Các 'ông lớn' ngành thép phản hồi lý do bất ngờ 'chỉ làm ốc vít biển số'

Nói nôm na thế này
riêng ngành théP không có tiền, không có nhà nước hỗ trợ chỉ là nói mồm
mấy công thức luyện thép ấy, phải thử nghiệm không biết bao nhiêu lần mới "may mắn" ra được
tôi dùng từ may mắn luôn nhé, tại vì nguyên tắc chung thì nó có đấy nhưng mà làm như thế nào thì phải thử nghiệm thế nên doanh nghiệp tiền đâu mà làm
chỉ có anh nhà nước bơm tiền thôi chứ làm gì con khỉ gì được ở tư nhân cơ chứ mà chửi tư nhân chúng tôi he he, chưa ra thành quả đã đi ăn mày

Riêng công nghệ vật liệu hiện tại thép đúng tiên sư bố, đếu có chip nhỏ tôi xài chip lớn hoặc tôi chui vào thùng tôn khỏi xài chip chứ, chip gắn lên máy bay bằng thép đểu thì tôi xin kiếu, thần thánh hóa tsmc làm gì, đài ngon là do đám luyện kim nó có nhé, thép đài hơi bi được đấy. thế nên nó mới cắn nhau với trung được, lúc đánh nhau lấy xe tăng ra đánh hay lấy chip ra đánh :LOL:, hay lấy chip thay đạn pháo :LOL:
nano cạc bon con mẹ gì toàn lừa nhau hết
Thực trạng nhiều anh em ko biết, các viện nghiên cứu hiện nay nhất là làm về cơ khi chế tạo luyện kim, thiết bị đều đã cũ, out date, để đào tạo và nghiên cứu được 1 nhóm kỹ sữ tiến sĩ để dùi mài nghiên cứu ở vn là rất ít, tiến sĩ kinh tế kỹ thuật thì nhiều hơn thuần kỹ thuật để cho các anh tham khảo.
Vào những trường điển hình về kỹ thuật như bách khoa, thủy lợi xây dựng hay giao thông vận tải, hiếm lắm được vài tài trợ về thiết bị nghiên cứu, mà đa phần toàn thiết bị kiểm định đo đạc nhiều, chứ thiêt bị để chế tạo nghiên cứu, anh em nào có cơ hội sang đức học tập mới thấy lò chế tạo cơ khí chính xác của đức nó đầy đủ mới xịn xò thế nào trong các trường học chuyên ngành nhé.
Doanh nghiệp cùng song hành với trường, nhưng trường cũng phải có uy tín chất lượng mới nhận được đầu tư phát triển như thế, còn không thì phải có chính sách quyết liệt từ nhà nước. Không phải cứ đi cóp nhặt của người ta về là có, những thứ học tập nghiên cứu đó tính bằng năm, có khi có hàng nghìn nghiên cứu nhưng chỉ có 1 là làm được.
 
Tỉ lệ các chất chỉ là phần nổi bề ngoài thôi, công thức thép inox SS316 (inox chịu hóa chất) chẳng hạn, các bro có thể dễ dàng tìm ra trên mạng. Nhưng cùng 1 inox 316 với công thức đó, nếu đem ngâm trong nước acid loãng thì inox 316 của Tàu sau 3-4 giờ bắt đầu xỉn màu, còn inox của Nhật thì 2 ngày sau vẫn bóng loáng.

Bản chất của thép hợp kim là các thành phần vẫn là chính nó, còn kết hợp với nhau thế nào lại phụ thuộc vào quá trình luyện thép. Chẳng hạn hợp kim X có 2 chất A và B kết hợp với nhau theo tỉ lệ 2A:1B, thì tùy quá trình luyện sẽ ra được ABA, AAB hoặc BAA trong đó AAB là tốt nhất còn AAB và BAA kém hơn. Hợp kim thành phẩm sẽ là loại 1 nếu có trên 80% liên kết là ABA, còn dưới 80% sẽ là loại 2 hoặc loại 3. Quy trình luyện để có trên 80% liên kết là ABA chính là bí quyết luyện kim.

