thảo luận Các "trọc phú" Ngoại hạng Anh mua sắm thế nào sau khi đổi đời?

Sóc Tún

Senior Member
Sự xuất hiện của các ông chủ trọc phú luôn giúp các đội bóng Ngoại hạng Anh đổi đời và nhanh chóng làm mưa làm gió ở các kỳ chuyển nhượng. Lúc này, NHM Newcastle đang hy vọng những ông chủ mới sẽ giúp họ làm được điều này giống với Chelsea hay Man City trong quá khứ.

CHELSEA MÙA HÈ 2003

Không quá khi nói rằng sự xuất hiện của tỷ phú Roman Abramovich đã thay đổi hoàn toàn cục diện bóng đá Anh. Chelsea đã đi từ vị trí thứ 4 trong mùa giải 2002/03 lên thứ 2 trong mùa giải tiếp theo khi tỷ phú người Nga ký hợp đồng với 13 cầu thủ cho câu lạc bộ trong kỳ chuyển nhượng đầu tiên của mình.

Jurgen Macho (CNTD từ Sunderland)

Ký hợp đồng chuyển nhượng tự do từ Sunderland, Jurgen Macho là bản hợp đồng đầu tiên của kỷ nguyên Abramovich. Thủ môn người Áo được xem là đối trọng với Carlo Cudicini trong việc cạnh tranh vị trí chính thức nhưng không may bị rách dây chằng chéo trước trong tuần đầu tiên tập luyện với câu lạc bộ. Macho không chơi phút nào ở mùa giải đó và rời đội bóng tháng 8/2004 khi The Blues mang về thủ thành Petr Cech.

Marco Ambrosio (CNTD từ Chievo)

Bản hợp đồng thứ 2 cập bến Chelsea dưới triều đại của Abramovich cũng là một thủ môn và kết cục của Ambrosio cũng giống như Macho. Thủ môn này cũng dính chấn thương đầu gối ngay sau khi gia nhập, nhưng kịp có trận ra mắt gặp Notts County tại League Cup. Tuy nhiên, đó là một màn trình diễn rất tệ dù Chelsea có chiến thắng 4-2. Cả mùa giải Ambrosio có 8 trận ra sân trên mọi đấu trường và rời đi sau 1 năm gắn bó.

Glen Johnson (6 triệu bảng từ West Ham)

Khoản chi đầu tiên của Chelsea trong kỷ nguyên Abramovich là 6 triệu bảng cho một hậu vệ phải tuổi teen. Sau khi West Ham xuống hạng ở mùa 2002/03, Chelsea đã tận dụng cơ hội để chiêu mộ Johnson. Cầu thủ người Anh có 32 lần ra sân trong chiến dịch đầu tiên của mình và 28 trận ở mùa giải tiếp theo khi câu lạc bộ lên ngôi vô địch nước Anh lần đầu tiên sau 50 năm.

johnson.jpg

Tuy nhiên, mùa giải thứ 3 của Johnson chứng kiến việc cầu thủ này chỉ ra sân tổng cộng 8 lần do không được ưu ái dưới thời Jose Mourinho. Sau đó, Johnson gia nhập Portsmouth dưới dạng cho mượn vào mùa 2006/07, một thỏa thuận mà sau đó trở thành mua đứt.

Geremi (7 triệu bảng từ Real Madrid)

Geremi được Real Madrid cho Middlesbrough mượn ở mùa 2002/03 và có chút ít kinh nghiệm bóng đá Anh. Chính điều này giúp Geremi nhanh chóng chiếm được suất đá chính và có 39 trận ra sân trên mọi đấu trường mùa 2003/04. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Mourinho năm 2004 khiến vị trí của cầu thủ người Cameroon giảm dần thời gian thi đấu, nhưng quãng thời gian 4 năm có mặt tại Chelsea của anh đã kết thúc với 2 chức vô địch Premier League.

