Cặp song sinh vượt khó, vào vòng chọn đội tuyển Olympic Toán quốc tế

Quảng Nam : Trí Hậu và Trí Hiền vào top 16 giải nhất thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, dù phải sống xa mẹ từ nhỏ, gia cảnh không mấy khá giả.

Nguyễn Trí Hiền và Nguyễn Trí Hậu, cùng học lớp 11 chuyên Toán trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cả hai bước vào vòng chọn đội tuyển Olympic quốc tế (IMO) năm 2025, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, trong vài ngày tới.


Vòng thi này dành cho những thí sinh dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trước đó. Theo Hậu, hai anh em nằm trong 48 học sinh tham gia, chỉ 6 người được chọn.

"Chúng em sẽ cố gắng đạt kết quả cao nhất", nam sinh nói.

IMG-9074-1742349069-8675-1742350918.webp
Hậu (áo trắng) và Hiền ôn luyện, chuẩn bị cho vòng thi chọn đội tuyển Toán quốc tế. Ảnh: Đắc Thành
Hậu và Hiền sống cùng mẹ trong căn nhà cấp bốn, bên rừng trồng gỗ keo tràm của xã Tam Thành, huyện Phú Ninh. Ngày nhỏ, cả hai ở với ông bà vì mẹ đi dạy xa. Dù ít được ở gần mẹ, hai em tự giác học hành, liên tục là học sinh giỏi.

Lên lớp 6, Hậu và Hiền cùng đạt điểm 10 trong bài thi vào lớp chọn Toán của trường THCS Lê Quý Đôn. Ba năm sau, hai em đạt giải nhất thi học sinh giỏi Toán của tỉnh, rồi đỗ vào trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Riêng Hậu là thủ khoa cả chuyên Toán và Tin, với 10 điểm Toán thường và 8,5 điểm Toán chuyên. Trí Hiền cũng trong top đầu, điểm hai bài thi lần lượt là 10 và 6,5.

Vì trường cách nhà 14 km, hai em ở ký túc xá, hỗ trợ nhau học hành. Vừa vào lớp 10, Hậu và Hiền đã vượt qua nhiều bài kiểm tra để lọt vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia vốn dành cho lớp 12, giành giải nhì và khuyến khích.

"Lúc đó, hai anh em gặp khó khăn vì kiến thức, kỹ năng chưa nhiều, chưa tiếp cận được những cách làm mới nên kết quả không cao", Hiền nhìn nhận. Từ đó, cả hai đặt quyết tâm ôn luyện.

Cuối năm ngoái, Hậu và Hiền tiếp tục tham dự kỳ thi này, giành giải nhất. Ngoài ra, cặp song sinh từng cùng giành huy chương vàng ở nhiều kỳ thi như Olympic 30/4; Olympic Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ; Olympic Toán học sinh - sinh viên toàn quốc.

"Để học giỏi môn Toán đòi hỏi phải có đam mê, nắm chắc kiến thức nền và rèn luyện nâng cao kỹ năng làm bài", Hiền cho hay.

Hai anh em nói ngoài thời gian đến lớp sẽ tìm đề trên mạng về làm vào các buổi tối, từ 20h30 đến 24h. Cả hai dùng chung một máy tính, trao đổi liên tục và chỉ cho nhau mỗi khi gặp vướng mắc.

Hậu và Hiền cũng dành nhiều thời gian tham gia các diễn đàn toán học. Theo Hiền, đây là cách tiếp cận đề thi, lời giải mới, cũng là cơ hội để trao đổi, học chung với các bạn giỏi ở khắp nơi.

Ngôi nhà Hiền, Hậu và mẹ sinh sống. Ảnh: Đắc Thành

Ngôi nhà Hiền, Hậu và mẹ sinh sống. Ảnh: Đắc Thành

Chị Nguyễn Thị Diên, mẹ của cặp song sinh, nói hai con bộc lộ đam mê Toán từ lớp 6. Từ nhỏ đến nay, cả hai không đi học thêm mà đều tự học.

"Việc học của con, tôi không giúp được gì nhiều. Những thành tích đạt được là nỗ lực của hai đứa cùng với sự dạy bảo của thầy cô, bạn bè", chị nói.

Thầy Phan Văn Chương, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, đánh giá ý chí vươn lên và khả năng tự học đã giúp Hậu và Hiền nhanh chóng tiến bộ, dù lớn lên ở vùng nông thôn, gia cảnh không mấy khá giả. Thầy còn rất quý hai em ở thái độ lễ phép, khiêm tốn.

"Trường đã kết nối các mạnh thường quân, cựu học sinh và lãnh đạo các cấp hỗ trợ, động viên hai em về vật chất và tinh thần", thầy nói, kỳ vọng học trò sẽ thành công ở chặng đường sau này.

 
Nhìn mặt đúng kiểu mọt sách luôn. Nhà nước nên có quỹ đầu tư đặc biệt cho những trường hợp ntn.
 
Chúc các em may mắn với kì thi sắp tới thôi. Còn nói thật là để học sinh ở tỉnh vượt được đội ở thành phố thì cũng cần tố chất rất khủng mới bù được chênh lệch về điều kiện.
 
