có nền sẵn rồi mới có chuyện mấy thằng 20 21 tuổi vẫn còn đang đi học xong 25 26 lên đá WC vcl
uxby0Nl.gif
 
Thật ra trêu Pháp 2018 toàn nít ga là vui thôi chứ năm đó đội hình chính tỷ lệ xêm xêm nhau mà. Lloris Pavard Lucas Griez Giroud da trắng, team nít gà thì Umtiti Pogba Kante Matuidi Mbappe. Varane thì giống bọn Latin hơn nên xếp riêng 1 team.
Còn Pháp 2022 thì kinh điển quá rồi, quả đá pen chung kết 10/11 sợ vcl :shame:
 
Bọn này thể thao học đường giúp khơi dậy tiềm năng cho bọn học sinh, tổ chức bài bản vl, có phải như vn hoạt động thể chất trong nhà trường vớ vẩn vl

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bọn này thể thao học đường giúp khơi dậy tiềm năng cho bọn học sinh, tổ chức bài bản vl, có phải như vn hoạt động thể chất trong nhà trường vớ vẩn vl

via theNEXTvoz for iPhone
Nhớ mãi hồi cấp 1 đi đá bóng được giải xong trường mãi ko cho tiền thưởng. Mấy ông thầy thể dục thấy thương quá mới góp tiền mua cho cả bọn quả bóng tếch (da) mới để đá. Cay vkl. Ăn chặn tiền của trẻ con. Cách đây gần ba chục năm rồi
 
bọn này làm giải chuyên nghiệp quá, đến giải nghiệp dư cho học sinh cấp 3 còn có lên hạng xuống hạng đầy đủ các kiểu, chuyên nghiệp hơn cả V.League bây giờ. Nên cầu thủ nó có nền sẵn rồi mới có chuyện mấy thằng 20 21 tuổi vẫn còn đang đi học xong 25 26 lên đá WC vcl
uxby0Nl.gif
đã vãi nồi, tưởng tượng học thấy cm, thứ 7 chủ nhật xỏ giày ra đá tranh ngôi đầu bảng, phê nhể:amazed:
 
Bọn này thể thao học đường giúp khơi dậy tiềm năng cho bọn học sinh, tổ chức bài bản vl, có phải như vn hoạt động thể chất trong nhà trường vớ vẩn vl

via theNEXTvoz for iPhone
Nước ta mới trãi qua 2 cuộc chiến tranh, nên tập trung xây dựng đất nc trc, mấy cái khác ko quan trọng thì để sau:rolleyes:
 
đã vãi nồi, tưởng tượng học thấy cm, thứ 7 chủ nhật xỏ giày ra đá tranh ngôi đầu bảng, phê nhể:amazed:

Ao ước hồi nhỏ đấy, ngày thường học, T7-CN ra sân. :beauty:
Ở VN ít sân quá nên cũng không cọ sát được nhiều.
 
Cái vấn đề cơ bản hàng đầu và cũng nói ddi nói lại bao nhiêu lần là tiền và ý thức của bọn Nhật nó khác bọt nhiều. So nước hàng đầu thế giới với Việt Nam là khập khiễng quá.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top