• Thông tin chính xác về việc xác thực tài khoản đã được cập nhật tại thông báo mới nhất, các bạn hết sức lưu ý đọc tại đây.

    Có thể các bạn sẽ chưa trở thành Senior Member ngay sau khi cập nhật thông tin do hệ thống chưa xử lý hết các tài khoản, vui lòng chờ tới mai.

Bùng nổ tranh cãi về việc 'trẻ lớp 7 đạt IELTS 8.0'

Do con bé từ nhỏ chỉ học kiến thức và ngôn ngữ chuyên ngành, chưa giao tiếp nhiều nên hơi cứng nhắc. Với nền tảng tiếng Anh của nó thẩy qua mấy nước nói tiếng Anh, nó học nhanh và ngôn ngữ sẽ mềm mại hơn.
Quan trọng là thời gian và công sức có hạn. Con bé all in vào tiếng Anh thì sẽ bị thụt lùi ở những môn khác như STEM thôi. Quan điểm của tôi là tiếng Anh chỉ cần đến một mức đủ dùng, k cần phải cố push đến mức này, dành thời gian học hành vái khác hay chơi bời tí cho có thêm EQ. Ra đời thì cái ielts hay chứng chỉ ngôn ngữ nó k quan trọng như mọi người hay nghĩ đâu.
 
Nói chung nhiều người buồn cười, có khả năng học được thì cứ học, sao phải gắn cái mác "đánh mất tuổi thơ" vào làm cái gì, 1 hình thức nói xấu ko có căn cứ. Mất tuổi thơ hay ko phải hỏi người trong cuộc.

Như Bill Gates chẳng hạn, dù học trường chuyên, dù học giỏi nhất lớp vẫn bị cô giáo nhồi thêm bài ngập đầu. Và trong hồi ký Bill ko hề coi đó là "mất tuổi thơ", mà là "may mắn".

Nếu được hỏi thì đa số trẻ sẽ giống Bill, coi đó là may mắn, vì chuyện nhồi kiến thức là rất ko dễ, số người làm được ko nhiều. Ko chỉ đòi hỏi bố mẹ có kinh tế mà còn phải kiên nhẫn cũng như dành thời gian cho con, sát sao từng bước mới có thể làm được như thế.

Chưa nói bố mẹ, chỉ cần là thầy cô giáo mà làm tốt được cái việc nhồi kiến thức, những người mình biết thu nhập toàn vài trăm củ/1 tháng. Đáng buồn thay là nói phét thì ai cũng nói được nhưng những người làm được thực sự lại rất ít. Anh phải tự tin dạy được con, dạy được học trò như vậy đi đã rồi hẵng chê, kể cả nó có thể phù phiếm.

Lên xem Tây lông nó dạy có những đứa trẻ biết bơi từ lúc chưa đến 2t, biết bơi trước biết nói, thấy bọn nó cũng toàn khen. Nhưng ở VN chắc là cũng sẽ chịu cảnh bỉ bôi tương tự, biết bơi sớm cũng chẳng để làm gì, mất tuổi thơ bla bla bla.
 
ủa anh mới cấp 3 lên DH thì có kiến thức chuyên môn gì vậy ? Tôi đi học DH cũng thấy dậy nền tảng của cái ngành tôi học, sau đó ra trường đi làm thì kiến thức chuyên môn nó mới nhiều. Nên không hiểu cấp 3 hay high school ở đâu dậy kiến thức chuyên môn luôn.
Tôi thấy các anh suốt ngày nhắc học chuyên môn mà dưới DH thì làm gì có trường nào dạy chuyên môn. Toàn dạy các môn cơ bản thôi mà.
Anh đọc lại. cái topic kia đang nói về app grad school ở Harvard chỉ cần 6.5 ielts/80 toefl ibt.
 
Tôi làm ở Mẽo bao năm nhưng nói thật thi Ielts có cày cũng chi 7 là hết vẹo Nói thật là tôi đéo bao giờ viết nổi cái Mail như cháu này nên phải nói cháu ấy có năng khiếu NN. Còn 8.0 có cần hay không thì theo hoàn cảnh và nó phải kèm thêm chuyên môn nữa.
 
