Các công ty đa quốc gia tăng tốc chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu

COVID tàn phá chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ lại bị tàn phá do làn sóng lây nhiễm COVID hiện nay tại Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp, công ty logistics ở đại lục đang phải ngừng sản xuất do hầu hết công nhân đều nhiễm bệnh. Chẳng hạn, công nhân nhà máy ở Chiết Giang được yêu cầu nghỉ sớm trước Tết Nguyên Đán và trở lại làm việc sau hai tháng.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ APEC 2022 được tổ chức tại Thâm Quyến hôm 22/12, Phó Chủ tịch điều hành BYD Liêm Ngọc Ba (Lian Yubo) cho biết 20–30% nhân viên của công ty đã nhiễm COVID và bị cách ly tại nhà, dẫn đến năng lực sản xuất xe của BYD bị giảm. Công ty phải cắt giảm 2,000–3,000 chiếc khỏi sản lượng trung bình hàng ngày.

Hôm 24/12, Tesla đã đình chỉ sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải. Theo Reuters, nhiều công nhân và nhà cung cấp tại nhà máy đã nhiễm COVID.

china-covid-19-526x350-1.jpeg

Bệnh nhân nằm trên cáng tại bệnh viện Đồng Nhân ở Thượng Hải hôm 03/01/2023. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)

Ông Peter Lindstrom, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty vận tải Na Uy Torvald Klaveness, đã đăng trên Twitter hôm 21/12 rằng đợt bùng phát này đã “vượt ngoài tầm kiểm soát” ở Trung Quốc và 90% nhân viên Trung Quốc làm việc cho công ty đều đã nhiễm bệnh, theo The Telegraph. Các nhân viên này cư trú tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Ninh Ba, và Quảng Châu.

Bà Bindiya Vakil, giám đốc điều hành của công ty lập bản đồ chuỗi cung ứng Resilinc, nói với Financial Times: “Chúng ta sẽ thấy rất nhiều hoạt động bị ảnh hưởng bởi tình trạng vắng mặt, không chỉ ở các nhà máy mà còn ở các cơ sở kho bãi, phân phối, logistics cũng như vận chuyển.”

Việc tách rời khỏi Trung Quốc tăng tốc
Sự độc quyền của chính quyền Trung Quốc đối với các thiết bị y tế quan trọng trong giai đoạn đầu của đại dịch đã phơi bày lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu, đây là một hồi chuông cảnh tỉnh lớn đối với cộng đồng quốc tế.

Khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi đánh giá 100 ngày về sự phụ thuộc chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, đồng thời đề nghị hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác cùng chung chí hướng về một chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi.

Sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine khiến phương Tây phải “sản xuất tại nước bạn” (“friend-shoring”), nghĩa là chuyển sản xuất từ các quốc gia độc tài sang các nước đồng minh, Liên minh Âu Châu cũng đã gia nhập các quốc gia tách khỏi chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 03/12 rằng Apple đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Công ty có kế hoạch tăng sản lượng iPhone tại Ấn Độ lên 45%, trong khi Việt Nam sẽ tập trung nhiều hơn vào việc lắp ráp Apple Watch, MacBook, và các sản phẩm khác.

Tương tự, một số nhà sản xuất xe hơi đang đẩy nhanh việc tổ chức lại chuỗi cung ứng của họ. Mazda đang chuyển sản xuất một số bộ phận trước đây được sản xuất tại Trung Quốc sang thị trường nội địa Nhật Bản. Ford và GM đã chuyển hoạt động sản xuất phụ tùng sang các nhà máy ở Hoa Kỳ trong hơn một năm. Mercedes đang xem xét chuyển việc mua các bộ phận của mình sang các nhà cung cấp ở Âu Châu, Hoa Kỳ, hoặc Mexico.

“Đây không còn là thời đại mà chi phí là yếu tố động lực chính,” ông Masahiro Moro, giám đốc điều hành cao cấp của Mazda, nói với Financial Times. “Giờ đây, cũng cần phải xét đến sức mạnh của chuỗi cung ứng của chúng ta để bảo đảm việc mua sắm các bộ phận ổn định.”

