Cập nhật lại tình hình hôm nay 1 chút với kha khá sự vụ:
1. 1 Số thông tin chưa kiểm chứng như thông tin về thống đốc Pens có thể tạm loại bỏ ra vì nguồn của các câu chuyện này đến từ đơn thư tố giác, cũng đã rất lâu rồi và hiện tại chưa có bằng chứng gì cụ thể được nêu ra và kiểm chứng được (tức là kể cả có là thật thì tỷ lệ bằng chứng còn để buộc tội là rất thấp) nên có thể bỏ qua, bao giờ có thông tin cụ thể hơn thì quay lại. Cá nhân tôi tin là sự vụ phía tiểu bang mang tính tắc trách nhiều hơn.
2. Hôm qua có 1 sự vụ là diễn ra trện super bowl và tổng thống Trump có đến dự và thực hiện trả lời phỏng vấn ngay trên máy bay cũng như lại có 1 cuộc phỏng vấn trực tiếp khác với Fox, video tôi để ở dưới anh em vào xem có phụ đề:
Phỏng vấn trên Air Force One
Tóm tắt 1 số ý chính:
1. Đặt ngày 9/2 là ngày kỷ niệm Vịnh Mỹ (1 hành động để ghi dấu ấn), đồng thời sẽ yêu cầu tất cả các đơn vị của Mỹ và thế giới đang quản lý cơ sở dữ liệu tên địa danh đổi tên lại cho phù hợp.
2. Bày tỏ sự không hài lòng về phán quyết của tòa án về quyền truy cập tài liệu bộ ngân khố của DOGE
3. Một số câu hỏi khác về ân xá cho tù nhân vụ Jan 6, dải Gaza, đánh giá về các vụ chi tiêu lãng phí được DOGE tìm ra và approval rating (hiện đang hơn 50%).
4. Là tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự trận Super Bowl
Phỏng vấn với Fox
Tóm tắt: Vẫn nói đến việc không hài lòng về phán quyết của thẩm phán block quyền truy cập của DOGE + thêm 1 vài vấn đề như thuế quan, thể thao ... Nói chung vẫn là những câu trả lời cũ, chưa có gì đột biến.
1 số anh em có thể nghĩ trước đây tổng thống Biden không làm các buổi như thế này, trên thực tế là cũng có, chỉ có điều phong cách khác hơn và ngắn hơn (
). Nhưng về tần suất thì hiện tại tổng thông Trump đang vô địch. Thường thì các bên sẽ chờ hết 100 ngày của nhiệm kì thì mới có thống kê nhưng tôi tin là với tốc độ 1 ngày 2 bài phỏng vấn như thế này thì tổng thống Trump sẽ đạt kỷ lục.
3. Và sư việc nóng trong ngày là chính phủ của tổng thống Trump đã gửi lại tòa án đề nghị khẩn cấp như sau (tất nhiên là đề nghị, rồi thẩm phán lại xem lại tính hợp lý xem như thế nào theo luật định và rồi lại có quyết định tiếp theo xem có nên đồng ý với yêu cầu của phía chính phủ hay không, việc này là đúng quy trình luật) (
https://storage.courtlistener.com/recap/gov.uscourts.nysd.636609/gov.uscourts.nysd.636609.12.0.pdf)
Đoạn này đề cập đến việc lệnh hạn chế truy cập kia có cả việc cấm quyền truy cập của những "all political appointees" trong khi nhân viên cấp dưới vẫn được quyền. Và trên cách hiểu của chính phủ là ông Bessent bộ trưởng cũng bị hạn chế truy cập đến 1 số thông tin cá nhân nhất định. Theo chính phủ là đoạn này có phần vi hiến với Article II (phần này cấp quyền cho nhánh hành pháp).
Mong muốn của chính phủ hiện tại là:
1. Hủy hạn chế ngay lập tức
2. Nếu không hủy thì ít nhất tòa nên thay đổi lệnh để không ảnh hưởng đến quyền truy cập của các vị trí lãnh đạo của bộ ngân Khố.
