Cái câu Việt Vương câu tiễn , chữ Việt này có liên quan gì tới Việt Nam không

Vua Việt tha hương
65 - 8HaBVzr.png
 
Nước Việt đây là nước chư hầu nhà Chu thời xuân thu. Dek liên quan gì đến King tộc đâu fen
NOUusYm.png


Gửi từ Vùng đất của KING tộc bằng vozFApp
 
Đây là bản đồ lãnh thổ nước Việt thời Câu Tiễn,xét theo vị trí bây giờ thì ngày nay là Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô. Ko dính dáng gì đến King tộc hết
vF7vyQ4.jpg


Gửi từ Google Pixel 3a XL bằng vozFApp
 
Để dễ hiểu nhật, trung quốc xưa k kêu Việt Nam là nước Việt mà là An Nam, Giao chỉ.
Còn tên nước Việt cũng mới sau này. Ban đầu là tên nước là Văn Lang, Âu Lạc rồi Vạn Xuân, Đại Cồ Việt.....
 
Người Việt ngày xưa có rất nhiều nhánh: Ưu Việt, Mân Việt, Điền Việt, Lạc Việt, Âu Việt, etc. tuy họ sống và tạo dựng ở nhiều nước khác nhau, nhưng vẫn tự coi có chung một gốc gọi là "Bách Việt".

Về sau đại đa số các nhánh này bị người Hán xóa sổ hết, chỉ còn hai nhánh cuối cùng còn tồn tại là Âu Việt (An Dương Vương) và Lạc Việt (nước Văn Lang, Vua Hùng), sống ở vùng thượng lưu sông Hồng. Hai nhánh này hợp nhất lại thành nhà nước Âu Lạc, tôn An Dương Vương lên làm vua. Những người Việt còn sống sót ở các nhánh khác cũng về đó tụ nghĩa, nên còn gọi là nước Âu Việt (chêm chữ "Việt" vào cho khỏi quên nguồn gốc năm xưa). Tạo thành một thành trì cuối cùng của người Việt chống lại người Hán.

Thực ra về sau này chính Âu Lạc cũng bị Tần Thủy Hoàng chiếm nốt (coi lại vụ Trọng Thủy-Mỵ Châu), nhưng may mắn thay sau hơn một ngàn năm đô hộ thì được Ngô Quyền giành lại độc lập, và đó chính là nước Việt Nam chúng ta ngày nay. Các nhánh khác thì bị Hán hóa m nó hết rồi, mất gốc rồi, không còn truy ra được nữa.

Tóm lại: Nước Việt của Câu Tiễn cũng là một trong những nhánh đó, và đã bị dân Hán xóa sổ. Ông này có thời gian qua lại với vua Hùng (do có cùng gốc), tính kết thông gia, nhưng không có kết quả gì. Tuy sử sách không coi ổng có liên quan gì tới nước Việt ngày nay. Nhưng theo mình nghĩ, nếu muốn thì cũng có thể coi nước Việt của Câu Tiễn là (một phần) tổ tiên của mình, tại trong số những người Việt còn sống sót ở các nhánh khác, chạy về Âu Lạc để tụ nghĩa, chắc chắn cũng có người của nước Việt Câu Tiễn.
 
Last edited:
Người Việt ngày xưa có rất nhiều nhánh: Ưu Việt, Mân Việt, Điền Việt, Lạc Việt, Âu Việt, etc. tuy họ sống và tạo dựng nhiều nước khác nhau, nhưng vẫn tự coi có chung một gốc gọi là "Bách Việt".

Về sau đại đa số các nhánh này bị người Hán xóa sổ hết, hai nhánh cuối cùng còn tồn tại (Âu Việt của An Dương Vương và Lạc Việt của Vua Hùng) hợp nhất lại thành nước Văn Lang (hay còn gọi là nước Âu Lạc), tôn An Dương Vương lên làm vua.

Thực ra về sau này chính Âu Lạc cũng bị Tần Thủy Hoàng chiếm nốt, nhưng may mắn thay sau hơn một ngàn năm thì được Ngô Quyền giành lại độc lập, và đó chính là nước Việt Nam ngày nay. Các nhánh khác thì bị Hán hóa m nó hết rồi, mất gốc rồi, không còn truy ra được nữa.

Tóm lại: Nước Việt của Câu Tiễn cũng là một trong những nhánh đó, và đã bị dân Há xóa sổ.
Văn Lang là quốc hiệu thời Hùng Vương, còn quân Tần sang xâm lược là cuối đời Hùng, đánh đuổi quân Tần xong Thục Phán lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương, mới đổi tên thành Âu Lạc. Còn Ngô Quyền khi đó là đánh quân Nam Hán.
 
Có, một bộ phận của Bách Việt, nước VN ngày nay là tinh hoa còn sót lại của Bách Việt - Lạc Việt.
 
Triệu Văn Đà của nước Nam Việt có liên quan gì tới Việt Nam ko, trả lời được câu này thì sẽ trả lời được câu trên :baffle:
 
Nước Việt không có thứ người thích nằm trên gai nếm mật đắng , lại còn thích ăn cứt nữa , trư khẳng định câu tiễn ko liên quan tới Việt Nam :doubt:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nước Việt không có thứ người thích nằm trên gai nếm mật đắng , lại còn thích ăn cứt nữa , trư khẳng định câu tiễn ko liên quan tới Việt Nam :doubt:

via theNEXTvoz for iPhone

Nhưng nước Việt đấy có gái đẹp

Gửi từ Sony G8141 bằng vozFApp
 
Thời cổ, người Trung Quốc gọi các dân tộc sống ở phía nam sông Trường Giang bằng một cái tên chung là Việt. Bắt đầu từ thời nhà Hán, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt". Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình." Nhà sử học Trung Quốc La Hương Lâm (羅香林) đã cho rằng các dân tộc này có cùng tổ tiên với nhà Hạ. Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam [1].

Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam.
Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越, người Kinh ở Việt Nam ngày nay) và Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.
Như vậy Bắc VN thời cổ đối với TQ là Lạc Việt - một bộ tộc trong nhóm Bách Việt trải rộng khắp Nam TQ. Và Việt vương câu tiễn là vua của đất Cối Kê nay là vùng Chiết Giang, k hề liên quan gì đến Bắc VN. Ngoại trừ cái tên Việt.
 
Back
Top