Quan trọng là thời gian và công sức có hạn. Con bé all in vào tiếng Anh thì sẽ bị thụt lùi ở những môn khác như STEM thôi. Quan điểm của tôi là tiếng Anh chỉ cần đến một mức đủ dùng, k cần phải cố push đến mức này, dành thời gian học hành vái khác hay chơi bời tí cho có thêm EQ. Ra đời thì cái ielts hay chứng chỉ ngôn ngữ nó k quan trọng như mọi người hay nghĩ đâu.
Đây tôi nghĩ anh tự cho là như thế thôi chứ thực tế ko phải. Nếu anh học toán, biết làm phép lũy thừa, 1 ngày chỉ cần hơn bình thường 1% thì thành quả sau 1 năm là (1.01)^365 = 37 lần. Con tôi tôi cũng tự tin đạt được mức kia ở độ tuổi đấy, mà nó ko chỉ mỗi tiếng Anh mà còn bơi, vẽ, khiêu vũ, violin và tôi thấy nó vẫn còn rất nhiều thời gian để chơi anh. Và tôi thấy tư chất con tôi cũng rất bình thường, chẳng qua tạo thành cho nó thói quen làm những cái thứ đấy từ nhỏ, giống như đánh răng rửa mặt hàng ngày.

Hơn nhau ko đến từ chuyện all in hay ko, mà là duy trì được những thói quen tốt. Với cá nhân tôi mà nói, những đứa trẻ như trong bài chả có cái quái gì là ghê gớm. Những đứa khác ko bằng chẳng qua là vì bọn nó bị lãng phí thời gian, thế thôi.
 
Nếu anh học toán, biết làm phép lũy thừa, 1 ngày chỉ cần hơn bình thường 1% thì thành quả sau 1 năm là (1.01)^365 = 37 lần.
Nhưng mà con người không thể cải thiện bản thân theo cấp số mũ như vậy được. Nếu anh cố gắng như vậy thì đến gần cuối năm, mỗi ngày anh sẽ phải cố gắng gấp 37 lần ngày đầu tiên. Còn chưa kể đến quy luật hiệu suất giảm dần nếu anh tập trung vào một lĩnh vực như tiếng Anh, các nỗ lực sau đem lại hiệu quả kém hơn so với nỗ lực trước (nên phần ta cải thiện được mỗi ngày nhiều khả năng sẽ giảm). Cố gắng 1% mỗi ngày thì đến cuối năm được thành quả gấp 2 hay gấp 3 lần đã là mừng lắm rồi.
 
Tôi thấy các anh suốt ngày nhắc học chuyên môn mà dưới DH thì làm gì có trường nào dạy chuyên môn. Toàn dạy các môn cơ bản thôi mà.
Bên Mỹ các trường Ivy League còn trọng một cái nữa là SAT.

Phần đọc của SAT ngoài đọc hiểu như IELTS ra còn lồng ghép vào việc kiểm tra kiến thức về đọc hiểu văn học, quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học, cấu trúc chuẩn của một tranh luận, các lỗi lập luận thường gặp. Mấy cái đằng sau là những kiến thức được dạy từ cấp 3 ở bên Mỹ và phù hợp với bất kì chuyên môn khoa học nào ở Mỹ nên được các trường rất chú trọng khi tuyển sinh. Điều đó dẫn đến tầm quan trọng khác nhau giữa SAT và IELTS khi tuyển sinh Đại học Mỹ: điểm IELTS chỉ là một mốc để vượt qua (trường yêu cầu 7.0 thì anh có 8.0, 9.0 cũng không có thêm lợi thế hay cơ hội cấp học bổng so với người 7.0), còn SAT thì càng cao càng có lợi thế.

Ngoài ra, các trường ở Mỹ còn thường có phần bài luận để trình bày hoàn cảnh, quan điểm và mục tiêu cá nhân và kiểm tra khả năng viết bằng tiếng Anh nữa (giống điểm cộng ưu tiên cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam)
 
Quan trọng là thời gian và công sức có hạn. Con bé all in vào tiếng Anh thì sẽ bị thụt lùi ở những môn khác như STEM thôi. Quan điểm của tôi là tiếng Anh chỉ cần đến một mức đủ dùng, k cần phải cố push đến mức này, dành thời gian học hành vái khác hay chơi bời tí cho có thêm EQ. Ra đời thì cái ielts hay chứng chỉ ngôn ngữ nó k quan trọng như mọi người hay nghĩ đâu.
Lớp 7 thì STEM cái gì ở đây. Vậy theo anh những người lên DH mới học tiếng Anh sẽ đuối mấy môn chuyên ngành.
Thời đại này thì anh chơi cái gì ? điện thoại, máy tính bảng .... Mà anh dành thời gian học cái khác thì nó học AV đó cũng có khác gì đâu. Mà học AV để thi cũng chả phải 24/7 đâu mà không có thời gian chơi.
Chứng chỉ ngôn ngữ để người ta biết mình đã tới mức nào.
Bên Mỹ các trường Ivy League còn trọng một cái nữa là SAT.

