Các trí thức góp tiếng nói mong Việt Nam phát triển

1 N 2 3 4 5 6

Senior Member
15/04/2021 10:08 GMT+7

TTO - Tập sách Việt Nam hôm nay và ngày mai tập hợp những ý kiến tâm huyết của 22 nhà trí thức về các vấn đề Việt Nam đang đối diện, với mong muốn chung là làm sao để đất nước bứt phá vượt lên trên đường phát triển bền vững.​


Các trí thức góp tiếng nói mong Việt Nam phát triển - Ảnh 1.
Ảnh: L.ĐIỀN
Theo cấu trúc bốn phần (lịch sử, văn hóa/ tư tưởng, thể chế/ giáo dục, y tế/ kinh tế, kinh doanh), tập sách vừa là những khuôn thước có tính chuyên môn/học thuật vừa là tâm sự thiết tha trước vòng quay nghiệt ngã của lịch sử nhìn lại cơ đồ nước nhà.
Do vậy, những ai đang có tấm lòng ưu thời mẫn thế muốn tìm gặp những tiếng nói của trí thức nhằm góp ý về một hướng đi cho đất nước có thể tìm thấy ở đây công thức do Huỳnh Bửu Sơn đưa ra gồm 3 yếu tố "ý thức hệ dân tộc, nhà nước chính danh và một giới tinh hoa" là hướng ra để phát huy sức mạnh dân tộc, phát triển giới tinh hoa xây dựng đất nước cường thịnh.
Hoặc chia sẻ cùng Trần Ngọc Vương về "Vấn đề chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam hiện nay", Vũ Ngọc Hoàng với "Độc lập, tự do và phát triển", Trương Trọng Nghĩa với "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - đặc thù chính trị của Việt Nam"...
Hoặc như vấn đề "đại chúng hay tinh hoa" mà tác giả Nguyên Ngọc đặt ra từ cái nhìn tham chiếu về giáo dục của Pháp, để chúng ta thấy rằng giáo dục cần tạo ra những "người khác" với "cách nghĩ khác" chứ sản phẩm con người đồng dạng chưa hẳn đã tốt.
Thẳng thắn hơn, tác giả Huỳnh Như Phương nhận xét giáo dục Việt Nam là "một di sản nhiều khuyết tật" để rồi bên cạnh những đề khởi hướng giải quyết, ông còn bày tỏ niềm tin vào các nhà giáo dục Việt Nam.
Trực tiếp với vấn đề phát triển đất nước sau đại dịch, tác giả Trần Văn Thọ cho rằng "tư duy phát triển của Việt Nam cũng phải khác với các lý luận đã có".
Và rồi Phạm Chi Lan phân tích thực trạng doanh nghiệp Việt Nam để nhìn lại giấc mơ thịnh vượng; Kim Hạnh với hoài bão bảo tồn tài nguyên bản địa; Đặng Kim Sơn muốn tái cơ cấu nông nghiệp để phát triển toàn diện vừa phát huy lợi thế vùng, ngành vừa bảo vệ được môi trường...
Theo những người chủ biên tập sách, người Việt Nam đang có "giấc mơ hóa rồng", muốn tạo ra được những sản phẩm công nghệ đẳng cấp trên thị trường thế giới, có những tập đoàn công nghệ mạnh để có thể nâng cấp nhanh chóng nền kinh tế lên tầm mức thế giới. Điều đó rất chính đáng.
"Vâng, người Việt Nam thấy cần thay đổi cả vận mệnh lịch sử của mình cho tốt hơn, như các dân tộc xung quanh từng làm, nhanh chóng hơn, quyết đoán hơn, đặc biệt như tấm gương Hàn Quốc để lại cho thế giới" - những người chủ biên tập sách này chia sẻ.
Tuy nhiên, những lưu ý tiếp theo mới thật đáng chú ý: "Sự phát triển đã đạt tốc độ hàm mũ (exponential). Kinh tế không còn chỉ là "kinh tế tri thức" mà trở thành "kinh tế đổi mới sáng tạo".
Nhà nước cần phải có tính chất đổi mới sáng tạo, dẫn dắt đổi mới sáng tạo, "kiến tạo và phát triển", và có những chính sách để thực hiện đổi mới sáng tạo trong tất cả các thành phần xã hội, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục, học thuật; khuyến khích mọi người tư duy, động não theo hướng đổi mới sáng tạo".
Xem đầy đủ tại: https://tuoitre.vn/cac-tri-thuc-gop-tieng-noi-mong-viet-nam-phat-trien-20210415095933154.htm
----------------------------------------------
Sách nội dung khá thú vị và hay ho, tuy nhiên có vài lỗi 9h tả, sai các số năm, ví dụ như sai năm làm toàn quyền của Paul Doumer tại ĐD :cold:
 
Back
Top