Wayne Bridge (7 triệu bảng từ Southampton)

Chelsea đã ký hợp đồng với ba tài năng người Anh mới nổi vào thời điểm đó và người thứ hai trong số họ gia nhập là Wayne Bridge. Hậu vệ trái 22 tuổi vào thời điểm đó gia nhập đội bóng bằng một hợp đồng trị giá 7 triệu bảng từ Southampton và lão tướng Graeme Le Saux (34 tuổi) ra đi theo chiều ngược lại.

Bridge có tổng cộng 142 lần ra sân cho câu lạc bộ trong 5 mùa giải rưỡi, giành chức vô địch Premier League, FA Cup và League Cup.

Damien Duff (17 triệu bảng từ Blackburn)

Vượt qua sự cạnh tranh tới từ Man United và Liverpool, Chelsea đã có sự phục vụ của Duff sau khi chi 17 triệu bảng cho Blackburn. Với 37 lần ra sân trong chiến dịch ra mắt của mình, tuyển thủ Cộng hòa Ireland đã chói sáng nhờ tốc độ và khả năng quấy rối bên hành lang cánh.

Mùa giải tiếp theo Duff có 48 trận ra sân và hợp cùng Arjen Robben thành cơn lốc ở hai hành lang cánh của Chelsea. Duff chuyển sang khoác áo Newcastle vào mùa hè năm 2006, sau khi giành được hai chức vô địch Premier League và League Cup.

Joe Cole (6,6 triệu bảng từ West Ham)

Bản hợp đồng người Anh thứ ba và cuối cùng trong một mùa hè 2003 điên cuồng của Chelsea là Joe Cole. Giống như Johnson, Cole đến từ đội bóng mới xuống hạng West Ham và được đánh giá cao trong nhiệm vụ cung cấp khả năng sáng tạo cho đội bóng sau sự ra đi của huyền thoại Gianfranco Zola.

Cole đã có 50 lần ra sân cho The Blues trong mùa giải đầu tiên của mình và là một thành viên quan trọng của đội một trong suốt 7 năm anh chơi bóng tại câu lạc bộ. Trước khi chuyển sang Liverpool, Cole đã cùng Chelsea giành được 3 chức vô địch Premier League, 2 FA Cup và 1 League Cup.

Juan Sebastian Veron (15 triệu bảng từ Man United)

Không phải tất cả các bản hợp đồng lớn trong mùa hè của Chelsea đều thành công và Juan Sebastian Veron là một ví dụ. Sau khi thất bại trong việc khẳng định vị trí tại Man United, tiền vệ người Argentina đã gia nhập The Blues theo một hợp đồng trị giá 15 triệu bảng.

untitled-3.jpg

NHM Chelsea hy vọng Veron sẽ hồi sinh ở phía tây London, nhưng điều đó không xảy ra khi những chấn thương khiến cựu cầu thủ Lazio trải qua một mùa giải không trọn vẹn tại Stamford Bridge với vỏn vẹn 7 lần ra sân ở Ngoại hạng Anh trước khi được cho mượn hai năm tại Inter Milan và sau đó là chuyển tới câu lạc bộ thời thơ ấu Estudiantes.

Adrian Mutu (15,8 triệu bảng từ Parma)

Mutu tiếp tục là một bản hợp đồng khác được coi là thất bại trong số các thương vụ chuyển nhượng của Chelsea. Cầu thủ người Romania bắt đầu sự nghiệp của mình ở phía tây London rất bùng nổ với việc ghi 4 bàn trong 3 trận đầu tiên.

Chiến dịch ra mắt của Mutu kết thúc với 10 bàn thắng sau 38 lần ra sân, nhưng sự nghiệp của anh đảo lộn vào tháng 9/2004. Mutu có kết quả dương tính với cocaine và bị Chelsea sa thải vào tháng 10/2004.

Alexey Smertin (3,45 triệu bảng từ Bordeaux)

Mặc dù ký hợp đồng với Chelsea vào tháng 8/2003, nhưng Alexey Smertin ngay lập tức được gửi đến Portsmouth theo dạng cho mượn kéo dài một mùa giải. Cuối cùng cầu thủ này ra mắt Chelsea trong mùa giải 2004/05, nhưng chỉ đóng một vai trò nhỏ trong đội vì Frank Lampard, Claude Makelele, Geremi và Tiago Mendes đều được ưu tiên hơn anh.