Phần đọc của SAT ngoài đọc hiểu như IELTS ra còn lồng ghép vào việc kiểm tra kiến thức về đọc hiểu văn học, quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học, cấu trúc chuẩn của một tranh luận, các lỗi lập luận thường gặp. Mấy cái đằng sau là những kiến thức được dạy từ cấp 3 ở bên Mỹ và phù hợp với bất kì chuyên môn khoa học nào ở Mỹ nên được các trường rất chú trọng khi tuyển sinh. Điều đó dẫn đến tầm quan trọng khác nhau giữa SAT và IELTS khi tuyển sinh Đại học Mỹ: điểm IELTS chỉ là một mốc để vượt qua (trường yêu cầu 7.0 thì anh có 8.0, 9.0 cũng không có thêm lợi thế hay cơ hội cấp học bổng so với người 7.0), còn SAT thì càng cao càng có lợi thế.

Ngoài ra, các trường ở Mỹ còn thường có phần bài luận để trình bày hoàn cảnh, quan điểm và mục tiêu cá nhân và kiểm tra khả năng viết bằng tiếng Anh nữa (giống điểm cộng ưu tiên cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam)
SAT cũng là thi mấy môn cơ bản chứ không phải chuyên môn, các trường Ivy còn chú trọng tới chứng chỉ để đánh giá người đó tới mức nào.
Anh đọc lại. cái topic kia đang nói về app grad school ở Harvard chỉ cần 6.5 ielts/80 toefl ibt.
nhưng nó là môn cơn bản. Các anh cứ nhắc tới chuyên môn thì dưới đại học ( trừ mấy trường dạy nghề), môn nào là chuyên môn được dạy ở các trường ????
 
Đây tôi nghĩ anh tự cho là như thế thôi chứ thực tế ko phải. Nếu anh học toán, biết làm phép lũy thừa, 1 ngày chỉ cần hơn bình thường 1% thì thành quả sau 1 năm là (1.01)^365 = 37 lần. Con tôi tôi cũng tự tin đạt được mức kia ở độ tuổi đấy, mà nó ko chỉ mỗi tiếng Anh mà còn bơi, vẽ, khiêu vũ, violin và tôi thấy nó vẫn còn rất nhiều thời gian để chơi anh. Và tôi thấy tư chất con tôi cũng rất bình thường, chẳng qua tạo thành cho nó thói quen làm những cái thứ đấy từ nhỏ, giống như đánh răng rửa mặt hàng ngày.

Hơn nhau ko đến từ chuyện all in hay ko, mà là duy trì được những thói quen tốt. Với cá nhân tôi mà nói, những đứa trẻ như trong bài chả có cái quái gì là ghê gớm. Những đứa khác ko bằng chẳng qua là vì bọn nó bị lãng phí thời gian, thế thôi.
+1. Kỷ luật, thói quen và nhận ra tầm quan trọng của việc học mới là cái cốt lõi.

Việc tập trung vào 1 môn, có thể là TA, cờ vua, lập trình v.v... còn nhiều lợi ích khác, đó là rèn luyện khả năng tư duy sâu, kiên nhẫn, nhận ra lợi ích của đầu tư lâu dài, thay vì ăn xổi, học lỏm, đi tắt đón đầu.

Hiếm người đi xa đc như vậy.
 
Về Kinh tế, người mẹ giao cho trẻ tìm hiểu lý thuyết về cung, cầu, bàn tay vô hình, kinh tế học hình khuyên, rửa tiền, nguyên lý bàn tay vô hình, hiệu ứng cánh bướm, nền kinh tế thị trường…
Cả đời tôi cũng thấy nhiều đứa trẻ có sở thích, đam mê khác lạ.
Nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ dc tiếp xúc với cao nhân nào lại thích nghiên cứu quả kinh tế như trên. Để hiểu về mớ lý thuyết kinh tế kia, ko chỉ phải nghiên cứu đọc tài liệu rất nhiều, mà còn phải có vốn sống kha khá, trải nghiệm rộng để liên hệ với thực tế.
 