Chính quyền Trung Quốc hiếm khi thừa nhận thất bại của họ. Khi mà họ làm như vậy, điều đó có nghĩa là tình hình đã rất thảm khốc.

Ông Uông Thọ Dương (Wang Shouyang), giám đốc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết tại một diễn đàn chuỗi công nghiệp toàn cầu được tổ chức hôm 04/12/2022, rằng “các vấn đề chính mà an ninh chuỗi công nghiệp của Trung Quốc phải đối mặt là chuỗi công nghiệp đứt gãy ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, các công nghệ cốt lõi còn phụ thuộc cao vào ngoại quốc, và xu hướng dịch chuyển ra bên ngoài rõ rệt của một số ngành thâm dụng lao động.”

Nguồn:
https://www.epochtimesviet.com/cac-...-hinh-lai-chuoi-cung-ung-toan-cau_349954.html

Bài gốc:
https://www.theepochtimes.com/multi...a-reshaping-global-supply-chains_4963695.html

Tham khảo:
https://www.scmp.com/economy/china-...others-could-steal-it-remains-topic-discourse
https://www.businessinsider.com/china-trade-war-covid-companies-moving-supply-chains-2022-12
 
Last edited:
nguồn epochtime thì ghê rồi, còn dòng vốn FDI vào TQ năm 2022 vẫn đạt kỷ lục

Nguồn khác thì nhìn ở dưới, không có bài tiếng Việt. Tôi không rảnh để dịch.

Còn cái FDI năm ngoái của TQ có tăng đấy, nhưng là số ít doanh nghiệp lớn, chủ yếu của Đức và Nhật, cố đấm ăn xôi, tăng cường một số biện pháp bảo vệ dự án đã có của họ ở Trung Quốc, sau khi tình thế quốc tế trở nên bất ổn mả thôi.

Còn cơ bản thì không có/ít dự án mới, không có nhà đầu tư mới:

Virtually no new European firms have chosen to enter the Chinese market in recent years,’ according to US-based Rhodium Group

China’s receipt of foreign direct investment (FDI) may not be as promising as its double-digit growth figures suggest, with new inflows being increasingly concentrated around a handful of large multinationals, certain sectors and countries, according to new research findings.
A study from New York-based Rhodium Group also noted that there could be an acceleration in European firms trying to reduce their dependency on China, in light of rising geopolitical tensions, persistent and disruptive zero-Covid controls, and other economic uncertainties in China.


https://www.scmp.com/economy/china-...i-inflows-questioned-bulk-investments-eu-come


Across a broader range of sectors, manufacturers have been less bullish on doing foreign investment in China for years.

In numerical terms, FDI has fallen from 560 recorded new projects in 2008 to 274 in 2015, and further still to a mere 113 in 2021, fDi Markets figures show. In parallel, estimated capital expenditure has dropped from $55.5bn in 2008 to $28.2bn in 2015, and stood at $18.6bn in 2021.

https://www.fdiintelligence.com/content/feature/chinas-foreign-investment-problem-80679

The question remains whether such steps will be enough to counteract any impact from geopolitical uncertainty or onerous COVID zero restrictions, while at the same time easing the concerns of investors now grappling with China’s increasingly ad-hoc policymaking, limited market access and shifting supply chain strategies.

“Two, three, four years from now, I predict a massive decline in investment in China because no new projects are being teed up, because people can’t come in and look at space,” Michael Hart, president of the American Chamber of Commerce in China, told CNBC in May.

https://www.japantimes.co.jp/news/2022/10/05/business/china-foreign-direct-investment-flight/

Cho nên Epoch Times nó có nói môi trường đầu tư có vấn đề, nhà đầu tư sợ thì nó cũng không mâu thuẫn với cái mà các nơi khác nói.
 
