thắc mắc Các bác làm bên mảng quản lý chất lượng tư vấn giúp em với ạ

Hmm
qa/qc thì a nghĩ hơi khó tiếp ccan cho sv qlcn vì nó cần phải có kiến thức chuyên môn của ngành :haha::haha:
Qa/qc mấy ngành hàng giá trị thấp như giày da, may mặc thì sv qlcn còn đc nhận. Chứ mấy ngành giá trị cao như sản phẩm điện, cơ khí, sinh hoá thì e nghĩ sv qlcn khó đc nhận lắm a
 
Qa/qc mấy ngành hàng giá trị thấp như giày da, may mặc thì sv qlcn còn đc nhận. Chứ mấy ngành giá trị cao như sản phẩm điện, cơ khí, sinh hoá thì e nghĩ sv qlcn khó đc nhận lắm a

Chịu khó học là được thôi fen. Cái gì cũng có lần đầu mà. Vừa học vừa làm trau dồi kiến thức ngành. Cấu trúc nó cũng có form sẵn rồi, vào công ty nó đào tạo thêm. Chứ kiến thức trên trường sao mà đủ sài
 
Theo kinh nghiệm của tui thì cần chú ý các vấn đề sau nếu đi theo mảng QLCL:
  • QA và QC theo đúng định nghĩa trong ngành sẽ có công việc khác nhau (có nhiều công ty ghi tuyển QA, nhưng vào nghe mô tả thì không khác gì QC). Cần hiểu rõ tính chất QA và QC ra sao để có định hướng rõ ràng cho công việc. 1 QA tốt là QA biết và thay thế đc QC.
  • QA về cơ bản có chức năng và quyền hạn cao hơn QC.
  • Nếu chỉ xác định theo QC, thì không cần học nhiều. Còn muốn từ QC để làm bàn đạp lên QA thì phải học các lớp và thực hành các hệ thống quản lý: ISO, Kaizen,...
  • QA có tương lai hơn QC, thường khi quy hoạch TBP Chất lượng, thì QA là người đc chọn.
  • QA cần giỏi về Excel, phân tích dữ liệu, các phương pháp phân tích dữ liệu (ANOVA, chart,...)
Phần kiến thức về thống kê chắc là điểm yếu nhất ít người để í. Riêng về phần số liệu hiểu đúng bản chất (loại dữ liệu, chuẩn hoá dữ liệu, phương pháp đo lường, phân bố dữ liệu, phân tích dữ liệu) là vấn đề lớn.
 
Phần kiến thức về thống kê chắc là điểm yếu nhất ít người để í. Riêng về phần số liệu hiểu đúng bản chất (loại dữ liệu, chuẩn hoá dữ liệu, phương pháp đo lường, phân bố dữ liệu, phân tích dữ liệu) là vấn đề lớn.
Đúng thật, hầu hết đi làm bên mảng chất lượng là QC, nên ít người chú tâm lắm. Có khi có sẵn control chart thì dùng mà không hiểu tại sao luôn ấy chứ. Nếu an phận thủ thường QC thì vậy cũng được (nhưng phải góp kinh nghiệm tại kiểm soát quá trình).
 
Mình cũng QLCN đang làm QA-QC đây. Nói chung cũng tuỳ thời điểm và thời cơ thôi fen.
QLCN mới đầu muốn làm QA-QC đúng là sẽ khó hơn so với 1 số bạn có chuyên ngành Kỹ thuật. nhưng cứ thử thôi, biết đâu nghề chọn mình :))
 
Chào đồng môn, tui QLCN K17 HCMUT đây.
Quản lý công nghiệp thường hay được so sánh với Kỹ thuật hệ thống công nghiệp. Bên đó được học chuyên sâu về Tools, chuyên môn hơn, còn QLCN thiên hướng về mindset quản lý hơn. Định hướng KTHTCN thường làm Process Engineer, có thể làm QLSX hoặc công việc đặc thù sản xuất hơn. Còn QLCN thì đa dạng hơn, K17 mấy đứa bạn mình làm có thể kể đến như Process Engineer, Production Superviosr, QA, QC, Operation Executive, ... khá là đa dạng.

Còn vấn đề của fen muốn làm QA/QC thì cần xác định rõ là muốn làm QA hay QC. Thường thì tui thấy đại học ra thường làm QA hơn. Còn mấy cái tools fen nói thì mới chân ướt chân ráo fresher công ty chả giao việc phức tạp cho làm đâu. Đầu tiên rành excel, phân tích dữ liệu đơn giản bằng exel rồi report cho manager của mình. Đến khi được chú ý thì mới có cơ hội join mấy cái project mới có cơ hội thực chiến. Còn Data Analysis thì QA phải level manager, hoặc làm bên production hoặc process thì may ra áp dụng. Chỉ cần SQL, BI là đủ dùng rồi. Đặc biệt fen nên dành thời gian học ISO 9k, 14k, 45k, rồi tùy mảng sản xuất công ty mà học IATF, HACCP, GMP, ... trở thành Internal Auditor. Ngoài ra học TPM các thứ. Nói chung cứ đi làm mấy công ty FDI, vào học thêm là được
Anh ơi e chào anh e hiện tại là K22 ngành QLCN và đang trong thời gian chọn chuyên ngành, anh có thể cho e hỏi ngành QLCN khi mình ra làm việc thì có cần áp dụng ngôn ngữ khác nào ngoài tiếng Anh không ạ (Như tiếng trung, hàn, nhật)? E cảm ơn.
 
Anh ơi e chào anh e hiện tại là K22 ngành QLCN và đang trong thời gian chọn chuyên ngành, anh có thể cho e hỏi ngành QLCN khi mình ra làm việc thì có cần áp dụng ngôn ngữ khác nào ngoài tiếng Anh không ạ (Như tiếng trung, hàn, nhật)? E cảm ơn.
Thích tiếng nào thì học tiếng đó thôi em. Trung của thì dễ học giao tiếp nhưng lương không cao. Khá ki bo, chi li từng đồng. Nhật lùn thì cao hơn, nhiều công ty Nhật yêu cầu phải có N3, điều kiện để làm việc. Nhưng bọn này khá thảo mai. Hàn thì ngang Nhật, có tiếng Hàn thì lên như gió. Được tụi Hàn ưu ái, thích hơn. Bọn này chửi nhiều, nhưng hay dắt đi ăn. Sau khi chơi cả 3 thằng thì thấy:
  • Trung kiểu: "Mày phải nói được tiếng Trung, đó là bình thường"
  • Nhật kiểu: "Mày phải nói được tiếng Nhật thì lương mới cao"
  • Hàn kiểu: "Mày nói được tiếng Hàn à? giỏi đấy, năm sau lên chức lên lương. Chiều nay đi nhậu"
 
Back
Top