thảo luận Cambridge Assessment English, lựa chọn cho những ai muốn d* b* IELTS: Ôn, thi và nhận bằng

E1M1-AHG

Senior Member
Hello mọi người.

Giới thiệu một chút về bản thân: mình sinh năm 9x, giờ đã hơn 30 tuổi rồi. Không dám nói là càng già học càng ngu, nhưng bão lũ công việc-gia đình-con mọn khiến cho việc CHƠI cũng là một sự xa xỉ, chứ đừng nói là HỌC. Mình đã từng thi IELTS năm 2013 với số điểm là 7.5, sau khi đấy thì không còn quan tâm tới chuyện chứng chỉ tiếng Anh nữa...

Cho đến một ngày đầu năm 2022, công ty nhỏ của mình phải pitch job với một khách đối tác nước ngoài. Nhân sự thì dày kinh nghiệm, nhưng công việc có liên quan tới ngôn ngữ, mà kể từ lead (mình) cho tới lính cũng chỉ có giỏi lắm là những cái bằng ielts hết đát. Mà mấy thằng đồng nghiệp cùng ngành ở châu Âu thì hay khoe tiếng Anh tao C1 - C2, mình nghĩ IELTS 7.5 của mình quy ra chắc cũng được C1, nhưng hết hạn rồi thì nói chuyện làm gì.

Enter CAE - Certificate in Advanced English

Mình được mách là thay vì phải cống tiền ielts thường xuyên, mình có thể tóm ngay cái bằng C1 có giá trị trọn đời như bọn châu Âu thường có - đó là đi thi chứng chỉ CAE (Certificate in Advanced English) để được bằng C1. Đây là một level của khung kiểm định năng lực tiếng Anh mang tên Cambridge Assessment English, với các level là A1, A2, B1, B2, C1, và C2. Mỗi level đều có tên riêng của nó, nhưng mình nhắm đến C1 nên chỉ nói về cái CAE này thôi. Một thông tin thêm mà mình cũng mới biết từ lúc đi thi về là nhiều trường ở HN cũng cho các cháu đi thi chứng chỉ này, nhưng ở level B1-B2.

Facts ngắn gọn về CAE:
  • Bài thi do Cambridge quản lý và cung cấp chứng chỉ
  • Đầu ra chiểu thẳng theo thang CEFR (Common European Framework of Reference for Languages - Khung tham chiếu ngôn ngữ thông dụng châu Âu) - nên thi cái này thì sẽ được C1 xịn, chứ không phải equivalence gì cả.
  • Chi phí rẻ hơn IELTS (hiện tại chỉ có 3 triệu 1 lần thi)
  • Không có hạn, chứng nhận cả đời
  • Nhiều trường ĐH và doanh nghiệp quốc tế công nhận chứng chỉ này.
  • Rất, rất ít người thi
Một bản chất khác biệt rõ của thi CAE so với thi IELTS, đó là mức "đạt" của cuộc thi:
  • Với IELTS, mục tiêu của bạn là nhắm lấy điểm càng cao càng tốt.
  • Với CAE, mục tiêu của bạn chỉ cần đạt 180 điểm trên 210 điểm là đã được chứng chỉ C1.
  • Tuy nhiên, nếu bạn đạt grade A (từ 200 trở lên trên 210 điểm) thì bạn sẽ được chứng chỉ C2
Với một niềm tin tiếng Anh = dễ, tôi nghĩ chắc như hồi thi IELTS thì kiểu quái gì mà ít nhất chả max điểm listening và ghi ngon điểm reading? Giờ chỉ cần ôn speaking nữa thì thể nào mà chả được 181/210 điểm nhỉ???

Spoiler alert: mình đã có 1 tháng ăn ngủ không yên trước khi thi cái của nợ này.
 
Chuyện ôn luyện

Tham khảo format bài thi CAE tại đây: https://www.ef.com/wwen/english-tests/cambridge-exams/cae/

Tài liệu mình sử dụng để ôn tập:
Nói chung là lúc đầu cũng máu lửa lắm, anh em đi in 3 cuốn này cũng mất 200-300k mỗi người, giờ thi xong rồi có mấy quyển của mình cũng như mới...

