Các thím có thường xuyên ăn tết mùng 1 ở quê vợ không

Mùng 1 tết Âm lịch các thím ăn tết ở đâu


  • Total voters
    250
Anh nào chế giễu chị em phụ nữ khóc nhớ nhà khi giao thừa không được ở gần gia đình, hãy tự hỏi lại bản thân các anh xem lúc các anh đi làm xa, đi du học, tết không về được... bản thân giống đực mạnh mẽ, rắn rỏi các anh cảm thấy thế nào, nấu miếng cơm nuốt có vào không mà bày đặt chế giễu chị em người ta?
các bố gia trưởng lấy lý do bận hương hỏa các cụ nên đến cái nhà thờ tổ còn ko nỡ đi ra làm sao có đk đi làm xa, du học đc - mấy anh ý coi đó như sư hy sinh vì sự nghiệp hương hỏa gia tộc :D

chứ một khi đã đi bươn chải ra nc ngoài/xa quê lâu rồi thì ng ta thấm lắm cái hạnh phúc của việc đoàn tụ gia đình, thấm lắm cái cảm giác tết nhất không được gặp cha mẹ đẻ, thăm hỏi anh chị em thân thuộc, và hẳn nhiên ng ta tôn trọng cái quyền sum họp thăm cha mẹ của người thân trong gia đình mình - bao gồm vợ/chồng của họ.
 
Thôi anh đừng có giở cái giọng điếm thúi ra.
Bài trên thì khen là tiến bộ, bài dưới thì ví như dân chủ, me tây, cấp tiến.
Thằng nào mà lỡ tin lời khen của anh chắc nó giảm 5 năm tuổi thọ.

Tôi cũng đích tôn, con 1, xưa giờ chưa 1 lần cúng giao thừa mà gia đình vẫn vui vẻ hạnh phúc. Vấn đề họ nghĩ là "không được vắng" nhưng nếu "được vắng" thì cũng chả sao, ko mợ thì chợ vẫn đông, gớm đích tôn với chả đích sắt 😅 Lễ giáo là do mình đặt ra để làm khổ chính mình mà thôi.
 
Đang ở cùng với ông bà nội nên 4 năm lấy nhau thì Tết ở bên ngoại nhiều hơn.
Mùng 1 sau khi thắp hương, ăn cơm trưa xong thì bắt đầu đi chúc Tết đến tối. Tối về đi quanh hàng xóm rồi về nhà. Sáng mùng 2, lên đường về ngoại. Bên ngoại có tục là phải đi chúc Tết trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2. Ở ngoại cũng có vợ chồng 2 anh rể nữa nên cũng đông vui.
Khả năng năm nay về mùng 2 rồi mùng 4 lên. Năm nay ở lại đến mùng 4 thì sang nhà cụ nội, uống rượu say sml đến chiều mùng 5 mới lên Hà Nội. Rút kinh nghiệm năm nay lên sớm không uống là không say.
 
2 nhà cách nhau 3km, nên chả cần tính gì nhưng theo thói quen thì sáng về nhà ông nội của t, trưa về nhà ngoại, tối lại về nhà nội. Mấy mùng sau tự do đi lại.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có thể vì vậy mà mình dũng cảm lấy vợ gần nhà.
Thôi giờ thời buổi hiện đại hơn, nhu cầu chị em cũng không phải là không có lý, nên phân bổ hợp lý thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mà khác quan điểm vùng miền ko nên lên đây thóa mạ nhau làm gì cả.
Đang ở cùng với ông bà nội nên 4 năm lấy nhau thì Tết ở bên ngoại nhiều hơn.
Mùng 1 sau khi thắp hương, ăn cơm trưa xong thì bắt đầu đi chúc Tết đến tối. Tối về đi quanh hàng xóm rồi về nhà. Sáng mùng 2, lên đường về ngoại. Bên ngoại có tục là phải đi chúc Tết trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2. Ở ngoại cũng có vợ chồng 2 anh rể nữa nên cũng đông vui.
Khả năng năm nay về mùng 2 rồi mùng 4 lên. Năm nay ở lại đến mùng 4 thì sang nhà cụ nội, uống rượu say sml đến chiều mùng 5 mới lên Hà Nội. Rút kinh nghiệm năm nay lên sớm không uống là không say.
E cũng nghĩ như thím. Tầm mùng 2 về quê vk là đẹp rồi
 
Nhà vợ cách nhà mình 500m nên ăn ở đâu cũng vậy
xRAbI1X.png
Sướng thế.
 