Đó là mùa giải duy nhất của Smertin cho Chelsea trước khi được cho mượn đến Charlton trong mùa giải 2005/06 và bị bán cho Dynamo Moscow vào tháng 3/2006.

Hernan Crespo (16,8 triệu bảng từ Inter Milan)

Mặc dù có thành tích ghi bàn đáng nể ở Anh với 25 bàn sau 73 trận, nhưng thời gian của Crespo tại Chelsea vẫn gây tò mò. Mùa giải 2003/04 của Crespo kết thúc với 12 bàn thắng sau 31 lần ra sân, nhưng anh đã trải qua mùa giải tiếp theo dưới dạng cho mượn tại AC Milan sau sự xuất hiện của Didier Drogba.

Tuy nhiên, Crespo đã trở lại The Blues vào mùa giải 2005/06, giúp câu lạc bộ giành chức vô địch Premier League trước khi được cho mượn trở lại ở Italia, lần này là cho Inter Milan ở mùa 2006/07.

Neil Sullivan (0,5 triệu bảng từ Tottenham)

Sau chấn thương của Macho và Ambrosio, Chelsea đang rất cần một thủ môn dự bị và họ hướng tới Neil Sullivan, thủ thành đã 33 tuổi ở thời điểm đó. Khi cuộc khủng hoảng chấn thương của Chelsea ngày càng trầm trọng, cùng với việc Cudicini cũng chấn thương, Sullivan đã ra sân 8 lần cho câu lạc bộ trong mùa giải duy nhất của mình ở đó trước khi được ký hợp đồng bởi Leeds United vào năm 2004.

Claude Makelele (16 triệu bảng từ Real Madrid)

Số 13 đồng nghĩa với sự không may mắn, nhưng đó chắc chắn không phải là trường hợp của Claude Makelele. Trong số tất cả các thương vụ chuyển nhượng của Chelsea, cầu thủ người Pháp là người có ảnh hưởng lớn nhất đến câu lạc bộ. Một tiền vệ giữ vị trí tốt trong những năm đó được định nghĩa là 'vai trò Makelele'.

makelele.jpg

5 mùa giải có mặt ở Stamford Bridge, Makelele đã mang về 2 danh hiệu vô địch Ngoại hạng Anh, 1 FA Cup và 2 League Cup. Tuy nhiên, trên tất cả cầu thủ người Pháp nhận được sự yêu mến nhiều hơn là danh hiệu cho câu lạc bộ. Một huyền thoại của Chelsea.

Tổng tiền chuyển nhượng: 111,15 triệu bảng


MAN CITY (MÙA ĐÔNG 2009)


Wayne Bridge (10 triệu bảng từ Chelsea)

Bridge hai lần lọt vào danh sách này, khi hậu vệ trái người Anh rời Chelsea tới Man City vào tháng 1/2009. Cầu thủ này đã có 22 lần ra sân trong nửa sau của mùa giải đó khi trở thành lựa chọn hàng đầu của câu lạc bộ bên hành lang trái.

Mùa giải tiếp theo đã chứng kiến Bridge ra sân 28 lần, nhưng đến đầu năm 2010, vai trò của anh suy giảm khi HLV Roberto Mancini ký hợp đồng với Aleksandar Kolarov từ Lazio và sau đó 1 năm là Gael Clichy từ Arsenal. Trở thành người thừa tại Man City, Bridge đã trải qua thời gian cho mượn tại West Ham, Sunderland và Brighton trước khi ký hợp đồng một năm với Reading và giải nghệ vào cuối mùa 2013/14.

Craig Bellamy (15 triệu bảng từ West Ham)

Được ký hợp đồng để cung cấp thêm sức mạnh tấn công, Craig Bellamy đã làm được điều đó bằng cách ghi bàn thắng quyết định vào lưới Newcastle trong trận ra mắt giúp Man City giành chiến thắng 2-1. Tuy nhiên, cầu thủ người xứ Wales sớm bị chấn thương khiến anh mất đứt vài tháng đầu tiên ở câu lạc bộ.