Về format của bài thi, thí sinh sẽ phải làm 4 phần (theo đúng thứ tự của ngày đi thi)
  1. Reading and Use of English (90 phút) - Gồm 56 câu hỏi, chia thành 8 dạng bài:
    1. Cloze: Chọn từ trong ô trống của đoạn văn
    2. Open cloze: Viết đáp án trong ô trống - thường là auxiliary verb, article, preposition, pronoun, phrasal verb...
    3. Word formation: Đề sẽ cho một từ ở bên chỗ trống, nhiệm vụ của mình là viết đúng dạng từ
    4. Transformation: Viết lại câu
    5. Multiple choice: Đọc bài reading dài và chọn A B C D
    6. Cross text multiple matching: Cho 4 đoạn văn ngắn của 4 người viết khác nhau, câu hỏi sẽ là thằng nào đồng ý với idea này, thằng nào phản đối ý tưởng kia, v.v...
    7. Gapped text: Cho 1 bài reading dài, cho 6-7 paragraph ở bên cạnh, nhiệm vụ của mình là ghép các paragraph lẻ vào bài reading sao cho bài cuối hoàn chỉnh, đúng trình tự phát triển ý. Sẽ có 1 paragraph không dùng đến
    8. Multiple matching: Cho 4-6 đoạn văn, trả lời trắc nghiệm ABCD của các câu hỏi
  2. Writing (90 phút) - Viết 2 bài writing như sau:
    1. Essay: Giao một topic/issue để thảo luận, vd: Mày xem một buổi thảo luận về khuyến khích sử dụng sản phẩm từ địa phương. Trong buổi thảo luận có nói về 3 luận điểm:
      • đẩy mạnh quảng cáo
      • giáo dục, nâng cao ý thức
      • chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp
        Trong 220-260 words, xin mời mày discuss 2 trong 3 điểm trên và nêu theo ý kiến cá nhân thì phương pháp nào hiệu quả hơn
    2. Bài thi sẽ cho 3 đề trong số các topic sau, người thi chọn 1 trong 3 đề để viết 1 bài 220-260 words
      • Review: Viết review ngắn về sách, nhạc, phim, concert, event...
      • Proposal: Viết proposal để thực hiện (vd như xin thực hiện dự án trại hè cho trẻ, xin mở event cho công ty, etc.)
      • Email/Letter: Viết thư (có thể là formal hoặc informal context) về một vấn đề gì đó, gửi cho đối tượng formal (công ty, chính phủ) hoặc informal (bạn bè, người thân)
      • Report: Viết báo cáo về thực trạng gì đó, vd như tình hình tiêu thụ sản phẩm X tại quê bạn
  3. Listening (40 phút) - 4 bài listening:
    1. Multiple choice: Nghe ba đoạn hội thoại giữa hai người, được nghe x2 lần mỗi đoạn. Trả lời trắc nghiệm.
    2. Sentence completion: Đọc 8 câu có chỗ trống. Nghe bài nói, từ bài nói nhặt ra keyword để điền vào 8 chỗ trống. Được nghe x2 lần cho bài nói này.
    3. Multiple choice longer text: Nghe 2-3 speaker trong một bài phỏng vấn dài, vừa nghe vừa trả lời trắc nghiệm. Được nghe x2 lần cho bài phỏng vấn này.
    4. Multiple matching: 1 bài nghe gồm 5 speaker nói theo lượt, chỉ được nghe 2 lần. Thí sinh được đưa 2 bảng câu hỏi, mỗi bảng gồm 8 câu trắc nghiệm. Phần này là phần chó má nhất vì mức độ khó điên cuồng của nó.
  4. Speaking(~10-15 phút): Format của thi listening này hơi khác so với IELTS, thay vì solo 1v1 với giám khảo, thí sinh sẽ phải ghép cặp 2 hoặc 3 để cùng thi với nhau.
    1. Interview: Giới thiệu bản thân và một số câu hỏi ngắn gọn (mày làm công việc gì, mày thích nhất là đi du lịch ở đâu...)
    2. Individual long turn: Cho 3 bức hình, giám khảo sẽ hỏi lần lượt 2 câu hỏi. Với mỗi câu hỏi, mình sẽ tự chọn 2 trong 3 bức hình để so sánh chúng với nhau. Xong phần của mình thì thí sinh kia sẽ được đưa 3 hình khác và cũng phải trả lời theo format như kia.
    3. Collaborative task: Giám khảo đưa 1 cái idea tree, ở trung tâm là core idea, xung quanh là các discuss points. Hai thí sinh sẽ phải thảo luận với nhau về từng discuss point (không nhất thiết phải nói hết tất các các point trên hình). Hai thằng phải biết cách đưa đẩy conversation cho trôi chảy, chuyển giữa các ý mượt mà.
    4. DiscussIon: Giám khảo dựa vào topic core idea kia, hỏi 1 thí sinh 1 câu hỏi, sau khi trả lời thì hỏi thí sinh còn lại xem mình đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của thằng kia. Tiếp tục đổi bên như vậy cho đến khi đã hỏi được 4 lượt.
 
Last edited:
cái hãi nhất mới là cái listening, mẹ nó chứ. Mà tôi ngày xưa thi listening ielts được 9.0 đấy

Cảm quan em thấy có mấy phần khó vãi lone như sau:
  • Reading gapped text. Mẹ nó ngày xưa đi học cho 4 từ chọn 1 để hợp paragraph đã khó vcđ rồi nữa là chọn cả đoạn :eek:
  • Writing bài số 1. Bài số 2 chính ra đc chọn topic thì nó đỡ nhưng lại chạm vào từ chuyên môn nên dễ hẹo.
  • Speaking nói đôi gặp partner dẹo thì đúng là nát.
  • Listening 2 part cuối có vẻ tởm. Càng nhiều speaker càng tởm.

