thảo luận Các bạn có quan tâm cách đấu điện để tăng tuổi thọ đồ điện - điện tử

GameFPS

Senior Member
Từng bị cháy 1 tivi do quên không ghim qua ổn áp và sét đánh vào đường dây điện dội vào tivi. Ổn áp đôi khi bị nhảy rơ le breaker vào những ngày mưa dù không dùng.
Sau khi xây nhà mới, không còn dùng ổn áp thì hộp điện tổng gồm: CB để bảo vệ ngắn mạch và chống giật, cầu chì để bảo vệ quá tải dây dẫn, bộ cắt lọc sét.
Từ đó giờ tivi, tủ lạnh, dàn âm thanh... nhà mình hầu như không phải sửa luôn. Vì tất cả công tắc đều nằm trên dây nóng, ổ cắm tuân theo 1 quy tắc đồng nhất (Dây nóng: lỗ bên trái hoặc bên trên. Dây nguội: lỗ bên trái hoặc bên dưới), khi cắm ổ cắm nối dài hoặc thiết bị điện tử luôn ghim đúng chiều nóng nguội, nối đất (mass) cho thiết bị bị rò điện (nếu có), ổ cắm nối dài luôn dùng loại có tích hợp rơ le. Kết quả đạt được là đồ điện tử hầu như không còn hiện tượng rò điện và bền khủng khiếp.
20210604_160849.jpg


Các bạn có bảo vệ đồ điện - điện tử đang dùng không?
 
Sét mà đánh thì trời kêu ai người đó dạ thôi chẳng có cách nào triệt tiêu được hết.
Không ông nào có thể cam kết 100% chống được set tùy mức độ nặng nhẹ của sét. Năm ngoái mới lắp tổng đài có lắp cả chống sét mà mưa gió nó đánh phát chết con tổng đài luôn, đài truyền hình gần đó cũng bị sét giáng cho phát chết cả máy nên không bị đền. Đến truyền hình tiền bạc không thiếu thế mà sét chỉ chống được tương đối thôi những quả sét đánh mạnh trực diện chả chịu nổi chịu thua huống chi gia đình.
Mưa to gió lớn nghe tiếng sấm sét tốt nhất rút thiết bị điện ra khỏi ổ cắm, rút các jack ăng ten nếu có cho an toàn chứ ngồi trông chờ mấy thiết bị cắt sét lọc set rẻ tiền thì có ngày cháy hết.
Để làm thiết bị chống sét đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật rất đắt đỏ tầm vài chục đến cả trăm triệu không phải là vài trăm hay vài triệu đâu.
Không rõ nguyên lý chống sét có thể lên google có rất nhiều tài liệu hướng dẫn cũng như giá cả các thiết bị chống sét ở đó. KHông ai cam cam đoan là lắp đặt chống sét xong sẽ bảo đảm 100% bảo vệ thiết bị hay đền tiền thiết bị nếu sét đánh.
 
Hệ thống chống sét chủ động có đáng với cái giá của nó không nhỉ, riêng cái kim thu sét có bán kính bảo vệ 57-120m giá tận hơn 40tr :oh: kinh dị thật
 
