kiến thức Casanova - Yêu Màu Tím và hành trình đánh chứng mỗi ngày.

Bạn có ở trong Group Zalo ko ?

  • Không, tôi không có nhu cầu vào

    Votes: 10 5.8%
  • Muốn vào Group, nhưng ko muốn đọc nội quy, hoặc đọc nội quy mà ko hiểu

    Votes: 5 2.9%
  • Đồng ý Join Group, đã đọc nội quy và thực hiện

    Votes: 158 91.3%

  • Total voters
    173
Status
Not open for further replies.
TINH TUÝ 31 MẪU HÌNH KHỐI LƯỢNG.
----
Tiếp tục series về mẫu hình Khối lượng để mọi người có cái nhìn toàn cảnh về các mẫu hình và khối lượng.
Tuy nhiên đây mới chỉ là vắn tắt, mọi người hãy nhìn mẫu hình và suy nghĩ kỹ hơn về cung cầu, tại sao diễn biến giá và vol nó lại như vậy.
Do thời gian gấp gáp, xin mượn bài Cá Phi Lê giới thiệu,@Casanova_YeuMauTim sẽ đi sâu và nói kỹ hơn các mẫu hình ở những lần tới.
Vẫn là đề cao tinh thần tự học, tìm kiếm thêm thông tin. Keywords có ở trên hình.
-----
Tổng hợp 31 mẫu hình về khối lượng giao dịch (volume) trong Phân Tích Kỹ Thuật - Đây là những gì tinh túy nhất về khối lượng
Sau khi hiểu rõ vai trò của khối lượng trong PTKT ở bài viết trước, hôm nay mình xin chia sẻ tất cả những mẫu hình tinh túy nhất của khối lượng, tất cả gồm 31 mẫu hình. Nắm rõ và áp dụng được nó 1 cách hợp lý thì mình tin là bạn đã có thể nâng cao "công lực" của mình lên 1 mức cao hơn

Sau đây là toàn bộ 31 mẫu hình kèm theo diễn giải ngắn gọn theo cách của mình:


Mẫu hình 1: Xác nhận giá tăng bằng khối lượng gia tăng mạnh khi break khỏi vùng sideway, mẫu này gần giống với mô hình Cốc - Tay Cầm kinh điển hoặc mô hình lá cờ hay mô hình tam giác... tuy nhiên tất cả đều phải biểu hiện bằng tín hiệu breakout kèm khối lượng giao dịch tăng thì mới đủ tin cậy. Hình ảnh dưới còn thể hiện cả đường trung bình, khi giá đi ngang tiệm cận đường trung bình thì bật tăng phá vỡ thế trận xác nhận xu hướng up mạnh




Mẫu Hình 2: Diễn biến của khối lượng theo xu hướng bằng quy tắc Đồng Biến (xem thêm trong bài viết 26: Volume Ngọn Hải Đăng Hoàn Hảo - Cũng của Cá Phi Lê) thể hiện rõ nét, khi xu hướng đi xuống đã suy yếu thì giá giảm mà volume lại giảm dần chứng tỏ lực xuống đã yếu đi, sau đó lần lượt giá hồi lên thì volume lại tăng, và hồi xuống thì volume lại giảm chứng tỏ xu hướng đi lên đã bắt đầu hình thành trở lại. Với 1 thế trận như vậy chúng ta chỉ cần đợi 1 tín hiệu breakout xác nhận là có thể bắt đầu đánh lên theo xu hướng mới với những ai đánh theo xu hướng, hoặc cân nhắc chốt lời nếu đang giữ lệnh sell dài theo xu hướng cũ, hoặc có thể vào lệnh mua sớm với những ai giao dịch ngược xu hướng (hãy nhớ nếu bạn theo phong cách giao dịch ngược xu hướng thì cũng không có gì là mạo hiểm khi điểm vào lệnh là nơi xu hướng đã suy yếu)



Mẫu hình 3: Ở mô hình khối lượng này thì volume đi thuận theo xu hướng, tức là giá lên thì volume tăng, nhưng khi giá giảm volume lại giảm xuống, ở tình huống vậy nếu nhìn độc lập 1 khung giờ này sẽ rất khó đánh giá và dự đoán. Vì thông thường giá giảm mà volume giảm chứng tỏ lực giảm đó là yếu, vậy nên với 1 hình ảnh như vậy sẽ khó kết luận đây là cú đảo trend, hay chuyển qua sideway, hay chỉ là 1 cú hồi trước khi tăng trở lại,...tất cả chỉ được kết luận chính xác hơn qua việc kết hợp thêm khung thời gian lớn hơn.



