Cái khó của thợ xăm nữ ở Trung Quốc

Phiền anh dẫn chứng về các tài liệu nói người Việt xăm mình trong nhiều thời kỳ khác nhau. Tôi ko nói người Việt không xăm, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng tục lệ đó chỉ giới hạn ở một bộ phân dân Việt sống ở miền sông nước hoặc làm nghề đánh bắt cá thôi.

via theNEXTvoz for iPhone

Đầu tiên là sử Tàu nhé:rolleyes:

1. Sử Ký có chép "Cắt tóc xăm mình, xăm vẽ lên cánh tay và mặc áo vạt hướng về phía trái, là [phong tục của] dân Âu Việt..."
2. Sử ký, Chu Bản kỷ, Tập giải, Ứng Thiệu nói:《史记·周本纪》裴骃《集解》:“应劭曰:’越人常在水中,故断其发、文其身,以象龙子,故不见伤害也。: – Tạm dịch: “Người Việt thường ở dưới nước, nên cắt tóc, xăm mình giống như loài Rồng để không bị hại”.
3. Tục xăm mình ở thời Lý: Sách Lĩnh ngoại đại đáp chép về phong tục xăm mình thời Lý: “文身如銅鼓” – “văn thân như đồng cổ". Ngoài ra thì còn có quân sĩ khắc lên trán chữ “Thiên tử binh”.

Tiếp đó là sử Việt

1. Lĩnh Nam Chích Quái, phần truyện họ Hồng Bàng có chép: "Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Vua nói rằng: “Giống sơn man và giống thủy tộc khác nhau, nên xâm phạm lẫn nhau”. Bèn khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình loài thủy tộc. Từ đó, dân không bị họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đó.
2. Cũng là Lĩnh Nam Chích Quái nhưng phần truyện chim trĩ trắng: “Chu Công hỏi: “Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”. Sứ thần đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”.
3.Đại Việt sử lược chép vào thời Thánh Tông nhà Lý: “Cấm những người đầy tớ trong nhà thích (xăm) hình con rồng trên mình.” Đại Việt sử lược chép về thời Anh Tông nhà Lý: “Những nhà quyền thế không được tự tiện thu dùng các hạng người trong dân chúng. Các bậc vương hầu trong lúc đêm tối không được qua lại trong thành. Kẻ gia nô của bậc vương hầu không được xăm hình rồng ở nơi ngực.” Đại Việt sử ký toàn thư chép về thời Nhân Tông nhà Lý: “Cấm nô bọc của các nhà dân trong ngoài kinh thành không được thích mực vào ngực, vào chân như cấm quân cùng là xăm hình
4. Thời nhà Trần: "Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Lại hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là “thái long” (rồng hoa).Vì khách buôn người Tống thấy dân Việt ta xăm hình rồng, lỡ gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng không dám phạm tới, cho nên gọi là “thái long”.

Đại khái là như thế, như anh thấy đấy, cả sử Việt lẫn sử Tàu đều có ghi chép lại tục xăm mình của người Việt xưa, từ bình dân cho đến vua quan:rolleyes:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 11 bằng vozFApp
 
Gái xăm mình mà cũng cãi nhau được.
Ạ mấy thằng vozer não cứt
4Hsvd5V.jpg
 
Thời còn mông muội thì bọn nào cũng thích xăm mình. Nhưng ăn đại bác với súng lớn ngập mồm rồi thì con người cũng phải khôn lên. Đâu ai mọi rợ mãi được
VĂn hoá xăm hình bây h đọc du nhập từ bọn tây lông mũi lõ là nhiều. Mang tiếng là xăm nghệ thuật mà thấy bá dơ ko
 
Săm mà dễ tẩy thì cũng ủng hộ cho nó mới lạ.
Chứ săm xong chán đếch tẩy dc nó lại vướng víu với cứ thấy nó như vết nhọ nồi, khó chịu.
Mấy em săm muốn đẹp thì da dẻ phải thật đẹp để bù.
 
Cái khó của thợ xăm nữ là làm việc ban đêm gặp mấy người khách hàng bá dơ. Nên tốt nhất là quán phải có ít nhất 1 nv nam và nói ko với việc xăm đêm trừ khi đó là người cực thân quen.
 
Back
Top