Cách bảo quản chi thể bị đứt lìa đúng cách

Captain Annam

Senior Member
" Gần đây mình có chia sẻ trên trang cá nhân cách bảo quản chi thể bị đứt lìa đúng cách. Nhưng hôm nay lại gặp tiếp 1 bệnh nhân bỏ trực tiếp ngón tay bị đứt của mình vào nước đá, chứng tỏ vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến.

Mình quyết định chia sẻ lại vào group này, một group có nhiều bạn trẻ hiểu biết, mong rằng sau này không phải gặp bất cứ ca nào như vậy nữa!

Mình làm cấp cứu ở một tỉnh có đặc sản là các ca tai nạn lao động (Bình Dương). Các vết thương đứt lìa chi do máy cắt, máy dập rất nhiều. Nhưng từ trước đến giờ, số bệnh nhân được bảo quản chi bị đứt đúng cách rất hiếm.

Gặp nhiều nhất phải kể đến là các trường hợp người nhà ngâm trực tiếp vào đá lạnh ( cái này không biết học từ đâu, chắc coi trên phim nhiều) khiến mô bị bỏng lạnh và bị huỷ hoại. Điều này quả thật đáng tiếc cho bệnh nhân cũng như bác sĩ điều trị, phải biết rằng cho dù bác sĩ cố gắng đến đâu, nếu chi không được bảo quản đúng cách thì công sức rất có thể đổ sông đổ bể.

Các bước bảo quản như sau:

  • Bước 1: rửa sạch bằng nước muối sinh lí hoặc nước đun sôi để nguội hoặc nước sạch, nói chung: sạch nhất có thể
  • Bước 2: gói nhẹ nhàng phần chi bằng vải sạch. Sau đó cho vào 1 túi nylon rồi cột chặt miệng túi, ĐẢM BẢO KHÔNG CHO NƯỚC THẤM VÀO
  • Bước 3: cho túi nylon đã cột chặt miệng vào xô đá, hộp đá hoặc đơn giản nhất là túi nylon lớn đựng đá
  • Bước 4: nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Thời gian vàng là 6 tiếng!

Qui trình đơn giản, công cụ dễ kiếm tuy nhiên lại là yếu tố quan trọng để bảo tồn chi cho bệnh nhân! "

Nguồn: Bs Trương Ngọc Duy
 
" Gần đây mình có chia sẻ trên trang cá nhân cách bảo quản chi thể bị đứt lìa đúng cách. Nhưng hôm nay lại gặp tiếp 1 bệnh nhân bỏ trực tiếp ngón tay bị đứt của mình vào nước đá, chứng tỏ vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến.

Mình quyết định chia sẻ lại vào group này, một group có nhiều bạn trẻ hiểu biết, mong rằng sau này không phải gặp bất cứ ca nào như vậy nữa!

Mình làm cấp cứu ở một tỉnh có đặc sản là các ca tai nạn lao động (Bình Dương). Các vết thương đứt lìa chi do máy cắt, máy dập rất nhiều. Nhưng từ trước đến giờ, số bệnh nhân được bảo quản chi bị đứt đúng cách rất hiếm.

Gặp nhiều nhất phải kể đến là các trường hợp người nhà ngâm trực tiếp vào đá lạnh ( cái này không biết học từ đâu, chắc coi trên phim nhiều) khiến mô bị bỏng lạnh và bị huỷ hoại. Điều này quả thật đáng tiếc cho bệnh nhân cũng như bác sĩ điều trị, phải biết rằng cho dù bác sĩ cố gắng đến đâu, nếu chi không được bảo quản đúng cách thì công sức rất có thể đổ sông đổ bể.

Các bước bảo quản như sau:

  • Bước 1: rửa sạch bằng nước muối sinh lí hoặc nước đun sôi để nguội hoặc nước sạch, nói chung: sạch nhất có thể
  • Bước 2: gói nhẹ nhàng phần chi bằng vải sạch. Sau đó cho vào 1 túi nylon rồi cột chặt miệng túi, ĐẢM BẢO KHÔNG CHO NƯỚC THẤM VÀO
  • Bước 3: cho túi nylon đã cột chặt miệng vào xô đá, hộp đá hoặc đơn giản nhất là túi nylon lớn đựng đá
  • Bước 4: nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Thời gian vàng là 6 tiếng!

Qui trình đơn giản, công cụ dễ kiếm tuy nhiên lại là yếu tố quan trọng để bảo tồn chi cho bệnh nhân! "

Nguồn: Bs Trương Ngọc Duy
Cho và xô đá hay xô nước đá tốt hơn nhỉ?
 
Cái quan trọng là vệ sinh chi đứt lìa và ko ngâm trực tiếp vào nước đá vì đá tan sẽ làm nhiễm khuẩn chi...

Sai r ông, tiếp xúc trực tiếp với đá k bọc qua vải thì lạnh quá. Dẫn đến bỏng lạnh. Khi tiệm cận 0 độ C băng đá hình thành sẽ làm màng tế bào bị rách và chết.
Cái t muốn hỏi là nhiệt độ tối ưu kìa, kiểu như thịt cá bảo quản trong tủ từ 5-8 độ thì tươi ngon mà k cần rã đông ấy :sexy_girl: sẽ có một nhiệt độ hay khoảng nhiệt độ tối ưu thời gian bảo quản mô là tốt nhất mà k bị tổn hại
 
Sai r ông, tiếp xúc trực tiếp với đá k bọc qua vải thì lạnh quá. Dẫn đến bỏng lạnh. Khi tiệm cận 0 độ C băng đá hình thành sẽ làm màng tế bào bị rách và chết.
Cái t muốn hỏi là nhiệt độ tối ưu kìa, kiểu như thịt cá bảo quản trong tủ từ 5-8 độ thì tươi ngon mà k cần rã đông ấy :sexy_girl: sẽ có một nhiệt độ hay khoảng nhiệt độ tối ưu thời gian bảo quản mô là tốt nhất mà k bị tổn hại
Cái quan trọng nhất lúc đó là bảo quản đúng cách và nhanh chóng đưa tới bệnh viện. Như đã nói là cần rửa sạch chi, bọc vải sạch và nhẹ nhàng đặt trong túi nilon rồi đặt vào âu/xô/túi đá.

Nhiệt độ nước đá theo lý thuyết là 0 độ C. Nhiệt độ qua lớp nilon, vải + nước đá đang tan sẽ là >0 độ C. Như vậy chỉ từ 0 ~ vài độ C, không cần con số quá cụ thể. Nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để bác sĩ xử lý là được.
 
Back
Top