Có những đứa trẻ nó mê học là thật, học là niềm vui và tụi nó có tư duy tự sắp xếp học hành sao cho điểm cao nhất luôn. Điển hình là vợ tôi, sểnh ra là học, và học rất siêu, có thể lên topik 6 trong 1 năm luôn. Và càng học thì ng càng vui càng thoải mái.
Nhưng con trong bài này thì không nhé, coi đoạn tin nhắn tởm vl.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cả đời tôi cũng thấy nhiều đứa trẻ có sở thích, đam mê khác lạ.
Nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ dc tiếp xúc với cao nhân nào lại thích nghiên cứu quả kinh tế như trên. Để hiểu về mớ lý thuyết kinh tế kia, ko chỉ phải nghiên cứu đọc tài liệu rất nhiều, mà còn phải có vốn sống kha khá, trải nghiệm rộng để liên hệ với thực tế.
Học cho lắm bảo đánh giá tình hình kinh tế VN lại ngọng ngay
 
Tôi nói mấy anh trên. Kiến thức, góc nhìn của các anh nó còn nhỏ lắm. Miệng giếng của các anh còn nhỏ lắm. Điểm số một cái test mà được công nhận trên toàn thế giới. Nó phản ánh trình độ tiếp thu kiến thức và tư duy của một người. Con bé ở trên nếu đi đúng hướng. Tương lai nó sẽ đi tới những nơi, nói chuyện với những người mà anh, hay con anh cũng phải ước mơ mới với tới được. Giống như thằng Đỗ Nhật Nam. VN được mấy đứa như nó? Bố mẹ nó cũng phải có nền tảng giáo sư tsi mới định hướng được đến đó. Thì trình các anh ielts 6. Nói chuyện đao to búa lớn làm gì. Trình ielts 6. Lại đi nói đứa 8. Học ít thôi để thời gian mà đi chơi. Cười chết tôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi nói mấy anh trên. Kiến thức, góc nhìn của các anh nó còn nhỏ lắm. Miệng giếng của các anh còn nhỏ lắm. Điểm số một cái test mà được công nhận trên toàn thế giới. Nó phản ánh trình độ tiếp thu kiến thức và tư duy của một người. Con bé ở trên nếu đi đúng hướng. Tương lai nó sẽ đi tới những nơi, nói chuyện với những người mà anh, hay con anh cũng phải ước mơ mới với tới được. Giống như thằng Đỗ Nhật Nam. VN được mấy đứa như nó? Bố mẹ nó cũng phải có nền tảng giáo sư tsi mới định hướng được đến đó. Thì trình các anh ielts 6. Nói chuyện đao to búa lớn làm gì. Trình ielts 6. Lại đi nói đứa 8. Học ít thôi để thời gian mà đi chơi. Cười chết tôi.

via theNEXTvoz for iPhone
Vấn đề là anh không chịu hiểu cho hoàn cảnh nào cần tiếng anh hoàn cảnh nào không quá cần. Những ngành như luật, kinh tế cần giao tiếp nhiều thì cần vốn tiếng Anh đủ lớn. Còn những ngành nghiên cứu, kĩ thuật như anh kia thì họ chỉ xem tiếng anh là ngưỡng, đủ là được còn họ coi trọng học thuật hơn. Như ông thầy tôi huy chương vàng bách khoa vừa dạy tôi 1 năm vừa làm xong cái lv thạc sĩ và học IELTS 6.5 cái ông bay luôn sang mĩ vô trường nào tôi không biết. Nhưng tôi hỏi khá nhiều người thì những trường về nghiên cứu họ không quá coi trọng 8, 9 IELTS ở bậc cao học mà họ chú trọng các bài báo và thành tích mình đạt được hơn. Giờ ở bậc đại học anh tự nghiên cứu phát triển 1 thuật toán điều khiển hoàn toàn mới như ông thầy tôi thì tôi tin a dư sức sang các trường top. Anh tiếp xúc với giới kinh doanh dùng tiếng Anh quá nhiều nên anh không hiểu giới chúng tôi. Luận văn, bài báo thì vừa viết vừa mò rồi hỏi người có trình độ viết xem đúng ngữ pháp không là được vì ngoài 1 số từ chuyên ngành thì các từ khác dùng đơn giản thôi. Vì thực chất luận văn toàn viết thời gian cuối còn nhiều nghiên cứu kéo dài nhiều năm là bình thường. Anh hãy lên mấy trang báo khoa học đọc đi. Thân :)
P/s: đúng ý mọi người chưa ạ
@baolan2005
@fukuzen
 
