thảo luận Bóng đá thế giới: Sẽ thay đổi vì 'đá biên'?

Cryolite.

Senior Member
https://tuoitre.vn/bong-da-the-gioi-se-thay-doi-vi-da-bien-20220619085036145.htm

TTO - Nếu ý tưởng về việc đá biên thay cho ném biên thực sự được thông qua, bóng đá thế giới có thể sẽ trải qua một cuộc 'thay máu' mạnh mẽ về hệ thống chiến thuật.

Bóng đá thế giới: Sẽ thay đổi vì đá biên? - Ảnh 1.

HLV Wenger (phải) người đưa ra ý tưởng thay ném biên bằng đá biên - Ảnh: Sportbible

Tại phiên họp thường niên lần thứ 136 của FIFA diễn ra giữa tuần này, Ủy ban Hiệp hội bóng đá quốc tế (IFAB) đã phê chuẩn việc thử nghiệm đá biên thay cho ném biên theo đề xuất của HLV Arsene Wenger.

Từ đề xuất của HLV Wenger

HLV Wenger từng có nhiều ý tưởng được xem là đi trước thời đại trong làng bóng đá. Và năm 2020, ông đưa ra đề xuất thay quả ném biên bằng cách đá biên.

"Có 2 tình huống ngốn nhiều thời gian nhất trong một trận đấu, đó là những quả ném biên và đá phạt. Mục tiêu của chúng tôi là giúp trận đấu nhanh hơn và hấp dẫn hơn", HLV Wenger nói.

Ông còn đưa ra những phân tích cho thấy tình huống ném biên thật ra gây bất lợi cho đội tấn công trong khoảng thời gian cuối trận, vì khi đó đội cần phòng thủ sẽ co cụm hết về phần sân nhà và có đủ 10 người trên sân. Trong khi đó, đội tấn công chỉ còn 9 người, vì 1 người phụ trách ném biên. Và nếu đội cần phòng ngự được hưởng ném biên, đó sẽ trở thành vũ khí để "câu giờ".

Theo từng năm, FIFA và IFAB - cơ quan phụ trách việc làm luật bóng đá luôn phải cập nhật, thay đổi không ngừng để phục vụ cho tôn chỉ giúp các trận bóng đá hấp dẫn hơn.

Đề xuất của "giáo sư" Wenger vì thế rất hấp dẫn. Thực tế, một cú đá sẽ tạo ra lực mạnh hơn rất nhiều so với ném. Hầu hết các cầu thủ chuyên nghiệp đều có khả năng phất bóng thẳng vào vòng cấm địa đối phương ngay từ đường biên dọc phần sân đội nhà. Trong khi với ném biên, họ chỉ có thể làm vậy trong khoảng 30m cuối sân.

Sẽ thay đổi hệ thống chiến thuật?

Nhưng mặt khác, chính vì quá "đáng sợ" như vậy, những quả đá biên có thể sẽ thay đổi hoàn toàn hệ thống chiến thuật, phá vỡ những cấu trúc cân bằng hiện tại.

Đầu tiên, những quả đá biên sẽ tương tự như những pha đá phạt từ xa, và trở thành vũ khí lợi hại cho các tình huống tạt cánh đánh đầu. Bóng đá sân cỏ với đặc thù về không gian rộng, khung thành rộng có khác biệt rất lớn so với futsal - sân chơi hiếm khi có những bàn thắng bằng đầu.

Thống kê của Giải ngoại hạng Anh (Premier League) cho thấy, 223 trong tổng số 1.071 bàn thắng mùa giải này đến từ những tình huống đá phạt (bao gồm cả phạt góc), tức chiếm hơn 20%. Tỉ lệ này sẽ tăng lên bao nhiêu nếu những quả đá biên được áp dụng?

Cần biết rằng, số lượng những quả ném biên thường nhiều gấp đôi số quả đá phạt trong một trận đấu. Các đội bóng chắc chắn sẽ tăng cường những tiền đạo cao lớn, hoặc đưa các trung vệ dâng cao tìm kiếm bàn thắng trong những tình huống đá biên kiểu này. Kết quả có thể dẫn đến việc lối chơi tạt cánh, đánh đầu sẽ thống trị làng bóng đá.