Các bro có thể bỏ tiền xây lò luyện, mua 2 chất A và B rất dễ. Nhưng làm sao để luyện ra thành phẩm có 80%liên kết là ABA thì lại vô cùng khó. Nếu không có bí quyết thì chỉ luyện ra được 60-70% là liên kết ABA, thậm chí thấp hơn. Chi phí vẫn thế nhưng chất lượng không đạt và chỉ có thể bán giá rẻ cho những sử dụng cấp thấp, thậm chí không sử dùng được.
Như VN thì đâu cần mơ tới luyện ra thép chế tạo xe tăng, tàu ngầm...mà chỉ cần những loại thép đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất công nghiệp chế tạo máy thông thường. Cho nên tới giờ mà vẫn chưa sản xuất được mấy loại thép cơ bản của máy móc cấp thấp thì chưa rõ mức độ khó trong luyện kim ra sao (không tính thép xây dựng).
Đơn cử như con ốc vặn cây kim máy may công nghiệp, hàng Nhật thì vặn chặt cứng nhưng hàng VN hay TQ thì vặn hơi quá là dẻo quẹo, dù không đứt gãy nhưng lại xoắn mẹ.
Như mấy loại máy móc công nghiệp nhẹ của Tàu chất lượng kém hơn hàng Nhật nhưng cũng không quá tệ, hàng Nhật hơn chục năm, hàng Tàu vài ba năm nhưng giá thì hàng Tàu quá rẻ, VN chỉ cần làm được như Tàu thôi chứ đâu cần tới mức như Nhật. Còn hàng công nghiệp nặng như xe cẩu, xe xúc...thì Tàu vẫn thua cả Hàn Quốc chứ không thể so với Nhật. Mấy con máy CNC của Đài Loan so với Nhật thì vẫn ổn nếu so giá/hiệu quả, độ chính xác không đòi hỏi cao.
 
Do thói quen ăn sẵn của dân ta thôi. Làm không được thì đi mua cho nhanh chứ ít ai nghĩ đến chuyện chế tạo sản xuất. Sản xuất ra sản phẩm phải Có máy móc tư liệu sản xuất, trong khi đối thủ order bên a2 về thì sx làm quần què gì. A2 thứ gì cug có
Cũng giống như câu chuyện chiếc xe máy, dân ta thích tiện lợi xách xe máy đi cho khoẻ. Còn bên a2 nó cấm xe mấy luôn kết quả bên tq giờ toàn ô tô. Nói chung dân mình đa phần thích ăn sẵn, buôn bán những cái dễ
 
Lắm con ốc mới vặn nhẹ đã toét hết, trong khi có những con ốc bé bé mà vặn mạnh đến mấy vẫn y nguyên.
 
Mở combat thôi các anh tài. Tôi vào hóng.

từ sáng giờ các vozer toàn cãi vã chuyện đâu đâu. Các cái mác thép cao thì để rảnh có thời gian tôi sẽ chém về công nghệ nấu luyện thép cho các bác, nhưng còn chuyện mấy con bulon, VN mình làm được hết nhé. Không hiểu sao các NM sản xuất bulon VN mình kêu là nhà máy quy chế, các bác tham khảo ít nhất 2 nhà máy này, có đơn hàng thì ới họ nhé!
NM Quy chế 2
http://quyche2.vn/
NM quy chế Từ sơn
https://tus.vn/
 
1 nền công nghiệp mạnh không phải chỉ cần mỗi kỹ thuật vật liệu, vấn đề là ngay cả khi bỏ qua vấn đề vật liệu thì công nghiệp VN cũng rất khó để tự chủ

Ngành công nghiệp sản xuất thì cái cần nhất là tính sx hàng loạt, anh có làm ngon lành đến đâu nhưng ko mass produce đc thì cũng chỉ để ngắm thôi, nhưng vấn đề với sx hàng loạt thì bao giờ chi phí đầu tư máy móc dây chuyền ban đầu cũng rất lớn, dẫn đến muốn thu hồi vốn phải tạo ra sản lượng lớn, vậy câu hỏi lúc này là thị trường ở đâu?

