Căn bệnh nguy hiểm không còn chỉ gặp ở người già

hà kiều anh

Junior Member
https://zingnews.vn/can-benh-nguy-hiem-khong-con-chi-gap-o-nguoi-gia-post1387488.html


Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh. Ảnh: Shutterstock.
man_vertigo_dizziness_lamp_home_headache_421.jpg

man_vertigo_dizziness_lamp_home_headache_421.jpg
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh. Ảnh: Shutterstock.
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, tăng huyết áp lại gần như không có triệu chứng điển hình rõ ràng. Vì vậy, tăng huyết áp còn được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng”.

Gần 60% người bệnh cao huyết áp nhưng không biết mình mắc bệnh. 40% bệnh nhân đã biết mình bị tăng huyết áp nhưng chưa điều trị. 65% người bị tăng huyết áp được điều trị nhưng chưa đạt được huyết áp mục tiêu dưới 140/90 mmHg.

Nhiều người bệnh khi đi mổ có chia sẻ với bác sĩ rằng chưa khi nào phát hiện huyết áp cao. Tuy nhiên, khi lên bàn mổ, huyết áp của người bệnh tăng vọt lên 200-220 mmHg, khiến ca mổ khó có thể diễn ra an toàn nếu như không duy trì thuốc hạ huyết áp trong suốt quá trình gây mê. Ngoài ra, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ giai đoạn hậu phẫu có những diễn biến bất ngờ của tình trạng tai biến mạch não, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện tăng huyết áp là công việc tưởng như rất nhỏ nhưng vai trò rất quan trọng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2015, toàn thế giới có 25% nam giới, 20% nữ giới có tăng huyết áp. Nghiên cứu gần đây cho thấy gần 1/3 người lớn ở vùng thành thị vùng Đông Nam Á có tăng huyết áp. Tương tự, Việt Nam có tỷ lệ tăng huyết áp là 25% đối với người trên 25 tuổi, trong đó gần 60% người bị tăng huyết chưa được phát hiện và trên 80% chưa điều trị. Đây là con số đáng báo động.

Tăng huyết áp là gì?​

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch não, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…

Khi mắc bệnh tăng huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến mô và khiến mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

Phân loại tăng huyết áp, bao gồm:

  • Tăng huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): Không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp.
  • Tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và nội tiết.
  • Tăng huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
Theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp được phân loại:

  • Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg.
  • Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên.
  • Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.
  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu > 120 - 139 mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89 mmHg.
Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.


tang huyet ap anh 1
Huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Ảnh: Shutterstock.
 
Back
Top