Mẫu hình 4: Tại mẫu hình volume này khi giá tạo thành các đỉnh mới A, B, C, nhưng volume suy yếu dần do vậy đây là tín hiệu có thể xu hướng tăng đã kết thúc và sắp xảy ra đảo chiều



Mẫu hình 5: Giá điều chỉnh tăng sau khi xu hướng giảm đã hình thành và khối lượng giảm chứng tỏ xu hướng giảm được xác lập, điểm kết thúc đảo chiều ở mô hình giá này tương đồng với mẫu hình Vai - Đầu - Vai huyền thoại.



Mẫu hình 6: Tương tự mẫu số 5, sau khi điều chỉnh xong giá giảm mạnh và volume tăng lên cho thấy xu hướng giảm là hiển nhiên



Mẫu hình 7: Một lần nữa trên mẫu hình này thể hiện Quy Tắc Đồng Biến ở cả 2 thị trường tăng và giảm giá




Mẫu hình 8: Giá tăng thiết lập đỉnh và volume cũng tạo thành 1 đường cong dốc tương ứng



Mẫu hình 9: Khối lượng giao dịch lên cực điểm khi xu hướng giảm đạt cực đại, tại đây lượng bán ra đạt đỉnh điểm, sau đó giá thiết lập đáy, rồi Breakout và đảo chiều đi lên



Mẫu hình 10: Mô hình này cho thấy 1 tín hiệu rất đáng lưu ý tại khu vực đảo chiều xu hướng. Khi giá thiết lập đáy đầu tiên thì volume lên đến cực đại, sau đó giá test lại đáy lần nữa thì tại đáy 2 này khối lượng suy giảm mạnh. Đây là tín hiệu xác lập đáy khá tin cậy, còn gọi là mô hình 2 đáy với đáy sau volume giảm so với đáy trước.



Mẫu hình 11: Mẫu hình này thường gặp nhất, khi xu hướng đảo chiều thì giá phá vỡ đường trendline KÈM THEO VOLUME tại điểm phá vỡ (Breakout) tăng mạnh


Mẫu hình 12: Mẫu hình này cho tín hiệu phân phối tại đỉnh sau đó đảo chiều đi xuống


Mẫu hình 13: Tương tự là mẫu hình phân phối tại đáy


Mẫu hình 14: Riêng mẫu hình số 14 này có 2 trường hợp xảy ra, sau giai đoạn "nghỉ ngơi" (volume giảm xuống giá sideway trong 1 biên độ hẹp) thì giá có thể bứt phá đi lên hoặc đảo chiều đi xuống (hình ảnh ở dưới là đảo chiều đi xuống). Mẫu hình này cách sử dụng khá giống với các mẫu hình Tam giác, mô hình cờ đuôi nheo,...



Mẫu hình 15: Tương tự như các mẫu trên, đây là mẫu hình có thể nhận diện tín hiệu qua việc giá thiết lập đỉnh nhưng volume suy giảm chứng tỏ lực đi lên đã yếu và khả năng đảo chiều có thể được xem xét.


