tin tức Các nhà phát triển đang bỏ rơi ứng dụng Android

CryWoman

Member
Dữ liệu gần đây cho thấy số lượng ứng dụng Android đã bị bỏ rơi, không được cập nhật đang lớn hơn nhiều so với các ứng dụng iOS hoặc iPad và tình trạng thiếu sự quan tâm đó có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

Các nhà phát triển đang bỏ rơi ứng dụng Android

Các ứng dụng không được cập nhật trong một khoảng thời gian có thể tạo ra rủi ro bảo mật cho người dùng, và báo cáo mới đây từ Pixalate cho thấy việc từ bỏ ứng dụng Android đã tăng lên trong những năm gần đây. Việc thiếu chính sách bảo mật cũng là một đặc điểm chung của các ứng dụng này, với 23% ứng dụng bị bỏ rơi không có bất kỳ chính sách bảo mật nào.

Theo định nghĩa của Pixalate, các ứng dụng không được cập nhất trong ít nhất 2 năm sẽ được coi là bỏ rơi. Có nhiều mức độ bỏ rơi khác nhau, và công ty nghiên cứu các ứng dụng ở những quốc gia lọt top 12 dựa trên tổng số ứng dụng có sẵn để tải về từ mỗi kho ứng dụng.

Các nhà phát triển đã ngó lơ hơn 1,6 triệu ứng dụng trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022. Báo cáo cho thấy số lượng ứng dụng bị bỏ rơi vẫn còn trên App Store của Apple giảm 29%, trong khi số lượng ứng dụng đó trên Google Play Store tăng 16%.

Các nhà phát triển đang bỏ rơi ứng dụng Android

Nhìn chung, các ứng dụng được đăng ký ở Trung Quốc và Nga có xác suất bị bỏ qua cao nhất, rơi vào mức 42%. Các ứng dụng dành cho trẻ em có tỉ lệ bị ngó lơ 37%, với số lượng 75.000 ứng dụng trên App Store và 81.000 ứng dụng trên Google Play Store. Báo cáo cũng tuyên bố rằng khoảng 14.000 ứng dụng bị bỏ rơi này đã gửi dữ liệu vị trí địa lý cho các nhà quảng cáo.

Trong 6 tháng qua, đã có nhiều nhà phát triển ngó lơ ứng dụng trên Google Play hơn là cập nhật chúng. Hơn 32% ứng dụng đã bị bỏ qua, so với khoảng 30% ứng dụng nhận được bản cập nhật trong cùng khung thời gian.

Báo cáo cũng đề cập đến “những ứng dụng siêu bị ngó lơ”, vốn đã không được cập nhật trong hơn 5 năm trên Apple App Store hoặc Google Play Store, với số lượng 306.000 ứng dụng và nó đang tăng lên từng ngày. Trong khi đó, có hơn 840.000 ứng dụng chưa được cập nhật trong hơn 3 năm qua.

Những phát hiện này tương tự như nghiên cứu từ hồi tháng 5/2022. Khi đó, Pixalate tìm thấy 650.000 ứng dụng trên App Store đã không được cập nhật trong hơn 2 năm, cũng như 869.000 ứng dụng trên Google Play Store.

Apple đã đưa ra cảnh báo cho các nhà phát triển vào hồi tháng 4/2022 rằng họ sẽ xóa các ứng dụng ra khỏi Apple App Store nếu chúng không nhận được cập nhật trong một khoảng thời gian “đáng kể”. Nhà Táo đã thanh lọc được vài nghìn ứng dụng, và một số nhà phát triển phàn nàn rằng vì ứng dụng đã ổn định và vẫn chạy trong iOS 15, điều đó lẽ ra không nên diễn ra.

Việc xóa bỏ ra khỏi Apple App Store không ảnh hưởng đến các ứng dụng đã được tải xuống thiết bị, từ khi nội dung từ phía máy chủ không còn khả dụng. Yêu cầu cập nhật chỉ áp dụng cho những ứng dụng chứa dữ liệu lưu trữ trên App Store.

Nguồn: Apple Insider
 
Android có cái ảo là méo hiểu sao sáng vừa bấm update app xong, chiều nó lại báo có update mà 2 bản update như nhau

Sent from reno6 pro+ using vozFApp
 
Mỗi lần ios +0.1 thôi là nó gt đầy đủ chức năng mới, vá lỗi gì, bọn review bú chi tiết luôn. Giống như đọc patch note liên minh huyền thoại vậy.
Thằng android thì toàn"sửa một số lỗi hệ thống".
 
Nghiên cứu vậy với mục đích gì ? ứng dụng kiểu gì ? playstore nó nhiều ứng dụng hơn và tỷ lệ đào thải cũng nhiều hơn. Nhưng app mèo cập nhật nữa thường là app không cạnh tranh được nữa nên bị đẩy xuống, rất ít người tiếp cận và sử dụng, thậm chí là mèo có người sử dụng luôn. Chắc chủ yếu là mấy cái game mini, như có cái game ninja gì đó tớ chơi để test máy mấy năm trước, bữa nọ vô lịch sử vẫn thấy nó, cài lại vẫn chơi nhưng trên máy mới độ phân giải cao nó nát. Giờ chắc chẳng có ma nào chơi thì lo gì vấn đề bảo mật. Đáng lý anh nghiên cứu này phải nghiên cứu nốt số lượng người dùng thì mới có giá trị thực tế được. Và quan trọng bọn app đó có lỗi bảo mật gì ? nhiều cái game offline cũ nó chẳng có gì thì có lỗ hổng bảo mật gì mà khai thác khi nó chỉ chơi offline ? Nghe thì có vẻ nguy cơ nhưng thực tế thì thấp tẹt vì số lượng người dùng thấp, lại còn chẳng thống kê được lỗ hổng bảo mật, đúng kiểu nghiên cứu như học sinh làm bài tập về nhà để lấy lương :shame:
 
Back
Top