dutchcourage
Senior Member
Hiện nay, nếu bạn tìm hiểu phương pháp học nghe - nói hiệu quả, bạn sẽ gặp vô vàn phương pháp khác nhau như nghe thụ động, chép chính tả, học bảng IPA, Effortless English, ... thậm chí cả những phương pháp kết hợp. Bạn có thể đã thử một vài phương pháp và thấy không hiệu quả, vậy làm thế nào để xác định các phương pháp học nghe - nói có khả năng có hiệu quả để bản thân tiếp tục thử nghiệm.
Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về những giả thuyết của Stephen Krashen để có thể kiểm tra nhanh một phương pháp học nghe - nói có không hiệu quả hay không? Nếu phương pháp học nghe - nói mà vi phạm một trong những giả thuyết dưới đây, ta có thể kết luận nhanh là phương pháp đó không hiệu quả và không đáng để thử nghiệm. Ngược lại, nếu phương pháp mà thỏa mãn các giả thuyết thì đó là phương pháp đáng để bản thân thử nghiệm, còn hiệu quả hay không thì phải đợi thử nghiệm xong ta mới biết được.
1, Acquisition-Learning Hypothesis
Kiến thức về ngôn ngữ của bạn được chia làm hai loại: acquired knowledge và learned knowledge.
Khi bạn acquire (thụ đắc) một kiến thức nào đó, bạn có thể áp dụng kiến thức đó một cách tự động và chính xác, còn nếu bạn mới learn (biết) một kiến thức, thì bạn mới chỉ nắm được bề mặt của kiến thức đó, chưa thể áp dụng một cách tự động được.
2, Monitor Hypothesis
Khi bạn sử dụng acquired knowledge, não bạn không cần bỏ công sức kiểm soát (monitor) mà vẫn dùng đúng, còn nếu bạn muốn sử dụng learned knowledge đúng, não bạn sẽ cần bỏ công sức kiểm soát (monitor). Nếu bạn rơi vào trường hợp không thể kiểm soát được, bạn sẽ sử dụng các learned knowledge sai.
3, Meaningful Input Hypothesis
We learn languages by one way and only one way: by understanding messages.
Bạn chỉ học tốt khi bạn hiểu được ý nghĩa của những gì bạn học.
4, Affective Filter Hypothesis
Bạn sẽ học nghe - nói tốt khi:
Bây giờ, để hiểu rõ hơn, mình sẽ review một số phương pháp học nghe nói tiếng Anh theo 4 giả thuyết trên.
A, Nghe thụ động (tắm ngôn ngữ)
Một số thầy cô khuyên học sinh của mình đeo tai nghe nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt, ví dụ như khi làm việc nhà, khi đi ngủ, khi ăn cơm, ....
Phương pháp này nhiều khả năng vi phạm giả thuyết Meaningful Input Hypothesis vì thường khi bạn tranh thủ nghe tiếng Anh như vậy, bạn sẽ không chú ý đến ý nghĩa của những gì bạn nghe. Điều này rất khác so với việc bạn nghe hồi chưa biết nói: khi bạn nghe bạn vẫn chú ý đến ý nghĩa của các âm thanh, để đến khi gọi "bố, mẹ" là bạn biết cái âm thanh đấy có một ý nghĩa gì đó khiến "bố, mẹ" có phản ứng đặc biệt khi mình phát ra âm thanh đó.
Đương nhiên, sẽ có cách để khiến phương pháp này hiệu quả hơn, ví dụ như khi nấu ăn, bạn nghe công thức nấu ăn của món bạn định nấu và nấu theo những gì mình nghe được. Khi đó, giả thuyết 3 sẽ được thỏa mãn và đây có thể thành một phương pháp hiệu quả.
B, Chép chính tả
Ngược lại với nghe thụ động là một phương pháp khá khổ cực, đó là chép chính tả.
Phương pháp này nhiều khả năng sẽ không thỏa mãn Acquisition-Learning Hypothesis. Lí do là kĩ năng nghe - nói là kĩ năng cần xử lí thời gian thực, tức đầu bạn phải bật ra một cách tức thì. Khi bạn chép chính tả thì bạn sẽ thường sẽ chỉ nghe một đoạn ngắn rồi chép xuống, trong thời gian đó thì não có thời gian suy nghĩ. Điều này nghĩa là bạn chỉ luyện tập các kĩ năng nghe nói ở mức độ biết, thay vì ở mức độ thụ đắc.
Ngoài ra, phương pháp này còn có khả năng vi phạm Affective Filter Hypothesis, do phương pháp này quá khổ cực, dẫn đến động lực học của học sinh không cao.
Một cách để sửa phương pháp này là thay vì chép ra giấy, bạn hãy nói lại ngay lập tức những gì bạn nghe được. Khi đó, não bạn sẽ có ít thời gian suy nghĩ hơn, nhờ đó bạn sẽ luyện tập được các kiến thức ở mức độ thụ đắc. Ngoài ra, nếu bạn thấy nói mệt quá thì cũng không nhất thiết phải nói những đoạn mình tự tin mình nghe được rồi mà chỉ cần nói lại những phần khó thôi.