Bán cho nội địa thì thị trường quá nhỏ, lại bị cạnh tranh từ thằng anh cả phía trên cùng với nhiều tập đoàn toàn cầu đã vào VN từ lâu, mà xuất khẩu thì lại càng khó cạnh tranh, năng lực sản xuất không thể ngày 1 ngày 2 mà tốt được, buộc phải có tích lũy kinh nghiệm và cải tiến, mà ko có thị trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm để tích lũy, thành 1 vòng luẩn quẩn

còn 1 cách là gia công thuê cho các công ty FDI, nhưng lại có 1 vấn đề khác là khi 1 tập đoàn đầu tư nhà máy sản xuất ở VN, thường nó sẽ lôi luôn cả lô cả lốc thằng công ty phụ trợ sang xây nhà máy luôn, trừ khi anh có sẵn năng lực sản xuất từ trước mới đủ khả năng chen chân vào chuỗi sản xuất của nó, lại quay về vòng luẩn quẩn phía trên

Thằng Tàu nó phát triển công nghiệp ko phải nhờ luyện kim hay cơ khí chế tạo, mà chính từ cái năng lực sản xuất kinh khủng tởm của chúng nó, 1 phần nhờ thị trường tỷ dân sẵn sàng đáp ứng, phần nữa nhờ bao nhiêu năm làm thuê tích lũy năng lực sản xuất, dần dần mới quay ra tự làm, bây giờ thì chúng nó có thể sản xuất bất cứ thứ gì, bất kể số lượng, giá thành, tất nhiên là nó cũng có đi phát triển (ăn cắp) công nghệ lõi, cơ mà đấy là câu chuyện về sau rồi
 
Đi mua, đi nhập tới khi nó cấm biên, tăng giá, tẩy chay, cấm vận...thì xem ai sml. 2 thằng to đầu : 1 thằng cường quốc quá khứ, 1 thằng cường quốc đang lên đều sml vì trò cấm vận, tẩy chay đấy.
 
Tôi nghĩ các doanh nghiệp họ chẳng tội gì phải khổ làm cái này, chất lượng chắc chắn ko ăn được Đức, Nhật, giá chắc chắn ko rẻ hơn tàu hoặc các thằng khác. Đến lúc ra thị trường dân VN sẽ cà khịa mua vì lòng yêu nước
198pi0X.png
, dân Việt thường thường thấy người khác làm cái gì là chê cái đấy.
 
Đầu tiên của công nghiệp nặng luôn là luyện kim. Luyện kim nói toạc ra chính là quy trình sản xuất 1 hợp chất nào đó theo đúng tỷ lệ, giống như bên hoá học pha chế các chất mới vậy. Không phải cứ có thành phần, tỷ lệ là làm được. Bí mật trong đó phải kể tới quá trình tôi kim loại, tôi mấy lần? nung tới bao nhiêu độ thì đổ thêm chất mới vào? đổ nhiều hay ít? xong rồi tôi thêm mấy lần nữa mới lại đổ thêm chất mới vào? để nguội trong bao lâu? sau khi pha trộn xong phải xử lý bề mặt thế nào? làm sao để tăng độ cứng đạt chuẩn? vân vân ... Rất phức tạp chứ đâu có phải là đổ vào đúng tỷ lệ rồi khuấy khuấy lên là được đồ ngon như pha cốc trà sữa :misdoubt:
Sau đó mới nói chuyện đến cái máy dập sử dụng vật liệu thô làm thành con ốc đạt chuẩn. Câu chuyện này giống như quy trình làm kiếm Nhật, cả thế giới đều biết cách nhưng bao nhiêu năm vẫn k thể làm ra 1 thanh kiếm sịn sò như của Nhật, k biết họ làm bằng cách nào, đã cho thêm cái gì vào kiếm mà nó ngon vậy :sad:
Và công thức luyện kim luôn là bí mật giữ kín như công thức làm cocacola vậy, nhái thì được nhưng mà không chuẩn :byebye:
Đố các fence biết VN đã có công thức luyện kim tốt hay chưa.
P/S: Thép tròn của liên xô cũ ngon vãi luôn, khó gỉ, làm nhà bao năm đập ra vẫn bóng bẩy như thường, chả bù thép bây giờ :smile:
Chỉ cần có công thức, còn những thứ khác đều có thể mua bằng tiền :look_down:
 
