thảo luận Các thím cứ chửi nhân viên Fe Credit hay nhắc nợ.

Toshibalappy

Junior Member
Chuyện là em vừa ăn một cú phạt vì đóng tiền muộn đau ơi là đau. Bình thường đúng ngày là ra các cửa hàng tiện lợi đóng một cái là xong. Vậy mà tháng vừa rồi, công việc lu bu quá, đóng tiền điện, tiền nước,… mà quên béng việc đóng vay trả góp. Đến lúc nhận được tin nhắn đóng lãi phạt vì chưa đóng tiền mới sực nhớ ra, em cay quá.

Gọi lên hỏi tổng đài về phí phạt này kia, xong được chị nhân viên tư vấn cho cái app của fe. Cứ đến tháng mở app lên là thanh toán trong vòng một nốt nhạc luôn. Mọi người tải app này dùng để đỡ mất tiền ngu.

Link cho các thím https://bit.ly/2AS2vjT
 
Last edited by a moderator:
Nhiều khi bí bách ko xoay đc thì vay ok, nhưng tới hạn mà ko trả gọi điện suốt ngày cũng phiền thật
 
ở đâu ra mà tay ko đi vay tiền chục? Tiền trăm, tiền triệu thì các ông còn vay mượn đc người nhà. Đấy là ăn ở tốt chứ ko ra gì còn ko ai cho mượn cơ, tài sản ko có thì ngồi đó mà vay NH, bắt buộc phải vay tín chấp. Ko tài sản, ko cầm cố nên lãi nó cao ngất cũng chịu chứ vừa muốn nhanh có tiền vừa muốn lãi thấp thì ngồi đấy mà mơ
 
nhiều đứa trẩu tre, thích đua đòi. Vay mượn mua sắm, iphone các kiểu xong đến lúc ko xoay được để trả thì quay ra chửi, bùng nợ. Quỳ lạy
 
Mượn tài chính thì có tiện đó nhưng tôi khuyên các bác nên vay trong khả năng chi trả, phù hợp nhu cầu thôi. Mượn lắm vô rồi đuối éo trả dc lại quay sang than như hồ than thở
 
Thật sự nếu kẹt mà không xoay nổi ở ngân hàng, người thân thì vay tín chấp cũng là đường thoát. Lãi vay tín chấp sẽ cao hơn vay ngân hàng vì ko có tài sản thế chấp, rủi ro cao do nhiều người ko có khả năng chi trả rồi quỵt nợ nên nhào vô thì phải chấp nhận. Còn muốn k bị làm phiền bởi các em sale phone thì cứ đúng hạn mà đóng. Thế cho nhanh.
 
Đây chưa vay bao giờ, có nghe đến "phong cách đòi nợ" của mấy cty tài chính nhưng lắm thằng cũng tài, ko vay đc ở đâu quay ra vay tín chấp, lãi suất từ đầu, vay xong ko trả, trả chậm, nó đòi thì quay ra chửi. Mấy bên này toàn cho những người ko thể vay ở ngân hàng, người quen có khi còn ko có "lòng tin" để mà cho vay thì tất nhiên đến ngày ko trả nó chả đòi như pháo nổ vào mặt à
 
mình chưa bao giờ bị gọi điện làm phiền hay gì nhiều.
mình cứđúng hạn trước ngày 30 của tháng làđóng thôi. chẳng có gì phải phiền cả.
 
Mùng 10 phải đóng 2.500k mà quá đến tận 27 chỉ thấy gọi ngày 4 5 cuộc nhắc đóng chứ thấy phạt gì đâu nhỉ

via nextVOZ for Android
Có lẽ bạn mua hàng chứ ko phải vay tiền mặt, mua hàng vay trả góp lãi suất 0% và không có tiền phạt quá hạn, trừ khi quá hạn hẳn 1 tháng.
Mình cũng công nhận là việc gọi điện nhắc trước 4,5 ngày giúp mình đỡ quên, chứ không phải phiền hà, nói chung ai ko thích thì ko vay thôi, chứ đã vay rồi thì chấp nhận, vay tín chấp đương nhiên lãi phải cao - à nếu như tín dụng của bạn tốt, thì cũng vẫn có thể vay với mức lãi 2,7% 1 tháng - lãi phẳng ko phải lãi trả góp, đây là mức chấp nhận đc ở khoản vay thấp.
Cái khó chịu nhất của bọn này là đối với người bùng nợ, số đt đc bán cho người khác rồi chúng nó vẫn nã liên tục, hoặc là làm phiền số điện thoại người thân, trong khi lúc cho vay nó ko hề gọi xác nhận số người thân - người quen.
 