Bên cạnh đó, việc dễ dàng được hưởng một quả đá biên cũng làm giảm đi ít nhiều của những quả đá phạt ở các khu vực xa trung lộ, bởi gần như không có sự khác nhau giữa các tình huống này. Liệu có hay không việc các cầu thủ tìm cách "săn đá biên" - chuyện dễ dàng hơn nhiều so với thực hiện một pha đột phá?

Thử nghiệm ở các giải hạng thấp

HLV Wenger cũng đề xuất một số hạn chế để các quả đá biên bớt nguy hiểm hơn, như việc giới hạn thời gian thực hiện là 5 giây. Nhưng hệ thống chiến thuật hiện đại của các đội bóng luôn thích nghi rất nhanh với những thay đổi kiểu vậy. Và nếu giới hạn thời gian quá ngắn, quả đá biên khi đó lại trở thành "gánh nặng" như việc ông Wenger lý giải về ném biên.

Trước mắt, việc thử nghiệm đá biên chỉ diễn ra ở các giải hạng thấp của Hà Lan trong mùa tới. Vẫn còn một thời gian dài nữa để "đá biên" thay thế "ném biên" (nếu thực sự xảy ra). Và từ giờ đến thời điểm đó, các HLV có đủ thời gian để biến ý tưởng của HLV Wenger thành thứ vũ khí lợi hại, cũng như làm thay đổi cách vận hành quen thuộc của trận đấu.
 
Đá biên cũng được nhưng ko cho đá thẳng vào vòng cấm địa đối phương. Hãy để đá biên như biện pháp đưa bóng nhanh vào sân để trận đấu được tiếp tục chứ ko phải là công cụ làm bàn như những quả đá phạt
 
Last edited:
vậy mấy cái "đá biên" sát cột dọc khác méo gì đá phạt góc? lợi thế của quả phạt góc với quả đá biên như nhau à?
 
Thay đổi meta thường xuyên cũng đáng chứ, xem đi xem lại các đội đá mãi cũng nhàm.

Giáo sư trước còn đề xuất giảm 1 trận còn 60 phút mà chưa thấy được duyệt nhỉ
 
Đá biên gần góc mà gặp các bố như Các Lốt thì
cB8uZr9.png

Hay là bắt bốc thăm trước trận để áp dụng đá hoặc ném biên cho nó thêm phần bất ngờ
zSQI3Nf.png
 
cái này theo tôi thấy thì nên đá biên ở phần xa nhà ( này chống mấy đội yếu về cuối trận bị đội mạnh nó pressing k ném biên đc , có thể đá mạnh mẹ ra phần sân đối phương ) còn phần sân khách thì ném biên bình thường . thì nó hợp lý hơn
 
Đá biên gần góc mà gặp các bố như Các Lốt thì
cB8uZr9.png

Hay là bắt bốc thăm trước trận để áp dụng đá hoặc ném biên cho nó thêm phần bất ngờ
zSQI3Nf.png
Giờ nếu bóng đi hết đường biên dọc thì không ném biên mà đá biên (ở chỗ bóng đã vượt qua biên để ra ngoài), vậy nên chăng nếu bóng đi hết đường biên ngang thì cũng làm như vậy, tức là không đá phạt góc nữa, mà đá phạt ở nơi bóng đã ra ngoài, cho hấp dẫn hơn nhỉ? :sexy_girl:

Hoặc không thì thế này: Bóng cứ ra ngoài ở đâu là sẽ có quả phạt ở đấy, đi hết biên dọc thì đá, còn biên ngang thì ném. :sure:
 
Giờ nếu bóng đi hết đường biên dọc thì không ném biên mà đá biên (ở chỗ bóng đã vượt qua biên để ra ngoài), vậy nên chăng nếu bóng đi hết đường biên ngang thì cũng làm như vậy, tức là không đá phạt góc nữa, mà đá phạt ở nơi bóng đã ra ngoài, cho hấp dẫn hơn nhỉ? :sexy_girl:

Hoặc không thì thế này: Bóng cứ ra ngoài ở đâu là sẽ có quả phạt ở đấy, đi hết biên dọc thì đá, còn biên ngang thì ném. :sure:
Sát cột coi như bỏ chớ sao đá qua mấy cái chân nổi má :beat_brick:
 
Đá biên, cho thay 10 cầu thủ trong 3 lần, giảm còn 35' mỗi hiệp, thẻ vàng cho ra biên 5'...nói chung làm sao cho hai đội đá max speed từ đầu tới cuối.
 
vậy mấy cái "đá biên" sát cột dọc khác méo gì đá phạt góc? lợi thế của quả phạt góc với quả đá biên như nhau à?
Có một chút khác biệt. Đá phạt góc thẳng vào khung thành ko chạm ai vẫn ăn. Còn đá biên như 1 quả phạt gián tiếp, phải chạm ít nhất 2 cầu thủ trên sân vào lưới mới đc tính
 
Có một chút khác biệt. Đá phạt góc thẳng vào khung thành ko chạm ai vẫn ăn. Còn đá biên như 1 quả phạt gián tiếp, phải chạm ít nhất 2 cầu thủ trên sân vào lưới mới đc tính
Nó vẫn rất nguy hiểm vì sẽ liên tục tạo ra các quả đá biên sát biên ngang. Nó gần như phạt góc. Cầu thủ vẫn sẽ treo bóng vào để đồng đội bật cao đánh đầu kiểu đập đất thì đội thủ sẽ rất dễ gãy.
 
Đá biên hay á nhưng méo cho lấy đà thì hợp lý hơn.Chứ ko thì mấy quả chéo nó sút thẳng vô cầu môn cũng vỡ mồm á.
 
Nên cho đá biên sân nhà, và ném biên phần sân khách. Như vậy có thể đưa bóng nhanh vào cuộc.
Và đồng thời nên điều chỉnh thời gian mỗi trận đấu còn 60 phút thực, (30p mỗi Hiệp). 10 Phút thực cho mỗi hiệp phụ. Đưa vào hệ thống tính giờ đếm lùi như Fusal, bóng rổ. Chỉ khi bóng sống mới tính giờ. Do đó các đội bóng sẽ ko kiếm cớ chấn thương, thay người, ăn vạ, kiếm thẻ phạt... để câu giờ.
 
Đá biên hay á nhưng méo cho lấy đà thì hợp lý hơn.Chứ ko thì mấy quả chéo nó sút thẳng vô cầu môn cũng vỡ mồm á.
cũng ko vỡ mồm lắm. biên cách khung thành >20mét, càng xéo cho góc sút rộng ra thì càng xa khung thành, với lại đá biên chắc sẽ áp dụng luật biên giống ném biên là ko tính đá/ném thẳng vào khung thành.
có điều khi đó đá biên sẽ giống như 1 cú đá phạt gián tiếp, nguy hiểm hơn ném biên nhiều.
 
Nó vẫn rất nguy hiểm vì sẽ liên tục tạo ra các quả đá biên sát biên ngang. Nó gần như phạt góc. Cầu thủ vẫn sẽ treo bóng vào để đồng đội bật cao đánh đầu kiểu đập đất thì đội thủ sẽ rất dễ gãy.
Tất nhiên, nếu chỉ tính là quả tạt thì nó còn nguy hiểm hơn cả 1 quả phạt góc vì góc rộng hơn, nhiều phương án tấn công hơn
 
Nên cho đá biên sân nhà, và ném biên phần sân khách. Như vậy có thể đưa bóng nhanh vào cuộc.
Và đồng thời nên điều chỉnh thời gian mỗi trận đấu còn 60 phút thực, (30p mỗi Hiệp). 10 Phút thực cho mỗi hiệp phụ. Đưa vào hệ thống tính giờ đếm lùi như Fusal, bóng rổ. Chỉ khi bóng sống mới tính giờ. Do đó các đội bóng sẽ ko kiếm cớ chấn thương, thay người, ăn vạ, kiếm thẻ phạt... để câu giờ.
Thay đổi mà để tăng nhịp độ trận đấu + nhiều bàn thắng chỉ thì có nhà cái là hốt bạc thôi.
 
Back
Top