Last edited:
Do thói quen ăn sẵn của dân ta thôi. Làm không được thì đi mua cho nhanh chứ ít ai nghĩ đến chuyện chế tạo sản xuất. Sản xuất ra sản phẩm phải Có máy móc tư liệu sản xuất, trong khi đối thủ order bên a2 về thì sx làm quần què gì. A2 thứ gì cug có
Cũng giống như câu chuyện chiếc xe máy, dân ta thích tiện lợi xách xe máy đi cho khoẻ. Còn bên a2 nó cấm xe mấy luôn kết quả bên tq giờ toàn ô tô. Nói chung dân mình đa phần thích ăn sẵn, buôn bán những cái dễ
Nhà nước tạo điều kiện cái nào dễ thì dân mình làm thôi bác ơi, sao trách dân mình được.
Nhà nước không cấm xe máy, giá xe rẻ, xây đường ưu tiên xe 2 bánh giao thông thì xe 2 bánh nhiều.
Còn nhà nước xây metro, xây tàu điện ngầm nhiều, thuận tiện cho người dân đi lại thì người ta lại đi phương tiện công cộng nhiều, như tuyến CL-HĐ ở Bắc đấy. Nhà nào, biển hiệu nào lấn ra thì đập hết, dạt hết, phạt nặng vào, xây đường đi bộ rộng ra, cây che nắng nhiều, áp thuế xe máy cao vào thì tự dưng người dân họ lại đi bộ,đi bus nhiều thôi.
Cán bộ học cao hiểu rộng, tầm nhìn xa, đi đó đi đây,đi âu đi mỹ, biết đường lối chính sách nào tốt, lợi ích lâu dài thì họ ra, họ là người cầm cương, chỉ tay 5 ngón, chứ dân đen biết gì. Bảo dân họ này nọ,bảo họ không nghĩ xa... tội dân mình lắm bác ơi.

1677608185953.png
 
Tôi đồng ý, 2 chữ “làm dc” nó quá rộng, chẳng nói con ốc, h kêu tôi biết làm bánh, tôi ra siêu thị mua bột trộn sẵn, lên mạng coi hướng dẫn A-Z, mua lò nướng xịn có căn nhiệt vs thời gian cực chuẩn ra lò cái bánh ngon xong vỗ ngực hô tôi biết làm bánh thì có vẻ k ổn !
Mà ngành công nghiệp ô Tô ở VN máy móc, thiết kế, nguyên liệu toàn của nước ngoài chuyển giao vs hợp tác, chứ bảo ta vỗ ngực tự làm thì xe du lịch tôi k biết, chứ xe tải chắc dc mấy cái pat sắt, gối cao su, choá đèn rẻ tiền, gương hậu…, cách đây hơn 10 năm một ông thầy bên ĐH CN4 dạy nhập môn Ô Tô cho khoá 7 cũng bảo VN làm dc mỗi cái khung gắn biển số kìa
Thì biết làm bánh chỉ cần nhiêu đó chứ cần biết làm gì thêm à

Giống như t kêu t biết nấu cơm thì phải biết trồng, gặt lúa, xoay thóc các kiểu hả :ops:
 
Vấn đề quan trọng nhất ở VN là volume thị trường quá bé .