Last edited:
nguồn epochtime thì ghê rồi, còn dòng vốn FDI vào TQ năm 2022 vẫn đạt kỷ lục, trên báo thì TQ phòng toả, đứt chuỗi cung ứng nhưng cảng Thượng Hải vẫn là cảng container bận rộn nhất thế giới
Chuyện gì cũng từ từ, 1-2 năm thì chưa nói được gì
 
nguồn epochtime thì ghê rồi, còn dòng vốn FDI vào TQ năm 2022 vẫn đạt kỷ lục, trên báo thì TQ phòng toả, đứt chuỗi cung ứng nhưng cảng Thượng Hải vẫn là cảng container bận rộn nhất thế giới
Chuyện dịch chuyển chuỗi cung ứng chỉ là chuyện sớm hay muộn thôi vì lương công nhân TQ giờ quá cao rồi, mấy ngành cần nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, may mặc chuyển nhiều lắm rồi đấy. Từ từ các ngành công nghệ cao hơn sẽ dịch chuyển theo sự hoàn thiện của chuỗi cung ứng mới. :smile:
Anh không chỉ nên nhìn vào FDI của TQ mà còn nên nhìn vào FDI của Ấn, Indo, Thái, Phi, Việt,... Nó tăng vượt trội hết đấy. Chuỗi cung ứng mới đang được xây dựng rồi, ko phải chỉ là hô hào, dự đoán nữa đâu. :go:
 
Chuyện dịch chuyển chuỗi cung ứng chỉ là chuyện sớm hay muộn thôi vì lương công nhân TQ giờ quá cao rồi, mấy ngành cần nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, may mặc chuyển nhiều lắm rồi đấy. Từ từ các ngành công nghệ cao hơn sẽ dịch chuyển theo sự hoàn thiện của chuỗi cung ứng mới. :smile:
Anh không chỉ nên nhìn vào FDI của TQ mà còn nên nhìn vào FDI của Ấn, Indo, Thái, Phi, Việt,... Nó tăng vượt trội hết đấy. Chuỗi cung ứng mới đang được xây dựng rồi, ko phải chỉ là hô hào, dự đoán nữa đâu. :go:
Nhưng lương công nhân chỉ là 1 yếu tố thôi, làm ăn ở TQ tiện đủ thứ, chuỗi cung ứng hoàn thiện, phụ kiện cần cái gì là cái đó, kho vận thì nhanh-rẻ, thích nhập-xuất hàng đi đâu cũng được.
Chuyển sang nước khác đỡ được mấy đồng tiền công, còn đụng cái gì thiếu cái đó, kho vận thì đắt lòi, bất tiện.
 
Nhưng lương công nhân chỉ là 1 yếu tố thôi, làm ăn ở TQ tiện đủ thứ, chuỗi cung ứng hoàn thiện, phụ kiện cần cái gì là cái đó, kho vận thì nhanh-rẻ, thích nhập-xuất hàng đi đâu cũng được.
Chuyển sang nước khác đỡ được mấy đồng tiền công, còn đụng cái gì thiếu cái đó, kho vận thì đắt lòi, bất tiện.
Chỉ là 1 yếu tố, anh nói nghe đơn giản quá, mấy đồng anh nhân lên x10, x1000,... trăm triệu người lao động xem nó thành bao nhiêu :oh:. Hơn nữa, lương sẽ tăng theo thời gian, doanh nghiệp phải tính kế hoạch 5 năm, 10 năm chứ đâu phải bạ đâu làm đấy. Ko chuyển bây giờ chờ lương công nhân tăng thì vỡ mồm à?

Nhờ chuỗi cung ứng hoàn thiện nên tụi tư bản nó mới từ từ chuyển trong khi hoàn thiện chuỗi mới đấy. Bây giờ chưa tốt nhưng tương lai sẽ tốt cũng như TQ thôi, đâu phải đùng phát là xong nhưng dịch chuyển đã xảy ra rồi, ko thể phủ nhận đc :smile:
 
Last edited:
Nhưng lương công nhân chỉ là 1 yếu tố thôi, làm ăn ở TQ tiện đủ thứ, chuỗi cung ứng hoàn thiện, phụ kiện cần cái gì là cái đó, kho vận thì nhanh-rẻ, thích nhập-xuất hàng đi đâu cũng được.
Chuyển sang nước khác đỡ được mấy đồng tiền công, còn đụng cái gì thiếu cái đó, kho vận thì đắt lòi, bất tiện.
Nói về chuỗi cung ứng, thì nó cũng do tư bản phương tây xây dựng nên ở tầu khựa.
Khi họ muốn họ cũng xây dựng một chuổi cung ứng ở nơi khác như ấn độ hay khối asian được thôi, có gì khó.
 