Mẫu hình 16: Giống với mẫu số 14, giá đi ngang trong biên độ hẹp (volume giảm) rồi Breakout cản trên của vùng sideway kèm khối lượng tăng mạnh để xác lập xu hướng tăng trở lại


Mẫu hình 17: Khối lượng suy giảm khi Breakout, chứng tỏ đây là 1 cú "Breakout giả", và giá lại quay đầu đi xuống

 
Last edited:
Mẫu hình 18: Đây mới là cú Breakout thật sự (volume tăng khi giá xuyên qua ngưỡng hỗ trợ (biên độ dưới của sideway)


Mẫu hình 19: Mẫu hình này cho ta 1 điểm vào lý tưởng sau khi giá breakout xác nhận xu hướng đi xuống, giá hồi về vùng phá vỡ để test cản trong khi volume suy giảm chứng tỏ tín hiệu đi xuống là xác nhận gần như tuyệt đối. Đây là mẫu hình với điểm vào lệnh (SELL) khi giá hồi về cản có độ tin cậy cao nhất và an toàn nhất mà mình từng được biết


Mẫu hình 20: Quá hiển nhiên rồi không có gì để diễn giải :)


Mẫu hình 21: Mô hình Vai - Đầu - Vai kinh điển dưới góc nhìn của volume


Mẫu hình 22: Vùng giá mục tiêu của mô hình Vai - Đầu - Vai sau khi breakout


Mẫu hình 23: Mô hình Vai - Đầu - Vai đảo ngược và vùng giá mục tiêu. Lưu ý điểm Breakout luôn có tín hiệu volume tăng mạnh.



Mẫu hình 24: Mô hình 2 đỉnh với đỉnh 2 có volume suy giảm và vùng giá mục tiêu sau khi breakout


Mẫu hình 25: Mô hình 2 đáy, ngược lại với mô hình 2 đỉnh





Mẫu hình 26: Nếu đã đọc tới đây rồi thì giờ nhìn quá dễ hiểu phải không bạn


Mẫu hình 27: Tương tự, với điểm Breakout là điểm phá vỡ đường trendline


Mẫu hình 28: Ngược lại với mẫu số 26



Mẫu hình 29: Giá xác lập đáy bằng 1 đường cong tương ứng với volume


Mẫu hình 30: Giá xác lập đỉnh cũng với 1 đường cong


Mẫu hình 31: Mô hình kinh điển với độ tin cậy rất lớn - Mô hình Cốc - Tay Cầm. Lưu ý tín hiệu xác nhận luôn là Breakout kèm Volume tăng mạnh



Hãy đọc và phân tích mẫu hình kỹ như cách lão đại Baoquoc Donga làm với mẫu hình Cốc Tay Cầm để hiểu sâu vào vấn đề : https://voz.vn/t/casanova-yeu-mau-tim-va-hanh-trinh-danh-chung-moi-ngay.275293/page-47#post-10395082

Như vậy với 31 mẫu hình trên, mà đa số là các mẫu hình biểu hiện bằng tín hiệu khối lượng rất đáng tin cậy này, nếu áp dụng chúng nhuần nhuyễn thì việc phân tích và dự báo giá không còn là điều gì quá khó khăn nữa. Nếu bạn cảm thấy quá nhiều và "khó tiêu hóa" hết được thì hãy chọn lấy cho bản thân mình một vài mẫu hình mà bạn thấy thích cũng như đánh giá nó hiệu quả nhất để áp dụng.
 
Last edited:
Ngon thím, ngày xưa mình thích học Toán hình nên rất học phần này thấy có hứng thú hơn hẳn luôn :D
 
Em thích phần Volume hơn là giá (ví dụ mẫu hình nến). Bởi xét theo góc độ mới tiếp cận, nhìn vào số lượng mua bán sẽ tự nhiên cho tư duy thông thường hơn, giá có giá high - low, mở - đóng, nhiều biến phức tạp hơn gộp vào hình nên khi học để hiểu 1 mẫu hình phải mất thời gian phân tích mới hiểu đc. Up cho thím, phần 31 mẫu volume này chắc còn đọc chán chê mới hết. 1400 bán hết cầm tiền ngồi đọc giấy chay, chờ hồi còi mới vậy :D
 
MÔ HÌNH CỐC TAY CẦM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý (Baoquoc Donga)

Mấy hôm nay có vài bạn hay nhắc đến mô hình cốc và tay cầm ( Cup and Handle ) , đây là một mô hình tăng giá hiếm gặp nhưng nếu phát hiện thì thường rất chính xác , trước đây tôi cũng dùng VSA để nghiền ngẫm về mô hình này rất kĩ .