Chúc các em may mắn với kì thi sắp tới thôi. Còn nói thật là để học sinh ở tỉnh vượt được đội ở thành phố thì cũng cần tố chất rất khủng mới bù được chênh lệch về điều kiện.
IMO thì khó, nhưng cỡ như 2 cháu này nếu không có biến cố gì lớn thì khả năng bay ngay sau năm nhất ĐH không có gì là khó, muộn hơn chút thì học bổng sau ĐH loanh quanh G7 và đồng bọn nhiều như lá rừng, lo gì không được học:doubt:.
Thời tôi cấp 3 học bổng du học là thứ chỉ dành cho bọn quái vật, còn với thể loại cộng cả điểm tình thương mới đạt học sinh tiên tiến như tôi thì chỉ là giấc mơ, nhưng xong chương trình sau ĐH ở đâu đó G7 với học bổng toàn phần tôi mới thấy cái thiếu của mình chỉ là thông tin.
 
IMO thì khó, nhưng cỡ như 2 cháu này nếu không có biến cố gì lớn thì khả năng bay ngay sau năm nhất ĐH không có gì là khó, muộn hơn chút thì học bổng sau ĐH loanh quanh G7 và đồng bọn nhiều như lá rừng, lo gì không được học:doubt:.
Thời tôi cấp 3 học bổng du học là thứ chỉ dành cho bọn quái vật, còn với thể loại cộng cả điểm tình thương mới đạt học sinh tiên tiến như tôi thì chỉ là giấc mơ, nhưng xong chương trình sau ĐH ở đâu đó G7 với học bổng toàn phần tôi mới thấy cái thiếu của mình chỉ là thông tin.
Học bổng cấp 3 thì vẫn là câu chuyện của các bạn quái vật hoặc hơi hơi quái vật nhưng nhà giàu.

À tôi mới check lại. Hai em này lớp 10 vào đội tuyển tức là học vượt cấp, lớp 11 đạt giải nhất quốc gia thì khả năng cao sẽ được IMO đấy. Năm nay chưa đủ kinh nghiệm thì năm sau luyện cho đúng dạng bài và độ khó là ổn. Thế mạnh đặc biệt của hai em là có thể train cùng nhau vì tương tự về trình độ, học cùng nhau sẽ không chán. Nếu may mắn thì có khi năm nay hoặc năm sau tỉnh Quảng Nam được x2 slot thi IMO.
 
Nói ra thì lại ăn gạch chứ tôi nghĩ toán chỉ cần học vừa đủ, không cần học nhiều, người bình thường học toán chỉ cần nắm được các nguyên lý cơ bản và giải được 1, 2 bài trong bộ đề 7 bài của viện toán Clay đưa ra đó thôi là đủ.
 
Tính ra mấy tỉnh cứ khoe mình là vùng đất học này nọ nhưng huy chương Olympic éo thấy ai

via theNEXTvoz for iPhone
Hầu như tỉnh nào cũng có mà.
2 đứa này lớp 11 đã vào tst thì dễ vào imo năm nay hoặc năm sau lắm.
2 đứa cùng học, cùng trao đổi hàng ngày là lợi thế lắm này. HB du học gần như nắm chắc trong tay rồi.
 
"Trường đã kết nối các mạnh thường quân, cựu học sinh và lãnh đạo các cấp hỗ trợ, động viên hai em về vật chất và tinh thần", thầy nói, kỳ vọng học trò sẽ thành công ở chặng đường sau này.
zFNuZTA.png
Mong nhiều trường được như này. Có tạo điều kiện thì mấy e mới phát triển toàn diện đc
 
Học bổng cấp 3 thì vẫn là câu chuyện của các bạn quái vật hoặc hơi hơi quái vật nhưng nhà giàu.

À tôi mới check lại. Hai em này lớp 10 vào đội tuyển tức là học vượt cấp, lớp 11 đạt giải nhất quốc gia thì khả năng cao sẽ được IMO đấy. Năm nay chưa đủ kinh nghiệm thì năm sau luyện cho đúng dạng bài và độ khó là ổn. Thế mạnh đặc biệt của hai em là có thể train cùng nhau vì tương tự về trình độ, học cùng nhau sẽ không chán. Nếu may mắn thì có khi năm nay hoặc năm sau tỉnh Quảng Nam được x2 slot thi IMO.
tôi có 1 ước mơ thời thơ ấu từ hồi nhỏ đó là có 1 thằng anh/em song sinh và 2 đứa sẽ học ngôn ngữ ký hiệu tay, train cùng nhau và vào thi chỉ cần vài cử chỉ là nhắc bài cho nhau được luôn :p
 
Tính ra mấy tỉnh cứ khoe mình là vùng đất học này nọ nhưng huy chương Olympic éo thấy ai

via theNEXTvoz for iPhone
đa số nhà khá giả mới có điều kiện học thầy xịn. Tôi nghe đồn anh thầy Trần Phương dạy 5 triệu 1 buổi

Nghèo mà có hc thì hiếm.

 
đa số nhà khá giả mới có điều kiện học thầy xịn. Tôi nghe đồn anh thầy Trần Phương dạy 5 triệu 1 buổi

Nghèo mà có hc thì hiếm.
Lâu rồi mới nghe thấy cái tên này. Hồi xưa lắc thấy Mr. Trần Phương dạy toán cho bọn trẻ con lớp 6 làm đề đại học, cũng khá thú vị. Nhưng tôi chưa thấy ai bảo nhờ thầy Trần Phương mà em thi được VMO/IMO cả :LOL:
 

Thread statistics

Created
Gabriel García Márquez,
Last reply from
Amur1650,
Replies
35
Views
5,972
Back
Top