:D Thế chốt là được mấy thím đón giao thừa nhà vợ rồi. Mà cũng phải nói ko nhiều nơi đón giao thừa kiểu tụ tập quây quầy ăn uống rồi xông nhà đâu nên các thím cũng đừng nâng quan điểm quá phải cho vợ đón giao thừa ở nhà vợ mới là tân tiến.
 
Thực ra nếu bố mẹ các ông không có ý kiến gì thì các ông cũng nên giãn bớt ra, đừng tự gồng ra vẻ gia trưởng làm gì.
Ở xa thì phân phối mỗi năm một nơi hoặc có thể đi lại được thì bố trí hợp lý.
Như tôi sáng đến chiều mùng 1 là đi với nhà nội, chiều tối mùng 1 về nhà ngoại. Mùng 2 cả nhà về đi chơi.
em chưa lấy vợ mà thỉnh thoảng bố mẹ em đã bảo mấy ngày lễ tết sau mà ko thấy về xong qua bên ngoại thì buồn lắm :v, cố lấy vợ cùng quê để tạt té cho dễ thôi, cách 20-30km là coi như về cả 2 nhà 1 lúc rồi.
 
Cố lấy đc vợ gần trong tầm 10 km, m1 về nội đến tầm 3h chiều về ngoại, tối thấy bên nào cỗ to hơn thì ăn hoặc chia ra 1 năm ăn nội 1 năm ăn ngoại, m2 về nội cả ngày, m3 về ngoại cả ngày, từ m4 thì tùy :v
 
:LOL:) sao không vậy, nhà fence không dạy nhưng nhà tôi dạy thế, không thích thì có thể không làm, bao nhiêu gia đình người bắc vẫn làm đấy thôi, thế bà của fen nếu lúc mất không chôn cùng với nhà nội chứ chôn với nhà ai, cụ nội nhà fen lúc đau ốm thì ai chăm, rồi ai lo ma chay đám hỏi nhà nội fen v, lại bảo không phải bà fen đi. Ở mỗi vùng có một quan điểm khác nhau, chỗ tôi bao nhiêu nhà làm thế thì đến đời sau con cháu họ làm thế. Mây tầng nào gặp mấy tầng đó thôi, nhà tôi người bắc nên như vậy, nhà fen có thể vùng khác không làm vậy thì thôi. Blame làm gì ? khác vùng thì kêu khác phong tục chả hiểu hoang ngôn chỗ nào, hoang ngôn mà rất nhiều người làm theo chắc cũng nhiều ng hoang ngôn quá

via theNEXTvoz for iPhone
bà nội t lại chôn cùng cha mẹ đẻ và các e ở quê, ô nội t tiêu chuẩn đc ở Mai Dịch vs nghĩa trang TP nên chôn ở nghĩa trang TP có vác về quê chôn đc đâu, mà tiêu chuẩn này chỉ dành cho 1 người, khỏi chôn cùng.
Éo hiểu sao từ đời các cụ các ông bà đến cô dì chú bác cả ngoại lẫn nội chưa ai phải ở cùng vs cha mẹ chồng cả ngay cả thời phong kiến trước cm mặc dù làm thầy đồ, lương y đúng chuẩn phong kiến. Ko phải chịu cảnh làm dâu khắc nghiệt thời xưa nên các cụ các bà tính thoáng, ko so đo xét nét nhiều mấy cái vụn vặt lễ tiết này.
Các cụ còn thik ở vs con gái là cô dì bác hơn, chăm hết từ ăn uống sinh hoạt chữa bệnh đến ma chay, các chú các bác thì lại ở tỉnh khác nên giỗ tổ chức ở 2 nơi luôn.
Thành thị miền bắc h thoáng nhiều rồi, chứ ở quê thì nghe mùi còn nặng lắm.
GD con gái cho tốt, có hiểu biết, đừng rúc vào mấy cái gia đình còn nặng nề soi xét lễ tiết vụn vặt.
 