Sét mà đánh thì trời kêu ai người đó dạ thôi chẳng có cách nào triệt tiêu được hết.
Không ông nào có thể cam kết 100% chống được set tùy mức độ nặng nhẹ của sét. Năm ngoái mới lắp tổng đài có lắp cả chống sét mà mưa gió nó đánh phát chết con tổng đài luôn, đài truyền hình gần đó cũng bị sét giáng cho phát chết cả máy nên không bị đền. Đến truyền hình tiền bạc không thiếu thế mà sét chỉ chống được tương đối thôi những quả sét đánh mạnh trực diện chả chịu nổi chịu thua huống chi gia đình.
Mưa to gió lớn nghe tiếng sấm sét tốt nhất rút thiết bị điện ra khỏi ổ cắm, rút các jack ăng ten nếu có cho an toàn chứ ngồi trông chờ mấy thiết bị cắt sét lọc set rẻ tiền thì có ngày cháy hết.
Để làm thiết bị chống sét đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật rất đắt đỏ tầm vài chục đến cả trăm triệu không phải là vài trăm hay vài triệu đâu.
Không rõ nguyên lý chống sét có thể lên google có rất nhiều tài liệu hướng dẫn cũng như giá cả các thiết bị chống sét ở đó. KHông ai cam cam đoan là lắp đặt chống sét xong sẽ bảo đảm 100% bảo vệ thiết bị hay đền tiền thiết bị nếu sét đánh.
Làm như do ăn ở!
Đợt mưa đầu mùa! Đi thay đầu thu 5 nhà trong 1 khu!
Nhưng củng trong khu đó, có 3 nhà k bị hư gì!

5 nhà hư đầu thu kia k chỉ riêng đầu thu, mà ảnh hưởng đến tv luôn :(
 
Hệ thống chống sét chủ động có đáng với cái giá của nó không nhỉ, riêng cái kim thu sét có bán kính bảo vệ 57-120m giá tận hơn 40tr :oh: kinh dị thật
Đọc xong, lại cuộn lên đọc phần đài truyền hình phía trên!

Kết : trời kêu ai nấy dạ!
 
Đọc xong, lại cuộn lên đọc phần đài truyền hình phía trên!

Kết : trời kêu ai nấy dạ!
Thấy ở VN chủ yếu dùng loại thu sét thụ động chứ loại chủ động nhiều tiền này chắc phải công ty/tổ chức lớn họ mới dùng
 
Có điều kiện thì lắp thêm, hoạ may mới bị, xây nhà mới nên làm thêm tiếp địa cho ngon
5o6VLEg.jpg


Gửi từ v0z bằng vozFApp
 
Các anh cứ sét sét sét mãi thế nhỉ, bộ bị mấy em mã lai trên tik tok làm mất hồn à. Sét mà đánh trực tiếp thì Thánh cũng phải chịu thì chịu không chịu thì chịu nhé.
Thiết bị cắt lọc sét thứ cấp dùng để cắt xung ngang (sét lan truyền trong lưới điện, do đóng cắt các thiết bị điện công suất lớn, nổ bình, chạm điện...) gây hại cho thiết bị điện tử , tất nhiên là trong hộp điện chính đã có crack tiếp địa rồi. Đơn giản là mình xây thêm bức tường để chịu sóng thay cho thiết bị điện tử, từ đó tăng tuổi thọ. Mình đã hỏi thằng bạn làm kỹ sư điện công nghiệp rồi ấy chứ.
Tỉnh hồn lại nhé các anh, xem video này
 
Thấy ở VN chủ yếu dùng loại thu sét thụ động chứ loại chủ động nhiều tiền này chắc phải công ty/tổ chức lớn họ mới dùng
Không đâu kim tiên đạo dùng hơi bị nhiều ở các công trình cao tầng với biệt thự đó phen. Hay chơi kiểu này vì dễ thi công, có khi còn rẻ hơn là làm hệ chống sét cổ điển đối với nhà cao tầng đâý :confident: Tuy nhiên khả năng bảo vệ vẫn còn mơ hồ chưa rõ ràng nên chỉ có 1 vài nước có tiêu chuẩn về loại ESE này, hầu hết tiêu chuẩn được dẫn là NFC của Fap, TCVN hay mẽo cũng éo chơi với loại này, những công trình quan trọng hay công trình nhà nước ít khi dùng hệ ESE này mà để chắc chắn thì kết hợp cả tiên đạo + franklin hoặc không thì chỉ dùng hệ cổ điển franklin thôi :confident:
 