Chỉ là 1 yếu tố, anh nói nghe đơn giản quá, mấy đồng anh nhân lên x10, x1000,... trăm triệu người lao động xem nó thành bao nhiêu :oh:. Hơn nữa, lương sẽ tăng theo thời gian, doanh nghiệp phải tính kế hoạch 5 năm, 10 năm chứ đâu phải bạ đâu làm đấy. Ko chuyển bây giờ chờ lương công nhân tăng thì vỡ mồm à?

Nhờ chuỗi cung ứng hoàn thiện nên tụi tư bản nó mới từ từ chuyển trong khi hoàn thiện chuỗi mới đấy. Bây giờ chưa tốt nhưng tương lai sẽ tốt cũng như TQ thôi, đâu phải đùng phát là xong nhưng dịch chuyển đã xảy ra rồi, ko thể phủ nhận đc :smile:

Chuỗi cung ứng do doanh nghiệp TQ cung cấp thì chuyển kiểu gì?
Bảo VN Ấn ** build được thằng như Luxshare , BOE xem. Hay lại mấy thằng đấy sang VN thuê nhân công.
 
Chỉ là 1 yếu tố, anh nói nghe đơn giản quá, mấy đồng anh nhân lên x10, x1000,... trăm triệu người lao động xem nó thành bao nhiêu :oh:. Hơn nữa, lương sẽ tăng theo thời gian, doanh nghiệp phải tính kế hoạch 5 năm, 10 năm chứ đâu phải bạ đâu làm đấy. Ko chuyển bây giờ chờ lương công nhân tăng thì vỡ mồm à?

Nhờ chuỗi cung ứng hoàn thiện nên tụi tư bản nó mới từ từ chuyển trong khi hoàn thiện chuỗi mới đấy. Bây giờ chưa tốt nhưng tương lai sẽ tốt cũng như TQ thôi, đâu phải đùng phát là xong nhưng dịch chuyển đã xảy ra rồi, ko thể phủ nhận đc :smile:
thì chả là 1 yếu tố, chứ anh tưởng những chi phí khác như vận chuyển kho bãi, nguyên vật liệu, marketing thị trường.... nó ít hơn lương à?
Đấy là chưa kể nó tự động hoá ngày càng cao, lao động dùng ít đi => chỉ mấy việc lao động tay chân phò phạch thì mới may ra tính đến chuyển sang nước khác.
Trừ khi việc chuyển khỏi Trung Quốc bị chịu sức ép chính trị thì lại là chuyện khác.
 
Nói về chuỗi cung ứng, thì nó cũng do tư bản phương tây xây dựng nên ở tầu khựa.
Khi họ muốn họ cũng xây dựng một chuổi cung ứng ở nơi khác như ấn độ hay khối asian được thôi, có gì khó.
sao anh biết chắc là chuỗi là do tư bản tây lắm chủ yếu vậy?
Mà xây chỗ khác đâu có nhanh và dễ được, cơ sở vật chất, vị trí dịa lý xã hội nó đâu có phải là muốn là như nhau hết được. Ví dụ như chất lượng đường sá, vị trí cảng biển đạt yêu cầu, lao động chăm chỉ, có tay nghề, có kỷ luật... đâu phải chỗ nào cũng như nhau được.
 
Chỉ là 1 yếu tố, anh nói nghe đơn giản quá, mấy đồng anh nhân lên x10, x1000,... trăm triệu người lao động xem nó thành bao nhiêu :oh:. Hơn nữa, lương sẽ tăng theo thời gian, doanh nghiệp phải tính kế hoạch 5 năm, 10 năm chứ đâu phải bạ đâu làm đấy. Ko chuyển bây giờ chờ lương công nhân tăng thì vỡ mồm à?