Có lẽ bạn mua hàng chứ ko phải vay tiền mặt, mua hàng vay trả góp lãi suất 0% và không có tiền phạt quá hạn, trừ khi quá hạn hẳn 1 tháng.
Mình cũng công nhận là việc gọi điện nhắc trước 4,5 ngày giúp mình đỡ quên, chứ không phải phiền hà, nói chung ai ko thích thì ko vay thôi, chứ đã vay rồi thì chấp nhận, vay tín chấp đương nhiên lãi phải cao - à nếu như tín dụng của bạn tốt, thì cũng vẫn có thể vay với mức lãi 2,7% 1 tháng - lãi phẳng ko phải lãi trả góp, đây là mức chấp nhận đc ở khoản vay thấp.
Cái khó chịu nhất của bọn này là đối với người bùng nợ, số đt đc bán cho người khác rồi chúng nó vẫn nã liên tục, hoặc là làm phiền số điện thoại người thân, trong khi lúc cho vay nó ko hề gọi xác nhận số người thân - người quen.
vâng đúng rồi , em vay mua trả góp cái xe


via nextVOZ for Android
 
Thớt này nhiều người đc F trả tiền để định hướng nhỉ ;)

Những người vay ko có tiền trả chứ ko phải họ muốn bùng. Giả sử anh có tiền tỷ trong tay thì anh có trả món nợ vài chục triệu để đc yên thân ko? Tất nhiên là chọn trả rồi.

Chính phủ cấm cho vay nặng lãi là có lý do cả đấy. Người Việt đa số dân trí thấp, ko ước lượng đc khả năng tài chính của mình, vay tiền chi tiêu quá sức, lọt vào bẫy tín dụng đen, vào đường cùng thì trộm cướp, tạo hệ lụy, tệ nạn xã hội. Vì vậy việc cho vay phải có sự quản lý của luật pháp, của chính phủ. Đòi nợ cũng phải theo pháp luật chứ ko có đạp lên pháp luật đc.
 
Last edited:
Thớt này nhiều người đc F trả tiền để định hướng nhỉ ;)

Những người vay ko có tiền trả chứ ko phải họ muốn bùng. Giả sử anh có tiền tỷ trong tay thì anh có trả món nợ vài chục triệu để đc yên thân ko? Tất nhiên là chọn trả rồi.

Chính phủ cấm cho vay nặng lãi là có lý do cả đấy. Người Việt đa số dân trí thấp, ko ước lượng đc khả năng tài chính của mình, vay tiền chi tiêu quá sức, lọt vào bẫy tín dụng đen, vào đường cùng thì trộm cướp, tạo hệ lụy, tệ nạn xã hội. Vì vậy việc cho vay phải có sự quản lý của luật pháp, của chính phủ. Đòi nợ cũng phải theo pháp luật chứ ko có đạp lên pháp luật đc.
Ko thể cứ vin cớ vay rồi không có tiền trả được bạn ơi. Cầm tiền ng ta tiêu rồi bảo ko có tiền trả thì có phải là vô trách nhiệm không? Ai cũng vay rồi khi trả lại bảo ko có tiền trả thì ngân hàng vỡ nợ ah :)
 
Ko thể cứ vin cớ vay rồi không có tiền trả được bạn ơi. Cầm tiền ng ta tiêu rồi bảo ko có tiền trả thì có phải là vô trách nhiệm không? Ai cũng vay rồi khi trả lại bảo ko có tiền trả thì ngân hàng vỡ nợ ah :)
Khâu thẩm định, xét duyệt năng lực của người vay để làm gì? Ngân hàng, tổ chức tài chính (bên cho vay) phải có trách nhiệm duyệt hồ sơ năng lực trả nợ của khách vay, giảm thiểu tối đa rủi ro. Giả sử xảy ra tranh chấp thì phải giải quyết dựa trên pháp luật. Kiện ra toà là cách giải quyết văn minh, chứ ko giải quyết tranh chấp kiểu rừng rú, mọi rợ đc.
 
Khâu thẩm định, xét duyệt năng lực của người vay để làm gì? Ngân hàng, tổ chức tài chính (bên cho vay) phải có trách nhiệm duyệt hồ sơ năng lực trả nợ của khách vay, giảm thiểu tối đa rủi ro. Giả sử xảy ra tranh chấp thì phải giải quyết dựa trên pháp luật. Kiện ra toà là cách giải quyết văn minh, chứ ko giải quyết tranh chấp kiểu rừng rú, mọi rợ đc.
1. Nếu mà thẩm định và xét duyệt được thì nhà nước đã ko có nợ xấu thím ạ. Thím có tài thẩm định với xét duyệt năng lực người vay vậy thì nên ứng tuyển ngay đi nhé. Lương cho người có năng lực như thím chắc ko ít đâu :)
2. Thím có biết chi phí cho các vụ kiện bao nhiêu không? Thím có nghe câu "chờ được vạ thì má đã xưng" chưa?
Văn minh thì nên biết có nợ phải trả. Ko có chuyện cầm tiền của người ta rồi bảo ko trả được. Không có tiền thì đừng vay mà tiêu. Vay tiền ng ta ăn chơi mua xắm xong tới lúc trả bảo ko có tiền trả. Đây ko phải hành vi văn minh
 
Back
Top