Last edited:
Vấn đề là anh không chịu hiểu cho hoàn cảnh nào cần tiếng anh hoàn cảnh nào không quá cần. Những ngành như luật, kinh tế cần giao tiếp nhiều thì cần vốn tiếng Anh đủ lớn. Còn những ngành nghiên cứu, kĩ thuật như anh kia thì họ chỉ xem tiếng anh là ngưỡng, đủ là được còn họ coi trọng học thuật hơn. Như ông thầy tôi huy chương vàng bách khoa vừa dạy tôi 1 năm vừa làm xong cái lv thạc sĩ và học IELTS 6.5 cái ông bay luôn sang mĩ vô trường nào tôi không biết. Nhưng tôi hỏi khá nhiều người thì những trường về nghiên cứu họ không quá coi trọng 8, 9 IELTS ở bậc cao học mà họ chú trọng các bài báo và thành tích mình đạt được hơn. Giờ ở bậc đại học anh tự nghiên cứu phát triển 1 thuật toán điều khiển hoàn toàn mới như ông thầy tôi thì tôi tin a dư sức sang các trường top. Anh tiếp xúc với giới kinh doanh dùng tiếng Anh quá nhiều nên anh không hiểu giới chúng tôi. Luận văn, bài báo thì vừa viết vừa mò rồi hỏi người có trình độ viết xem đúng ngữ pháp không là được vì ngoài 1 số từ chuyên ngành thì các từ khác dùng đơn giản thôi. Vì thực chất luận văn toàn viết thời gian cuối còn nhiều nghiên cứu kéo dài nhiều năm là bình thường. Anh hãy lên mấy trang báo khoa học đọc đi. Thân :)
P/s: đúng ý mọi người chưa ạ
@baolan2005
@fukuzen
Không quá coi trọng nhưng mà là 1 điều kiện để nhập học, anh không test lấy điểm số thì sao họ biết anh nghe nói hiểu Tiếng Anh mà theo học và nghiên cứu.
Thay vì lên DH những người tiếng Anh tốt họ chỉ học những môn có chuyên ngành, còn các anh phải bỏ thời gian cày thêm tiếng Anh thì ai sẽ dành nhiều thời gian cho học môn chuyên ngành hơn ????
Con tôi sinh ở nước ngoài, ngôn ngữ chính của nó là tiếng Anh. Nhưng vẫn phải học tiếng Anh và thi lấy điểm số để chứng minh khả năng ngôn ngữ tiếng Anh của mình.
 
Không quá coi trọng nhưng mà là 1 điều kiện để nhập học, anh không test lấy điểm số thì sao họ biết anh nghe nói hiểu Tiếng Anh mà theo học và nghiên cứu.
Ý là page trước ông kia kêu cần 8,9 chấm, còn thực chất chỉ cần 6.5 7. với kiến thức chuyên môn và có nhiều nghiên cứu là hơn hẳn thằng chỉ có 8,9. còn gì
 
Ý là page trước ông kia kêu cần 8,9 chấm, còn thực chất chỉ cần 6.5 7. với kiến thức chuyên môn và có nhiều nghiên cứu là hơn hẳn thằng chỉ có 8,9. còn gì
6.5-7 hay 8,9 cũng là phải luyện mới thi được, người có khiếu tiếng Anh sẽ học nhanh hơn, còn người không có khiếu sẽ học vất vả hơn. Không có cửa mấy ông ở VN không luyên ra thi IELTS 7.0 đâu…..
Lại kiến thức chuyên môn, chuyên môn thì lên DH bắt đầu mới được học, chứ dưới DH thì làm chó gì có kiến thức chuyên môn trừ khi anh bỏ tiền đi học riêng …..
 
6.5-7 hay 8,9 cũng là phải luyện mới thi được, người có khiếu tiếng Anh sẽ học nhanh hơn, còn người không có khiếu sẽ học vất vả hơn. Không có cửa mấy ông ở VN không luyên ra thi IELTS 7.0 đâu…..
Lại kiến thức chuyên môn, chuyên môn thì lên DH bắt đầu mới được học, chứ dưới DH thì làm chó gì có kiến thức chuyên môn trừ khi anh bỏ tiền đi học riêng …..
Thì tôi chỉ tranh luận phần cao học chứ tôi có nói bậc học thấp hơn đâu, vấn đề đó tôi không biết tôi đâu có nói, trong bài trên tôi đề cập rõ mà. Chứ ngồi lab 1x tiếng về còn học tiếng Anh được thì là quái vật tôi không chấp, t đi mấy buổi mà sợ luôn
 
Thì tôi chỉ tranh luận phần cao học chứ tôi có nói bậc học thấp hơn đâu, vấn đề đó tôi không biết tôi đâu có nói, trong bài trên tôi đề cập rõ mà. Chứ ngồi lab 1x tiếng về còn học tiếng Anh được thì là quái vật tôi không chấp, t đi mấy buổi mà sợ luôn

Ý ông đó là bác học dốt English thì nên im miệng.
 

Thread statistics

Created
4 More Years,
Last reply from
V550C,
Replies
396
Views
33,978
Back
Top