Cao ủy EU: Việt Nam có tiềm năng to lớn về kinh tế xanh

Build Back Better

Senior Member
Đại diện Liên minh châu Âu (EU) tin rằng các cam kết quốc tế về khí hậu vào năm 2030 sẽ đạt được, bất chấp khủng hoảng năng lượng đặt ra thách thức với tiến trình chuyển đổi xanh.



Tại buổi trao đổi với Zing nhân chuyến thăm nhằm thúc đẩy hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết về khí hậu, ông Virginijus Sinkevičius - Cao ủy Ủy ban châu Âu (EC) về Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp - nêu lên những thách thức chung mà cả hai phía đang phải đối mặt trước khủng hoảng toàn cầu.


Cao ủy EC về Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp Virginijus Sinkevičius trong buổi trao đổi với Zing tối 28/11. Ảnh: Phương Lâm.
kinh te xanh viet nam anh 1

kinh te xanh viet nam anh 1
Cao ủy EC về Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp Virginijus Sinkevičius trong buổi trao đổi với Zing tối 28/11. Ảnh: Phương Lâm.


Dẫu vậy, ông đặt niềm tin vào tiềm năng to lớn của Việt Nam đối với chuyển đổi kinh tế xanh, nêu lên một số đề xuất, giải pháp thu hút đầu tư cho phát triển bền vững, đồng thời lạc quan về những gì thế hệ trẻ đang và có thể làm cho tương lai của hành tinh.



“Tiềm năng chuyển đổi sang kinh tế xanh của Việt Nam là khổng lồ. Trong thập kỷ tới, tôi có thể thấy một Việt nam xanh hơn, trong lành và lành mạnh hơn nếu việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh được tăng tốc hơn nữa”, ông Sinkevičius nói.



Trước đó, trong sáng 28/11, phát biểu tại phiên họp toàn thể Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2022, Cao ủy Sinkevičius nhấn mạnh EU nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi toàn cầu trong chuyển đổi năng lượng, và không một quốc gia nào có thể đơn độc thực hiện chương trình nghị sự bền vững.



Ông cũng đề cập đến một số kế hoạch mới nhằm hỗ trợ Việt Nam, bao gồm kế hoạch hành động về nền kinh tế tuần hoàn mới; chiến lược đa dạng sinh học mới; chiến lược về thực phẩm bền vững; kế hoạch hành động không ô nhiễm không khí, nước và đất; và chiến lược hóa chất mới.



“Để thực hiện những chiến lược này, chúng tôi đang đề xuất luật mới trong các lĩnh vực như vấn đề phá rừng, phục hồi thiên nhiên, pin và thiết kế sinh thái”, ông nói tại phiên họp GEFE 2022. “Kết hợp lại với nhau, các chiến lược và công cụ này sẽ giúp mang lại quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và xanh, đồng thời đưa chúng ta hướng tới một nền kinh tế tái tạo hơn”.



Cũng tại cuộc họp, ông Sinkevičius cho biết để hỗ trợ việc thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020, tài chính đa dạng sinh học phải được mở rộng từ mọi nguồn (công và tư, trong nước và quốc tế). Vì vậy, “EU sẽ tăng gấp đôi nguồn tài trợ bên ngoài cho đa dạng sinh học lên 7 tỷ euro trong giai đoạn 2021-2027”, trong đó có Việt Nam.



Một năm sóng gió với các cam kết khí hậu​



- Ông đánh giá thế nào trước các ý kiến rằng một số nước đang do dự về cam kết khí hậu, sau cuộc khủng hoảng năng lượng tăng cao trong năm nay?



- Điều đó gây thêm áp lực lên hóa đơn hộ gia đình. Cùng với lạm phát, tất cả chúng khiến các cuộc thảo luận về mục tiêu khí hậu trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi đã cam kết và chắc chắn rằng sẽ đạt được toàn bộ cam kết về khí hậu đến năm 2030.



Chúng tôi cũng đẩy mạnh các khoản đầu tư, quỹ phát triển liên quan đến khí hậu, cũng như kêu gọi các nước phát triển làm điều tương tự, do các quốc gia đang phát triển cần hỗ trợ để có năng lực thực hiện các cam kết.