Cách tôi phân tích mô hình này chỉ đơn thuần là dùng VSA , lấy tâm lý GD làm chủ đạo nên có thể với nhiều người bước ra từ sách với những lý thuyết cao siêu ... số đo thần thánh là không thể chấp nhận đc , cho nên đây cũng chỉ là cách hiểu của 1 cá nhân nhé .

Cốc và tay cầm là một mô hình tăng giá , mô hình được hình thành lấy các đỉnh và các đáy quá khứ làm kháng cự và hỗ trợ , cũng vì thế mô hình chỉ thường xuất hiện sau một đợt tăng giá trước đó ( đơn giản là vì có một đợt tăng giá kha khá rùi thì mới có đỉnh và đáy để lấy làm kháng cự hay hỗ trợ thôi khà khà ) , và cũng vì lấy các đỉnh và đáy làm kháng cự hỗ trợ nên hai bên miệng cốc và tay cầm phải bằng nhau ( hoặc gần như bằng nhau cũng có thể chấp nhận đc ) .
coc tay cam.jpg

AB : khởi đầu bằng 1 đợt tăng giá trước đó từ 30% .
CD : Chiều cao của cốc , dùng đỉnh và đáy đợt tăng giá trước đó làm kháng cự hỗ trợ thường = từ 30>70% AB.
EF : thường bằng từ 30% > 50% CD .

Thành cốc trái nên có KL thấp , và càng thấp dần khi chạm đáy cốc , Thành cốc phải nên có KL cao dần , phần tay cầm KL càng thấp càng tốt , đặc biệt điểm phá vỡ KL càng cao càng tốt

. (Người học phải take note phần điều kiện này, nghiền ngẫm kỹ, khám phá giải thích lý do tại sao lại có diễn biến vol như vậy, mới xác nhận được mô hình, tránh dùng mô hình trong khung tgian ngắn, vol ko phản ánh đúng tâm lý số đông, đấy là cái bẫy để thao túng các nhà đầu tư gà mờ và chuyên gia rởm - Chú thích by @casanova )

Đây là những con số lý tưởng cho một đợt tăng dài sau điểm phá vỡ , thành cốc trái có KL thấp đến thấp dần , điều này nói lên tâm lí NĐT chỉ nắm giữ không bán ra vì niềm tin vào cp rất cao , Thành cốc phải có KL cao dần cũng vì nguyên do này , vùng tay cầm là một đợt hồi chuyển do một số NĐT có tâm lí chốt lãi khi mô hình tạo miệng cốc phải , do ngưỡng kháng cự từ miệng cốc trái tao ra . Nếu mô hình đạt những yêu cầu lí tưởng này thì dà tăng sau điểm phá vỡ là cực cao và dài , nếu KL của mô hình ngược lại với lí thuyết trên thì mô hình thực chất chỉ là một mô hình thoát hàng không hơn không kém , và đà tăng sau điểm phá vỡ chỉ từ 20% > 30 % để bẫy NĐT .
 
Last edited:

Phiên chiều thứ 5 cuối tuần qua, diễn biến đảo chiều các cổ phiếu trụ: VCB mạnh lên sau 2h, TCH mạnh từ 1:30, CTG ngụp lặn mãi mới về đến tham chiếu nhưng hồi khá nhanh. HDB cũng là điểm sáng.
Dòng cổ phiếu chứng khoán tăng nóng và ấn tượng, tuy nhiên nhóm nay không thể dẫn dắt chỉ số, chỉ đến khi nhóm Ngân hàng hồi phục, thì chỉ số mới bật lên mạnh mẽ.
Thông thường thì Nhóm chứng khoán và nhóm ngân hàng đồng pha nhau. Tuần mới khả năng đà tăng nhóm bank lan toả và khởi sắc hơn.