Từng bị cháy 1 tivi do quên không ghim qua ổn áp và sét đánh vào đường dây điện dội vào tivi. Ổn áp đôi khi bị nhảy rơ le breaker vào những ngày mưa dù không dùng.
Sau khi xây nhà mới, không còn dùng ổn áp thì hộp điện tổng gồm: CB để bảo vệ ngắn mạch và chống giật, cầu chì để bảo vệ quá tải dây dẫn, bộ cắt lọc sét.
Từ đó giờ tivi, tủ lạnh, dàn âm thanh... nhà mình hầu như không phải sửa luôn. Vì tất cả công tắc đều nằm trên dây nóng, ổ cắm tuân theo 1 quy tắc đồng nhất (Dây nóng: lỗ bên trái hoặc bên trên. Dây nguội: lỗ bên trái hoặc bên dưới), khi cắm ổ cắm nối dài hoặc thiết bị điện tử luôn ghim đúng chiều nóng nguội, nối đất (mass) cho thiết bị bị rò điện (nếu có), ổ cắm nối dài luôn dùng loại có tích hợp rơ le. Kết quả đạt được là đồ điện tử hầu như không còn hiện tượng rò điện và bền khủng khiếp.View attachment 582430

Các bạn có bảo vệ đồ điện - điện tử đang dùng không?
Sét mà đánh thì trời kêu ai người đó dạ thôi chẳng có cách nào triệt tiêu được hết.
Không ông nào có thể cam kết 100% chống được set tùy mức độ nặng nhẹ của sét. Năm ngoái mới lắp tổng đài có lắp cả chống sét mà mưa gió nó đánh phát chết con tổng đài luôn, đài truyền hình gần đó cũng bị sét giáng cho phát chết cả máy nên không bị đền. Đến truyền hình tiền bạc không thiếu thế mà sét chỉ chống được tương đối thôi những quả sét đánh mạnh trực diện chả chịu nổi chịu thua huống chi gia đình.
Mưa to gió lớn nghe tiếng sấm sét tốt nhất rút thiết bị điện ra khỏi ổ cắm, rút các jack ăng ten nếu có cho an toàn chứ ngồi trông chờ mấy thiết bị cắt sét lọc set rẻ tiền thì có ngày cháy hết.
Để làm thiết bị chống sét đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật rất đắt đỏ tầm vài chục đến cả trăm triệu không phải là vài trăm hay vài triệu đâu.
Không rõ nguyên lý chống sét có thể lên google có rất nhiều tài liệu hướng dẫn cũng như giá cả các thiết bị chống sét ở đó. KHông ai cam cam đoan là lắp đặt chống sét xong sẽ bảo đảm 100% bảo vệ thiết bị hay đền tiền thiết bị nếu sét đánh.

Đọc xong, lại cuộn lên đọc phần đài truyền hình phía trên!

Kết : trời kêu ai nấy dạ!

Thấy ở VN chủ yếu dùng loại thu sét thụ động chứ loại chủ động nhiều tiền này chắc phải công ty/tổ chức lớn họ mới dùng

Có điều kiện thì lắp thêm, hoạ may mới bị, xây nhà mới nên làm thêm tiếp địa cho ngon
5o6VLEg.jpg


Gửi từ v0z bằng vozFApp

Không đâu kim tiên đạo dùng hơi bị nhiều ở các công trình cao tầng với biệt thự đó phen. Hay chơi kiểu này vì dễ thi công, có khi còn rẻ hơn là làm hệ chống sét cổ điển đối với nhà cao tầng đâý :confident: Tuy nhiên khả năng bảo vệ vẫn còn mơ hồ chưa rõ ràng nên chỉ có 1 vài nước có tiêu chuẩn về loại ESE này, hầu hết tiêu chuẩn được dẫn là NFC của Fap, TCVN hay mẽo cũng éo chơi với loại này, những công trình quan trọng hay công trình nhà nước ít khi dùng hệ ESE này mà để chắc chắn thì kết hợp cả tiên đạo + franklin hoặc không thì chỉ dùng hệ cổ điển franklin thôi :confident:
đầu tư cái hệ thống thu lôi 4-5 chục triệu mà vẫn không hiệu quả các bác nhỉ,hic
 
Sét đánh trực tiếp thì cứu được mạng là may rồi, còn đồ điện tử ít hi vọng do điện áp cao vẫn ảnh hưởng tới khu vực nó đánh.