Cả mùa giải duy nhất của Bellamy tại Man City chứng kiến anh đóng vai trò quan trọng dưới thời Mark Hughes và Mancini, ghi 11 bàn sau 40 lần ra sân. Nhưng những cuộc tranh cãi liên tục với Mancini khiến cầu thủ này mất chỗ đứng và buộc phải gia nhập Cardiff dưới dạng cho mượn trong mùa giải 2010/11 trước khi ký hợp đồng với Liverpool 12 tháng sau đó.

Nigel de Jong (16 triệu bảng từ Hamburg)

Được mang về để củng cố khu vực giữa sân của Man City, cầu thủ người Hà Lan Nigel de Jong ngay lập tức được đưa vào đội hình chính. De Jong có 16 lần ra sân trong 4 tháng của mùa 2008/09 khi Man City đứng thứ 10 tại Premier League.

De Jong chuyển tới AC Milan vào tháng 8/2012, nhưng anh là một phần trong công cuộc tái thiết của Man City khi họ giành được FA Cup 2011, danh hiệu vô địch đầu tiên kể từ năm 1975 và chức vô địch Premier League 2011/12 - danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên của họ sau 44 năm.

Shay Given (5,9 triệu bảng từ Newcastle)

Bản hợp đồng cuối cùng trong mùa đông 2009 cho Man City chứng kiến sự xuất hiện của Shay Given từ Newcastle. Thủ môn người CH Ireland giữ sạch lưới trong trận ra mắt khi Man City đánh bại Middlesbrough với tỷ số 1-0. Anh đã có 21 lần ra sân trong phần còn lại của mùa giải đó.

Với Joe Hart được đem cho mượn một mùa tại Birmingham, Given là thủ môn số một tại câu lạc bộ trong mùa giải 2009/10 với 44 lần ra sân. Tuy nhiên, đó là tất cả những gì tốt đẹp nhất của Given tại Man City. HLV Mancini đã chọn Hart trở thành thủ môn số 1 của ông vào đầu mùa giải 2010/11 và sau một thời gian dự bị, Given gia nhập Aston Villa vào mùa hè năm 2011.

Tổng tiền chuyển nhượng: 45,9 triệu bảng.
Nguồn: https://bongdaplus.vn/tin-chuyen-nh...a-sam-the-nao-sau-khi-doi-doi-3469822110.html
 
Chè sen 2 mùa đầu mua bán ổn, hàng ko quá đắt mà hiệu quả cũng ok, tạch mỗi Mutu với Veron, Crespo thì đc 1 mùa. Glen Johnson tiềm năng tốt cơ mà ép chín hơi sớm, fail mất mấy trận đinh nên Mou éo tin dùng nữa :shame:
 
Tất nhiên 1-2 mùa đầu tiên thì mua được ai là mua. Chưa thể 1 phát mua ngay toàn hàng tuyển hoặc thành công ngay được. Bản hợp đồng số má nhất của Mancity giai đoạn đầu phải là Robinho.

Cả Chel và Mancity đều đổi mình sau khi mời được Mancini và Mourinho về cầm, sau đó mới mua 1 loạt bộ khung mới.
 
Chè sen 2 mùa đầu mua bán ổn, hàng ko quá đắt mà hiệu quả cũng ok, tạch mỗi Mutu với Veron, Crespo thì đc 1 mùa. Glen Johnson tiềm năng tốt cơ mà ép chín hơi sớm, fail mất mấy trận đinh nên Mou éo tin dùng nữa :shame:

Tạch thằng Kezman nữa
 
Chè sen 2 mùa đầu mua bán ổn, hàng ko quá đắt mà hiệu quả cũng ok, tạch mỗi Mutu với Veron, Crespo thì đc 1 mùa. Glen Johnson tiềm năng tốt cơ mà ép chín hơi sớm, fail mất mấy trận đinh nên Mou éo tin dùng nữa :shame:

Mua Ferrari đệ ruột rồi thì k dùng Johnson đang trẻ chứ sao
 
chè sen cần mất gần chục năm để có c1 đầu tiên, còn man xanh thì cần bn năm, có thể rút ngắn đc số năm k?
 
Back
Top