Nhờ chuỗi cung ứng hoàn thiện nên tụi tư bản nó mới từ từ chuyển trong khi hoàn thiện chuỗi mới đấy. Bây giờ chưa tốt nhưng tương lai sẽ tốt cũng như TQ thôi, đâu phải đùng phát là xong nhưng dịch chuyển đã xảy ra rồi, ko thể phủ nhận đc :smile:
lương công nhân sao bằng chi phí vận chuyển và sản xuất của chuỗi cung ứng, nó là "chuỗi" cung ứng chứ không phải "điểm" hay "đơn lẻ" cung ứng đấy.
hiện tại thì ở Tung Của có đủ mọi thứ linh phụ kiện để cung cấp ngay lập tức cho việc sản xuất, chuyển đi chỗ khác cũng ok thôi, nhưng phải xây cho xong cái "chuỗi" cung ứng đã. Vì vậy mà báo chí mấy năm nay đi đâu cũng giật tít "đứt gãy chuỗi cung ứng", vì một khâu trong chuỗi bị chậm hoặc có sự cố là cả quy trình sản xuất cũng dừng lại theo luôn.

giả dụ bây giờ chuyển hết mọe khâu sản xuất về Đông Lào với Ấn ** đi, xong lại nhập linh phụ kiện từ Tung Của về, tiền logistic quá cha mấy chục lần tiền công nhân. Mà đấy là chưa tính đến việc năng lực của Đông Lào với Ấn ** và các bọn xung quanh hiện giờ không thể bằng được "chuỗi" cung ứng mà TQ đang có.

các công ty lại chả muốn cút khỏi TQ sau vụ đại dịch Xi, cơ mà vẫn chưa biết phải chuyển đi đâu.
j3bWAxX.png
 
Chỉ là 1 yếu tố, anh nói nghe đơn giản quá, mấy đồng anh nhân lên x10, x1000,... trăm triệu người lao động xem nó thành bao nhiêu :oh:. Hơn nữa, lương sẽ tăng theo thời gian, doanh nghiệp phải tính kế hoạch 5 năm, 10 năm chứ đâu phải bạ đâu làm đấy. Ko chuyển bây giờ chờ lương công nhân tăng thì vỡ mồm à?

Nhờ chuỗi cung ứng hoàn thiện nên tụi tư bản nó mới từ từ chuyển trong khi hoàn thiện chuỗi mới đấy. Bây giờ chưa tốt nhưng tương lai sẽ tốt cũng như TQ thôi, đâu phải đùng phát là xong nhưng dịch chuyển đã xảy ra rồi, ko thể phủ nhận đc :smile:

Chuỗi cung ứng liên quan trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, cái này thì ai bỏ tiền xây? FDI à? Lại chuyện con gà và quả trứng, các nước muốn hút FDI thì phải đầu tư hạ tầng nhưng tiền đâu ra? Muốn có tiền thì lại phải hút FDI hoặc... vay
LmtZ6jE.gif
 
Chuỗi cung ứng liên quan trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, cái này thì ai bỏ tiền xây? FDI à? Lại chuyện con gà và quả trứng, các nước muốn hút FDI thì phải đầu tư hạ tầng nhưng tiền đâu ra? Muốn có tiền thì lại phải hút FDI hoặc... vay
LmtZ6jE.gif

Tiền xây cơ sở hạ tầng chủ yếu vay ODA thôi.
Tàu cơ sở hạ tầng nó quá tốt rồi nên dời đi được cũng là vấn đề, hơn nữa doanh nghiệp địa phương Tàu đã thâm nhập quá sâu vào chuỗi cung ứng nên chuyển đi không phải đơn giản.

Giờ chuyển sang VN Ấn ** thì chúng nó lại phải đào tạo lại cho doanh nghiệp VN các tiêu chuẩn sản xuất linh kiện cho chúng nó. Mất kha khá thời gian và tiền đấy.

EU mấy năm nay cũng đang có phong trào mang sản xuất trở lại Châu Âu, nhưng dính quả giá khí đốt với điện từ đầu năm đến giờ nên hơi thọt. Mẽo hớt tay trên hết.
 
nguồn epochtime thì ghê rồi, còn dòng vốn FDI vào TQ năm 2022 vẫn đạt kỷ lục, trên báo thì TQ phòng toả, đứt chuỗi cung ứng nhưng cảng Thượng Hải vẫn là cảng container bận rộn nhất thế giới
Văn mẫu Không có chuyện để aura của Tàu con dùng để phản biện tôi thấy nó sai sai, giờ doanh nghiệp nào chả muốn rời Tàu :embarrassed:
 
Back
Top