3. Nếu tòa không đồng ý gỡ bỏ yêu cầu thì chính phủ mong muốn giữ trạng thái của yêu cầu này ở dạng pending (tức là chưa có hiệu lực) nếu quyết định kháng án được chấp nhận. Hoặc là chỉ cần gỡ bỏ tạm cho các vị trí lãnh đạo trong thời gian 7 ngày để chính phủ tìm kiếm 1 phương án khẩn cấp từ phía tòa tiếp nhận đơn kháng án.
Ở đây thì luật pháp Mỹ lúc này hoàn toàn chờ vào phía tòa chứ không ép buộc được. Vì lên tòa bên trên kháng án thì cái quan trọng là thời gian không nhanh được do tòa sẽ còn gọi nguyên đơn bị đơn để hearing nên sẽ tốn thời gian. Đề nghị thế này là đúng luật. Và mọi người cũng có thể thấy là không có gì nói đến đội DOGE trong yêu cầu trên nên là kể cả tòa có chấp nhận yêu cầu thì DOGE vẫn cứ không có quyền truy cập vào các tài liệu có chứa thông tin cá nhân (tài khoản của chính phủ Mỹ thì vẫn truy cập không hạn chế).
Ở cuối thì cũng có 1 số phàn nàn của chính phủ là quy trình tòa nhanh quá, bên chính phủ không kịp phản hồi
Bên nguyên mới đệ đơn ngày thứ 6 (7/2) thì 9:30 tối cùng ngày bên nguyên gửi 1 email cho thẩm phán để cung cấp thông tin là đến 1 giờ sáng ngày thứ 7, chưa cần nghe bị đơn nói năng gì thì đã đưa ra yêu cầu hạn chế và chập thuận gần như hoàn toàn yêu cầu phía bị đơn.
Tuy nói là vậy nhưng Thẩm phán có quyền đưa phán quyết kể cả trước khi nghe bị đơn giải trình để hạn chế ảnh hưởng nếu bằng chứng nhận được đủ để đưa ra kết luận đó. (Ví dụ đang phá dỡ nhà, hàng xóm thông báo phá chỗ này có ảnh hưởng đến nhà tôi, thực tế là tường nhà tôi sụp rồi, tòa làm gì đi. Hiên pháp cho phép thẩm phán yêu cầu dừng hành vi và hearing bị đơn sau đó, nếu clear không phải do bị đơn thì lại làm tiếp).
Về cơ bản là cả 2 bên đều làm đúng luật, không vấn đề gì xảy ra ngoài luật định. tôi thấy vụ này sẽ về như chiều hướng của tôi dự đoán là 1 phán quyết có lợi cho phía Dem.
Ngoài ra hôm vừa rồi elon musk có nói về việc Department of Education coi như đã đóng, mai tôi sẽ tìm thêm tài liệu về 2 quan điểm nên hay không nên có Bộ Giáo Dục ở cấp độ liên bang để anh em có góc nhìn rộng hơn về vấn đề này.
Ngoài ra còn việc bóc ra các khoản chi của chính phủ không hợp lý thì tất nhiên vẫn đang tiếp diễn (vì DOGE vẫn truy cập vào thông tin các tài khoản của chính phủ như bình thường). Sẽ còn nhiều trường hợp như vậy. Ví dụ như việc lấy tiền của FEMA thuyên chuyển cho bên an sinh xã hội sử dụng để thanh toán chi phí an sinh xã hội (thuê chỗ ở cho người nhập cư). Thực ra về mặt luật định thì co kéo budget qua lại giữa các bộ phân thì vẫn hợp pháp, ví dụ ở nhiệm kì đầu của chính phủ tổng thống Trump cũng sử dụng ngân sách quốc phòng để xây tường (thuộc về công việc của bên Border and Security - an ninh nội địa)
https://www.npr.org/2020/02/13/8057...-8-billion-in-pentagon-funding-to-border-wall. Nói chung đến hiện tại thì tôi chưa thấy khui ra vụ nào trái luật, không phù hợp thì tùy góc nhìn tôi cũng không bàn luận nhiều.