Mình sẽ tiếp tục review cho các bạn những phương pháp khác bằng 4 giả thuyết của Stephen Krashen. Nếu bạn có phương pháp học nghe - nói nào muốn được review thì có thể chia sẻ dưới thread này, mình sẽ giúp bạn phân tích.
Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về những giả thuyết của Stephen Krashen để có thể kiểm tra nhanh một phương pháp học nghe - nói có không hiệu quả hay không? Nếu phương pháp học nghe - nói mà vi phạm một trong những giả thuyết dưới đây, ta có thể kết luận nhanh là phương pháp đó không hiệu quả và không đáng để thử nghiệm. Ngược lại, nếu phương pháp mà thỏa mãn các giả thuyết thì đó là phương pháp đáng để bản thân thử nghiệm, còn hiệu quả hay không thì phải đợi thử nghiệm xong ta mới biết được.
1, Acquisition-Learning Hypothesis
Kiến thức về ngôn ngữ của bạn được chia làm hai loại: acquired knowledge và learned knowledge.
Khi bạn acquire (thụ đắc) một kiến thức nào đó, bạn có thể áp dụng kiến thức đó một cách tự động và chính xác, còn nếu bạn mới learn (biết) một kiến thức, thì bạn mới chỉ nắm được bề mặt của kiến thức đó, chưa thể áp dụng một cách tự động được.
2, Monitor Hypothesis
Khi bạn sử dụng acquired knowledge, não bạn không cần bỏ công sức kiểm soát (monitor) mà vẫn dùng đúng, còn nếu bạn muốn sử dụng learned knowledge đúng, não bạn sẽ cần bỏ công sức kiểm soát (monitor). Nếu bạn rơi vào trường hợp không thể kiểm soát được, bạn sẽ sử dụng các learned knowledge sai.
3, Meaningful Input Hypothesis
We learn languages by one way and only one way: by understanding messages.
Bạn chỉ học tốt khi bạn hiểu được ý nghĩa của những gì bạn học.
4, Affective Filter Hypothesis
Bạn sẽ học nghe - nói tốt khi:
- Bạn có động lực học cao
- Bạn có áp lực học thấp
- Bạn là người hướng ngoại, thích nói chuyện với mọi người.
- Bạn tin tưởng vào giáo viên / phương pháp mình đang sử dụng để học.
Bây giờ, để hiểu rõ hơn, mình sẽ review một số phương pháp học nghe nói tiếng Anh theo 4 giả thuyết trên.
A, Nghe thụ động (tắm ngôn ngữ)
Một số thầy cô khuyên học sinh của mình đeo tai nghe nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt, ví dụ như khi làm việc nhà, khi đi ngủ, khi ăn cơm, ....
Phương pháp này nhiều khả năng vi phạm giả thuyết Meaningful Input Hypothesis vì thường khi bạn tranh thủ nghe tiếng Anh như vậy, bạn sẽ không chú ý đến ý nghĩa của những gì bạn nghe. Điều này rất khác so với việc bạn nghe hồi chưa biết nói: khi bạn nghe bạn vẫn chú ý đến ý nghĩa của các âm thanh, để đến khi gọi "bố, mẹ" là bạn biết cái âm thanh đấy có một ý nghĩa gì đó khiến "bố, mẹ" có phản ứng đặc biệt khi mình phát ra âm thanh đó.
Đương nhiên, sẽ có cách để khiến phương pháp này hiệu quả hơn, ví dụ như khi nấu ăn, bạn nghe công thức nấu ăn của món bạn định nấu và nấu theo những gì mình nghe được. Khi đó, giả thuyết 3 sẽ được thỏa mãn và đây có thể thành một phương pháp hiệu quả.
B, Chép chính tả
Ngược lại với nghe thụ động là một phương pháp khá khổ cực, đó là chép chính tả.
Phương pháp này nhiều khả năng sẽ không thỏa mãn Acquisition-Learning Hypothesis. Lí do là kĩ năng nghe - nói là kĩ năng cần xử lí thời gian thực, tức đầu bạn phải bật ra một cách tức thì. Khi bạn chép chính tả thì bạn sẽ thường sẽ chỉ nghe một đoạn ngắn rồi chép xuống, trong thời gian đó thì não có thời gian suy nghĩ. Điều này nghĩa là bạn chỉ luyện tập các kĩ năng nghe nói ở mức độ biết, thay vì ở mức độ thụ đắc.
Ngoài ra, phương pháp này còn có khả năng vi phạm Affective Filter Hypothesis, do phương pháp này quá khổ cực, dẫn đến động lực học của học sinh không cao.
Một cách để sửa phương pháp này là thay vì chép ra giấy, bạn hãy nói lại ngay lập tức những gì bạn nghe được. Khi đó, não bạn sẽ có ít thời gian suy nghĩ hơn, nhờ đó bạn sẽ luyện tập được các kiến thức ở mức độ thụ đắc. Ngoài ra, nếu bạn thấy nói mệt quá thì cũng không nhất thiết phải nói những đoạn mình tự tin mình nghe được rồi mà chỉ cần nói lại những phần khó thôi.
Mình sẽ tiếp tục review cho các bạn những phương pháp khác bằng 4 giả thuyết của Stephen Krashen. Nếu bạn có phương pháp học nghe - nói nào muốn được review thì có thể chia sẻ dưới thread này, mình sẽ giúp bạn phân tích.