Đồ điện tử hỏng do sét lan truyền theo đường điện khá là nhiều, thế nên lắp thiết bị cắt sét lan truyền cũng hạn chế được khả năng hỏng do dính sét lan truyền đấy.

Giá cả thì vô vàn, vài trăm nghìn đến hàng chục triệu cũng có.
 
Cắt lọc sét thì phải truyền dẫn cực nhanh điện thế của sét xuống đất trước khi đi vào thiết bị điện trong gia đình. Muốn truyền dẫn nhanh điện xuống đất thì dây tiết diện phải đủ tiêu chuẩn tức là phải to, cọc tiếp địa phải tốt, cọc tiếp địa tốt thì có bãi tiếp địa,... tốn tiền.
Mua cái bộ tủ cắt sét rất đắt tiền nhưng làm dây tiếp địa bé xíu cắm cái đinh vào tường là xong thì sét lan truyền loại yếu nhất nó đáng tan cả thiết bị trong nhà mà thiết bị cắt sét vẫn không bảo vệ được.
Tóm lại chống sét là cả hệ thống phải đạt tiêu chuẩn thì mới chống được (nhiều cấp độ chống được một phần nào đó) chứ không phải mua vài thiết bị lắp lên là chống được đâu ngoại trừ lắp lên chống bằng niêm tin là nhà có thiết bị cắt lọc sét rồi yên tâm xem TV sử dụng thiết bị mùa mưa bão.
 
đầu tư cái hệ thống thu lôi 4-5 chục triệu mà vẫn không hiệu quả các bác nhỉ,hic
Có.
Có thể chia là 10 cấp độ sét thì đồ càng đắt tiền lắp đặt đạt tiêu chuẩn thì càng tiệm cận đến mức 10. Ví dụ như sét lan truyền, sét cảm ứng khi nó đánh thì các dây dẫn đều nhiễm điện điện áp nó xông lên trên 500v đến hàng kV, thiết bị lọc sét cắt sét có thể triệt tiêu những xung điện này.
Hàng năm một đài truyền hình có thể nhận hàng chục hay hàng trăm cú sét đánh gián tiếp tùy vị trí (họ có những thiết bị đếm sét) đa phần là chống được nhưng cũng có cú ngoại lệ phang cho chết luôn.
Cái này cũng như mua bảo hiểm Y tế có bệnh thì sẽ được chi trả phần nào viện phí chứ không phải mua bảo hiểm cho dù gói 1000 tỷ không bảo vệ được tính mạng mình khỏi bệnh hiểm nghèo hay tai nạn.
 
Từng bị cháy 1 tivi do quên không ghim qua ổn áp và sét đánh vào đường dây điện dội vào tivi. Ổn áp đôi khi bị nhảy rơ le breaker vào những ngày mưa dù không dùng.
Sau khi xây nhà mới, không còn dùng ổn áp thì hộp điện tổng gồm: CB để bảo vệ ngắn mạch và chống giật, cầu chì để bảo vệ quá tải dây dẫn, bộ cắt lọc sét.
Từ đó giờ tivi, tủ lạnh, dàn âm thanh... nhà mình hầu như không phải sửa luôn. Vì tất cả công tắc đều nằm trên dây nóng, ổ cắm tuân theo 1 quy tắc đồng nhất (Dây nóng: lỗ bên trái hoặc bên trên. Dây nguội: lỗ bên trái hoặc bên dưới), khi cắm ổ cắm nối dài hoặc thiết bị điện tử luôn ghim đúng chiều nóng nguội, nối đất (mass) cho thiết bị bị rò điện (nếu có), ổ cắm nối dài luôn dùng loại có tích hợp rơ le. Kết quả đạt được là đồ điện tử hầu như không còn hiện tượng rò điện và bền khủng khiếp.View attachment 582430