Tuy nhiên thị trường bước vào những vùng định giá không an toàn, giá tăng cao nhưng hoàn toàn dựa trên yếu tố đầu cơ, kỳ vọng của NĐT khi vận hành hệ thống mới, về một thị trường khởi sắc hơn, nhộn nhịp hơn, tiền vào và không nghẽn lệnh. Tâm lý đánh theo kỳ vọng đó, nên nhóm chứng khoán được làm mới kỳ vọng, sau 1 thời gian điều chỉnh và tích luỹ. Mà trong giai đoạn lình xình này, mã nào xanh mạnh sẽ hút theo dòng tiền, do đó sẽ thấy chỉ số tăng nhưng mã giảm rất nhiều.

Nhưng phải thực tế, là tiền vẫn chưa quay trở lại với cường độ như kỳ vọng, phiên cuối tuần, tổng giá trị khớp lệnh HOSE vẫn không tăng.
Nếu hệ thống mới vận hành mà tiền vẫn không trở lại, thì giá sẽ lại điều chỉnh chiết khấu đi phần kỳ vọng đã phản ánh trước đó.

Hành động: Tập trung nhóm bank tìm điểm vào an toàn. Quản trị rủi ro chặt.
Đúng giữ, sai cắt lỗ sớm.
Phiên nào thanh khoản tăng cao, giá xanh miên man, sàn không giật lag, vol to đột biến, chốt dần theo đà tăng của thị trường.

03.06.2018_bull_bears_arrows_cartoon.png
 
TINH TUÝ 31 MẪU HÌNH KHỐI LƯỢNG.
----
Tiếp tục series về mẫu hình Khối lượng để mọi người có cái nhìn toàn cảnh về các mẫu hình và khối lượng.
Tuy nhiên đây mới chỉ là vắn tắt, mọi người hãy nhìn mẫu hình và suy nghĩ kỹ hơn về cung cầu, tại sao diễn biến giá và vol nó lại như vậy.
Do thời gian gấp gáp, xin mượn bài Cá Phi Lê giới thiệu,@Casanova_YeuMauTim sẽ đi sâu và nói kỹ hơn các mẫu hình ở những lần tới.
Vẫn là đề cao tinh thần tự học, tìm kiếm thêm thông tin. Keywords có ở trên hình.
-----
Tổng hợp 31 mẫu hình về khối lượng giao dịch (volume) trong Phân Tích Kỹ Thuật - Đây là những gì tinh túy nhất về khối lượng
Sau khi hiểu rõ vai trò của khối lượng trong PTKT ở bài viết trước, hôm nay mình xin chia sẻ tất cả những mẫu hình tinh túy nhất của khối lượng, tất cả gồm 31 mẫu hình. Nắm rõ và áp dụng được nó 1 cách hợp lý thì mình tin là bạn đã có thể nâng cao "công lực" của mình lên 1 mức cao hơn

Sau đây là toàn bộ 31 mẫu hình kèm theo diễn giải ngắn gọn theo cách của mình:


Mẫu hình 1: Xác nhận giá tăng bằng khối lượng gia tăng mạnh khi break khỏi vùng sideway, mẫu này gần giống với mô hình Cốc - Tay Cầm kinh điển hoặc mô hình lá cờ hay mô hình tam giác... tuy nhiên tất cả đều phải biểu hiện bằng tín hiệu breakout kèm khối lượng giao dịch tăng thì mới đủ tin cậy. Hình ảnh dưới còn thể hiện cả đường trung bình, khi giá đi ngang tiệm cận đường trung bình thì bật tăng phá vỡ thế trận xác nhận xu hướng up mạnh




Mẫu Hình 2: Diễn biến của khối lượng theo xu hướng bằng quy tắc Đồng Biến (xem thêm trong bài viết 26: Volume Ngọn Hải Đăng Hoàn Hảo - Cũng của Cá Phi Lê) thể hiện rõ nét, khi xu hướng đi xuống đã suy yếu thì giá giảm mà volume lại giảm dần chứng tỏ lực xuống đã yếu đi, sau đó lần lượt giá hồi lên thì volume lại tăng, và hồi xuống thì volume lại giảm chứng tỏ xu hướng đi lên đã bắt đầu hình thành trở lại. Với 1 thế trận như vậy chúng ta chỉ cần đợi 1 tín hiệu breakout xác nhận là có thể bắt đầu đánh lên theo xu hướng mới với những ai đánh theo xu hướng, hoặc cân nhắc chốt lời nếu đang giữ lệnh sell dài theo xu hướng cũ, hoặc có thể vào lệnh mua sớm với những ai giao dịch ngược xu hướng (hãy nhớ nếu bạn theo phong cách giao dịch ngược xu hướng thì cũng không có gì là mạo hiểm khi điểm vào lệnh là nơi xu hướng đã suy yếu)