Thị trường đủ lớn (như thép xây dựng ) thì. Doanh nghiệp nó mới đầu tư vào .

Chứ đéo ai rảnh đi đầu tư chơi chơi lấy le .
À , trừ phi là vốn chùa của nhà nước .

Mà mở rộng volume thế đéo nào đc với chính sách thuế , phí như bây giờ ???
 
Luyện kim của Nhật thì có 2 yếu tố. Thứ nhất là trình độ tự thân của Nhật đến cuối TK 19 cũng khá, thứ 2 là lúc đó các nước phát triển chưa giữ bí quyết chặt như bây giờ nên Nhật thuê được chuyên gia luyện kim xịn từ Đức và Anh chuyển giao bí quyết, đặc biệt là Đức.

Còn luyện kim của Hàn (Posco) thì là đền bù chiến tranh và thuộc địa của Nhật cho Hàn. Nhật bỏ tiền 100% xây nhà máy, cho cả kỹ sư và công nhân sang vận hành đúng 10 năm (1973-1982), đến năm 1983 mới chuyển giao toàn bộ cho Hàn, kể cả bí quyết kỹ thuật.

Đúng là Hàn đã trúng số độc đắc với Posco. Hàn cũng biết thế nên hiện tại, Hàn bảo vệ Posco không khác gì cơ sở quân sự. Anh bạn đối tác của tôi từng được mời thăm Posco về kể là lúc tham quan bị tịch thu hết điện thoại, chỉ được nhìn máy móc dây chuyền từ xa với lý do "quá nóng, không tiện lại gần". Phân xưởng luyện thép hợp kim của Posco bảo vệ đứng gác như gác nhà máy thuốc nổ luôn.

Nói thế để các bro biết VN hy vọng mua hay chuyển giao bí quyết luyện kim thực thụ là gần như không tưởng. Thực ra mua thì cũng có bên bán đấy, nhưng cái đem bán chỉ là nhưng bí quyết loại 2 loại 3, nghĩa là vẫn luyện ra hợp kim nhưng chất lượng kém hẳn so với hợp kim loại 1, mặc dù cùng một thành phần.
Nhật bị Mỹ ép phải chuyển giao chứ đền bù chiến tranh thiếu gì cách đền, cay nhất cho Nhật là bị ép chuyển giao cả những bí kíp thuộc dạng quốc bảo như thép ô tô, thép inox...Chả hiểu sao trong quá trình chuyển giao có bị Mỹ giám sát không, nếu không thì bớt mịa vài công đoạn then chốt đi, coi như chỉ được 7,8 phần so với bản gốc :))
 
Cái câu ko làm nổi con ốc vít ban đầu có tính chất tuyên truyền tiêu cực về CN cơ khí của VN nghĩa là Công Nghiệp VN ko thể sản xuất được thứ đơn giản nhất. >> đất nước nát.
Giờ tay chủ tịt lại ca lại bài này, PV ( nhà báo ) mới đi hỏi thẳng một số DN sx thép.
Thì tóm tắt của bài viết là " Công nghệ sản xuất ốc vít ( nói riêng ) và các loại sản phẩm công nghiệp khác ( nói chung ), là DN có/ đang sở hữu ( hoặc đã nắm chắc tay kiến thức/ công nghệ về mảng này ), nhưng với con ốc vít lắp bánh ô tô thì trong nước ko sản xuất nổi loại thép để làm ra con ốc vít đó ".
Còn với các mặt hàng khác cao kèo hơn ( Nói chung ), thì ko thấy đề cập liệu có chung tình trạng ko thể tự sản xuất được dạng nguyên liệu tương tự cho các sản phẩm khác ko.
Cái thứ 2 là làm ra con ốc vít có chất lượng xuất khẩu thì tốn quá nhiều chi phí DN lỗ( công nghệ là có và làm được) >> đéo làm.
 
Back
Top