Cảnh giác chiêu trò lừa đảo qua mạng

Cryolite.11

Member
https://thanhnien.vn/canh-giac-chieu-tro-lua-dao-qua-mang-post1540639.html
Theo thống kê của Bộ TT-TT, năm 2022 ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến. Trong đó, lừa đảo tài chính chiếm 75,6%; còn lại là lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân.

Liên tục gia tăng hình thức lừa đảo​

Ông Trần Đăng Khoa, Phó cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), thông tin: “Mục tiêu cuối cùng của tội phạm đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh vào tâm lý nhẹ dạ, cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người”.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo qua mạng - ảnh 1
Cảnh báo của Bộ Công an về nạn lừa đảo trên mạng
THU HẰNG

Theo lãnh đạo Cục An toàn thông tin, ghi nhận từ cổng cảnh báo an toàn thông tin VN (địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn), năm 2022 có hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24,4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo niềm tin, theo Cục An toàn thông tin có thể phân làm 3 nhóm chính: giả mạo thương hiệu chiếm 72,6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại của cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính…); chiếm đoạt tài khoản online (Facebook, Zalo...) chiếm 11,4%; các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay…) chiếm 16%.

Quyết liệt xử lý lừa đảo trực tuyến​

Trong năm 2022, Bộ TT-TT đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng internet VN) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Bộ TT-TT đã phát triển trang thông tin, xử lý tin nhắn SMS rác, lừa đảo (tại địa chỉ chongthurac.vn); đồng thời phát triển trang cảnh báo an toàn thông tin VN (tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn/canhbao.ncsc.gov.vn) để người dân có thể phản ánh.

Cần nâng cao kiến thức của người dân​

Những hình thức lừa đảo trực tuyến đang ngày càng phổ biến trên mạng, qua hệ thống viễn thông, làm rất nhiều nạn nhân đau khổ, đặc biệt ở vùng nông thôn. Đây là việc mà ngành TT-TT đang có nhiều giải pháp phối hợp với ngành công an để ngăn chặn, xử lý, triệt phá. Tuy nhiên, rất cần nâng cao ý thức và kiến thức của người dân.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thanh Lâm

“Chúng tôi còn cung cấp bộ công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kiến thức kỹ năng phòng chống lừa đảo (tại địa chỉ congcu.khonggianmang.vn); công bố danh sách đen các trang vi phạm, tài khoản ngân hàng lừa đảo thông qua cổng thông tin của hệ sinh thái tín nhiệm mạng (tại địa chỉ tinnhiemmang.vn). Bộ TT-TT còn kiểm tra, gán nhãn tín nhiệm cho hơn 3.252 website chính thống; triển khai các chiến dịch phòng chống mã độc, làm sạch không gian mạng định kỳ hằng năm trên toàn quốc”, ông Khoa nhấn mạnh.

Ngoài sự vào cuộc của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng bắt tay triển khai các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Đơn cử như, Công ty TNHH Cốc Cốc triển khai chiến dịch khiên xanh để người dùng trình duyệt phản ánh, báo cáo. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet cũng thực hiện nghiêm túc, triệt để các yêu cầu ngăn chặn, xử lý các trang lừa đảo của Bộ TT-TT.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo qua mạng - ảnh 2

Ông Khoa bày tỏ: “Để giải quyết lừa đảo trực tuyến cũng tương tự như lừa đảo trên đời thực, cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ T.Ư đến địa phương. Trong đó, nòng cốt chính là lực lượng công an làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm công nghệ cao”.

...
 
Back
Top