Chơi quê ngoại 1,2 hôm thì ok chứ ko nên ăn tết ở ngoại. Vấn đề không phải công bằng hay không, cũng không phải bên trọng bên khinh hay là bên thiệt bên hơn. Vấn đề là nhà ai cũng có tết, cũng phải chuẩn bị mệt vl ra, vì thế đón tiếp thằng rể ăn ở cả cái tết nó phiền hà vl. Nói thật về ăn 1,2 bữa còn vui vẻ, về ăn cả cái tết cứ chình ình ra phải ăn uống đón tiếp nhà rể cả cái tết nó đéo thoải mái, kiểu đéo khác gì về quê vợ ăn vạ vậy.
Bởi người ta có câu xa thơm gần thối, mình với vợ về nhà ngoại chỉ chốc nhát. Ăn hết bữa, chơi hết buổi là về. Ông con rể nhà chú ở tận thái bình về chỗ mình ăn tết 3 lần, đến lần thứ 3 thằng cu em vợ nó ngứa mắt 2 vợ chồng chị nó về éo làm cc gì mấy, chỉ trực ăn với nằm chơi, cười đùa, kiểu dâu con rể khách, nó thấy mẹ nó phải làm nhiều , nó mắng con mẹ nó thẳng mặt thế là từ ấy chỉ thấy đến lễ tết mồng 2, ko thấy về ăn tết nữa :)).
Nói chung là ko nên ăn tết nhà vợ, ở cùng nhau nhiều ngày, nảy sinh nhiều thứ lắm, đừng để mấy thằng anh em vợ nó ngứa mắt, nó ghét. Sau này lại chẳng ra làm sao :doubt:
 
Bạn nghĩ về gia đình bạn thì việc vợ bạn cũng sẽ nghĩ về gia đình của vợ bạn (bên ngoại) y chang vậy thôi.

Gia đình, tổ tiên hay quê hương ai cũng có 1 như nhau nên thay vì so đo tính toán thì mình cân bằng hai bên để khỏi so sánh phân bì.
Gái lấy ck thì phải theo nhà chồng chứ, truyền thống cha ông bao năm nay vẫn vậy, có thế cân đối 1,2 năm về nhà ngoại tùy chủ thớt chứ công bằng thế éo nào đk
 
Gái lấy ck thì phải theo nhà chồng chứ, truyền thống cha ông bao năm nay vẫn vậy, có thế cân đối 1,2 năm về nhà ngoại tùy chủ thớt chứ công bằng thế éo nào đk
Cái có lợi cho nó thì nó bảo là "truyền thống cần duy trì".
Cái bất lợi cho nó thì nó bảo là "hủ tục cần bài trừ".
Đó là lý do vì sao phụ nữ Hồi khổ như gì nhưng Hồi giáo vẫn được duy trì.
 
Nhà tôi chưa bao giờ ăn tết mùng 1 ở quê vợ vì cả gia đình lớn gồm ông bà nội trở xuống sẽ về quê của ông bà vào mùng 1. Từ mùng 2 thì thoải mái nên vợ thích thì lại cho cả nhà về chơi (mấy năm nay dịch nên hạn chế, vợ check ok thì mới lên đường).
Nói chung thì giờ thoải mái nên ko quá nặng nề nhưng phải biết cách xin phép các cụ trước nếu có kế hoạch phát sinh chứ cứ gân cổ lên cãi thì chắc chắn ăn vả.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top