Ông Virginijus Sinkevičius phát biểu trong phiên họp toàn thể GEFE 2022 vào sáng 28/11. Ảnh: Trần Hoàng.
kinh te xanh viet nam anh 2

kinh te xanh viet nam anh 2
Ông Virginijus Sinkevičius phát biểu trong phiên họp toàn thể GEFE 2022 vào sáng 28/11. Ảnh: Trần Hoàng.


- Tình hình năng lượng thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, trở nên phức tạp hơn trong năm nay. Trong bối cảnh đó, theo ông, châu Âu, và cả Việt Nam liệu có thể đạt được các cam kết khí hậu của mình tại COP26 không?

- Xung đột ở Ukraine quả thật đã gây áp lực lên ngành năng lượng, nhưng tôi nghĩ đây thực sự là một lời nhắc nhở khác rằng chúng ta cần thực hiện các mục tiêu COP26 của mình, đặc biệt là về vấn đề năng lượng, bởi vì hiện nay sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch là rất nguy hiểm.



Chúng ta đang phải trả giá rất đắt khi phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như khí đốt và dầu mỏ. Vì vậy, tôi cho rằng ưu tiên hàng đầu của chúng ta hiện nay nên là thực hiện các cam kết tại COP26 cũng như các mục tiêu của Thỏa thuận xanh, và đảm bảo rằng chúng ta giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sớm nhất có thể. Chúng tôi có các luật về khí hậu rất rõ rằng sẽ giảm 55% lượng phát thải ròng vào năm 2030, và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

- Gần đây, lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới - đã nối lại đối thoại về biến đổi khí hậu, sau nhiều tháng đình chỉ liên lạc. Ông đánh giá như thế nào về tiến triển này?

- Tôi nghĩ rằng việc đối thoại luôn là điều tốt, đặc biệt khi nó có thể biến thành hành động. Nếu nó trở thành cạnh tranh về năng lượng xanh, điều đó còn tốt hơn, và người duy nhất phải thắng là hành tinh của chúng ta.

Tiềm năng kinh tế xanh của Việt Nam​

- Những công nghệ, sáng kiến hoặc lĩnh vực bền vững nào Việt Nam nên được đầu tư nhiều nhất để phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, xét đến bối cảnh hiện nay? Châu Âu có thể giúp đỡ Việt Nam như thế nào trong bối cảnh năng lượng phức tạp hiện nay?

- Tất nhiên quá trình chuyển đổi năng lượng là rất quan trọng, và tôi chú trọng đến điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ, và quang năng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi năng lượng trong ngành giao thông vận tải cũng đáng chú ý.

Chúng tôi đã có những hỗ trợ cho Việt Nam (thông qua các quỹ khí hậu) trong việc tiến tới phát triển bền vững. Bây giờ, là cơ hội tuyệt vời để thực hiện một chương trình chuyển đổi năng lượng, trong đó trọng tâm là loại bỏ dần than đá. Tôi cho rằng đây sẽ là cách hiệu quả nhất để sử dụng quỹ đó, nhằm đảm bảo sẽ sớm loại bỏ than đá.


Ông Sinkevičius (cà vạt xanh) cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính (cà vạt tím), các quan chức Việt Nam và châu Âu cắt băng khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2022. Ảnh: GEFE 2022.
kinh te xanh viet nam anh 3
https://zingnews.vn/cao-uy-eu-viet-nam-co-tiem-nang-to-lon-ve-kinh-te-xanh-post1379954.html
 
Last edited:
Xanh cc, tụi nó đốt cho đã rồi éo cho người khác đốt, muốn xanh thì xì ra mấy chục nghìn tỉ đô cho các nước đang phát triển đi
 
Nói về bảng điện chứng khoán chứ gì, bọn tư bản kháy đểu hay đấy.
 
Các anh EU nên về nước lo cho các anh đi chứ đừng dụ con nhà ng ta vào bẫy nữa
 
xanh xanh cái quần đói rã họng ra cái gì có lợi về kinh tế để bỏ mồm trước rồi tính. Chui đầu vô cái môi trường thổ tả để hít không khí sạch với cái bụng rỗng à
 
Back
Top