Phương pháp này có nhiều biến thể, với hiệu quả khác nhau.
Biến thể 1: Bạn chỉ đọc mẫu trong sách ra, chỉ chú tâm vào phát âm sao cho đúng, ngữ điệu sao cho chuẩn, không có sự tương tác với bất cứ người nào trong quá trình luyện tập
Biến thể này vi phạm
Meaningful Input Hypothesis một cách khá tinh tế, do trong quá trình luyện tập bạn không nhận được bất cứ phản ứng nào của người đối diện về ý nghĩa của những gì bạn đọc ra, thành ra những gì bạn học được từ bài đọc không để lại bất cứ ấn tượng nào với bạn.
Lí do mình nói một cách khá tinh tế là vì khi đề xuất những giả thuyết này, Stephen Krashen cũng không thể loại bỏ được phương pháp luyện nói bằng việc đọc mẫu là một phương pháp không hiệu quả, tuy nhiên sau khi thử nghiệm phương pháp này trong vòng 5 năm với học viên nước ngoài học tiếng Tây Ban Nha thì ông cũng phát hiện ra là "Talking is not practicing".
Biến thể 2: Bạn luyện nói bằng cách
học thuộc lòng mẫu trong bài đọc rồi nói
Phương pháp này phù hợp với Acquisition-Learning Hypothesis và Monitor Hypothesis, vì khi bạn học thuộc lòng các mẫu như vậy thì bạn đã acquire được kiến thức và khi sử dụng bạn không cần phải nghĩ đến các nguyên tắc, nhờ đó khi nói thì bạn sẽ dành não của mình để nghĩ đến những ý tưởng mình muốn truyền đạt và giúp bạn cải thiện được fluency (bạn
@loservoz999 có thể thử phương pháp này)
Việc hai giả thuyết còn lại có thỏa mãn hay không tùy thuộc vào mẫu bài học của bạn. Với Meaningful Input Hypothesis, mẫu bài học cần có nhiều cấu trúc câu dễ dùng để bạn có thể dùng các cấu trúc đã học thuộc khi nói chuyện với người bản xứ (bạn có thể tìm họ trong các diễn đàn học tiếng Anh quốc tế trên Reddit / Discord để giao tiếp). Còn về Affective Filter Hypothesis, mẫu cần có nội dung thú vị với chính bản thân bạn.