Sent from Google Pixel 4 using vozFApp
 
Cảm quan em thấy có mấy phần khó vãi lone như sau:
  • Reading gapped text. Mẹ nó ngày xưa đi học cho 4 từ chọn 1 để hợp paragraph đã khó vcđ rồi nữa là chọn cả đoạn :eek:
Sent from Google Pixel 4 using vozFApp
Ừ, hôm đi thi tôi đoán mình chết sặc cứt ở bài này trong reading
  • Writing bài số 1. Bài số 2 chính ra đc chọn topic thì nó đỡ nhưng lại chạm vào từ chuyên môn nên dễ hẹo.
Hôm đi thi có 3 đề để chọn thì 1 đề nói về proposal nhạc cổ truyền ở xứ mày, mình biết quái gì về hát xẩm xẻo đâu, nên bỏ qua thôi. Hai đề còn lại thì cũng casual, dễ thở.
  • Speaking nói đôi gặp partner dẹo thì đúng là nát.
Điểm speaking được đánh giá riêng cho từng người. Thằng kia nó chớ thì đúng là hơi khó cho mình thật, nhưng mình cứ làm tốt phần mình thì cũng không sao.
  • Listening 2 part cuối có vẻ tởm. Càng nhiều speaker càng tởm.
Yeah, tối nay về có thời gian tôi sẽ nói kĩ hơn về lưu ý cho từng dạng bài
 
nhân tiện thím cho em xin cách thím học listening với ạ, em nghe hơi đuối:byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
Mình không có phương pháp học, nhưng đi làm hàng ngày mình có thú vui là nghe podcast, giờ nhận ra là podcast là cách luyện listening khá ổn:
  • nhiều speaker với phương ngữ khác nhau, cả lơ lớ ấn ** cũng có
  • topic đa dạng, có khi còn sát với các dạng bài listening của các cuộc thi tiếng Anh (CAE/IELTS)
  • podcast lớn cũng có script online để có thể đọc lại
  • bọn nó biết cách phỏng vấn/kể chuyện, sắp xếp câu chuyện để kể rất duyên, không cảm thấy bị lê thê, nhàm chán.

Một số podcast mình có thể recommend:
  • Freakonomics: highly recommend để nghe vì podcast này cover đủ các loại social issue. Content được nghiên cứu rất sâu và bài bản.
  • Unexplainable (Vox): cũng giống như freakonomics, nhưng content cô đọng hơn, chỉ 28 phút một episode. Cũng highly recommend vì giá trị thông tin, ngôn ngữ và chất lượng sản xuất.
  • Reply All (Gimlet): Bọn này thì câu chuyện giời ơi đất hỡi hơn, không có nhiều giá trị chất xám như hai thằng kia nhưng khá giải trí.
 
Em đang bị bí khi phát âm quá các thím, ngày xưa đọc từng từ giờ e chưa biết nối âm thế nào đọc khựng kinh, đọc lướt thì k ăn. Các thím luyện thế nào để lướt hay vậy. hic
 
Em đang bị bí khi phát âm quá các thím, ngày xưa đọc từng từ giờ e chưa biết nối âm thế nào đọc khựng kinh, đọc lướt thì k ăn. Các thím luyện thế nào để lướt hay vậy. hic
Thật ra không phải do thím phát âm không hay đâu, mà vì thím phát âm rõ ràng quá. Thím cứ nghe Alan Rickman phát âm mà xem, rõ ràng từng âm nhưng không rõ ràng quá, nên cái tiếng Anh ấy cứng nhưng rất quyến rũ :)).
 
hóng ạ, có khi em chuyển từ thi IELTs sang thi Cambrige cho kinh tế
Hic, sorry mấy hôm nay dọn chuyển nhà mệt quá, cứ tối là sập nguồn. Nợ anh em 1 bài cuối tuần này nhé.
Em đang bị bí khi phát âm quá các thím, ngày xưa đọc từng từ giờ e chưa biết nối âm thế nào đọc khựng kinh, đọc lướt thì k ăn. Các thím luyện thế nào để lướt hay vậy. hic

Thật ra không phải do thím phát âm không hay đâu, mà vì thím phát âm rõ ràng quá. Thím cứ nghe Alan Rickman phát âm mà xem, rõ ràng từng âm nhưng không rõ ràng quá, nên cái tiếng Anh ấy cứng nhưng rất quyến rũ :)).

Phát âm tiếng Anh của mình tự nhận là khá tệ :)) Ngày xưa đi làm với mấy thằng tây, chúng nó bảo accent của mày kì quá, không hẳn US mà cũng chả UK. Mình bảo thế có làm sao không, chúng nó bảo không sao cả, mày hiểu tao nói, mày nói tao hiểu thế là ổn.

Được cái mình nói cũng trôi chảy, bù lại cho cái accent dở, nên hôm thi CAE cũng khá bất ngờ được 210/210 điểm speaking (năm 2013 đi thi ielts nói lúng búng được 6.5 speaking thôi, lần này đi thi thì cũng tự tin hơn, không ngắc ngứ)
 
Back
Top