Các bạn có bảo vệ đồ điện - điện tử đang dùng không?
Không thấy cái mạch bảo vệ quá áp nhỉ?
Kiểu điện lên trên 260v là ngắt, or dưới 190v là ngắt -> về bình thường thì đóng điện lại
 
Không thấy cái mạch bảo vệ quá áp nhỉ?
Kiểu điện lên trên 260v là ngắt, or dưới 190v là ngắt -> về bình thường thì đóng điện lại
Khoảng 8 năm trở lại, cách nhà 600m xây trạm biến thế nên điện áp rất ổn định, luôn ở mức 220-230v.
Mình còn xài dàn âm thanh nên tối giản thiết bị điện. Nó thực sự ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng âm thanh.
 
Khoảng 8 năm trở lại, cách nhà 600m xây trạm biến thế nên điện áp rất ổn định, luôn ở mức 220-230v.
Mình còn xài dàn âm thanh nên tối giản thiết bị điện. Nó thực sự ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng âm thanh.
Chỉ sợ mất pha thôi, mình ở chung cư nó có trạm riêng cho cả tòa nhà nhưng mà đếch tin :lmao:
 
Cắt lọc sét thì phải truyền dẫn cực nhanh điện thế của sét xuống đất trước khi đi vào thiết bị điện trong gia đình. Muốn truyền dẫn nhanh điện xuống đất thì dây tiết diện phải đủ tiêu chuẩn tức là phải to, cọc tiếp địa phải tốt, cọc tiếp địa tốt thì có bãi tiếp địa,... tốn tiền.
Mua cái bộ tủ cắt sét rất đắt tiền nhưng làm dây tiếp địa bé xíu cắm cái đinh vào tường là xong thì sét lan truyền loại yếu nhất nó đáng tan cả thiết bị trong nhà mà thiết bị cắt sét vẫn không bảo vệ được.
Tóm lại chống sét là cả hệ thống phải đạt tiêu chuẩn thì mới chống được (nhiều cấp độ chống được một phần nào đó) chứ không phải mua vài thiết bị lắp lên là chống được đâu ngoại trừ lắp lên chống bằng niêm tin là nhà có thiết bị cắt lọc sét rồi yên tâm xem TV sử dụng thiết bị mùa mưa bão.

Đúng, cái này phải xây nhà mới thì may ra mới làm ngon được, mà VN nhà dân mấy ai quan tâm chi tiền cái này đâu, thi công đúng tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như lol :beat_brick:

Gửi từ v0z bằng vozFApp
 
Khoảng 8 năm trở lại, cách nhà 600m xây trạm biến thế nên điện áp rất ổn định, luôn ở mức 220-230v.
Mình còn xài dàn âm thanh nên tối giản thiết bị điện. Nó thực sự ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng âm thanh.

Nhà ở cuối trạm hay ở gần khu nào có nhiều nhà làm máy móc tiêu thụ điện lớn cay lắm, tầm 5h chiều điện yếu chập chờn không tủ tải cắm cơm cũng k chín ngon :ROFLMAO:

Gửi từ v0z bằng vozFApp
 
Đọc xong, lại cuộn lên đọc phần đài truyền hình phía trên!

Kết : trời kêu ai nấy dạ!
Điện sẽ đi qua nơi điện trở thấp hơn, kể cả tia sét hay sét lan truyền. Gắn bộ cắt lọc sét thứ cấp tương tự việc tăng điện trở. Nên những nhà nào điện trở thấp sẽ lãnh đủ khi có sự cố.
 
Back
Top