Mẫu hình 3: Ở mô hình khối lượng này thì volume đi thuận theo xu hướng, tức là giá lên thì volume tăng, nhưng khi giá giảm volume lại giảm xuống, ở tình huống vậy nếu nhìn độc lập 1 khung giờ này sẽ rất khó đánh giá và dự đoán. Vì thông thường giá giảm mà volume giảm chứng tỏ lực giảm đó là yếu, vậy nên với 1 hình ảnh như vậy sẽ khó kết luận đây là cú đảo trend, hay chuyển qua sideway, hay chỉ là 1 cú hồi trước khi tăng trở lại,...tất cả chỉ được kết luận chính xác hơn qua việc kết hợp thêm khung thời gian lớn hơn.



Mẫu hình 4: Tại mẫu hình volume này khi giá tạo thành các đỉnh mới A, B, C, nhưng volume suy yếu dần do vậy đây là tín hiệu có thể xu hướng tăng đã kết thúc và sắp xảy ra đảo chiều



Mẫu hình 5: Giá điều chỉnh tăng sau khi xu hướng giảm đã hình thành và khối lượng giảm chứng tỏ xu hướng giảm được xác lập, điểm kết thúc đảo chiều ở mô hình giá này tương đồng với mẫu hình Vai - Đầu - Vai huyền thoại.



Mẫu hình 6: Tương tự mẫu số 5, sau khi điều chỉnh xong giá giảm mạnh và volume tăng lên cho thấy xu hướng giảm là hiển nhiên



Mẫu hình 7: Một lần nữa trên mẫu hình này thể hiện Quy Tắc Đồng Biến ở cả 2 thị trường tăng và giảm giá




Mẫu hình 8: Giá tăng thiết lập đỉnh và volume cũng tạo thành 1 đường cong dốc tương ứng



Mẫu hình 9: Khối lượng giao dịch lên cực điểm khi xu hướng giảm đạt cực đại, tại đây lượng bán ra đạt đỉnh điểm, sau đó giá thiết lập đáy, rồi Breakout và đảo chiều đi lên



Mẫu hình 10: Mô hình này cho thấy 1 tín hiệu rất đáng lưu ý tại khu vực đảo chiều xu hướng. Khi giá thiết lập đáy đầu tiên thì volume lên đến cực đại, sau đó giá test lại đáy lần nữa thì tại đáy 2 này khối lượng suy giảm mạnh. Đây là tín hiệu xác lập đáy khá tin cậy, còn gọi là mô hình 2 đáy với đáy sau volume giảm so với đáy trước.



Mẫu hình 11: Mẫu hình này thường gặp nhất, khi xu hướng đảo chiều thì giá phá vỡ đường trendline KÈM THEO VOLUME tại điểm phá vỡ (Breakout) tăng mạnh


Mẫu hình 12: Mẫu hình này cho tín hiệu phân phối tại đỉnh sau đó đảo chiều đi xuống


Mẫu hình 13: Tương tự là mẫu hình phân phối tại đáy


Mẫu hình 14: Riêng mẫu hình số 14 này có 2 trường hợp xảy ra, sau giai đoạn "nghỉ ngơi" (volume giảm xuống giá sideway trong 1 biên độ hẹp) thì giá có thể bứt phá đi lên hoặc đảo chiều đi xuống (hình ảnh ở dưới là đảo chiều đi xuống). Mẫu hình này cách sử dụng khá giống với các mẫu hình Tam giác, mô hình cờ đuôi nheo,...



Mẫu hình 15: Tương tự như các mẫu trên, đây là mẫu hình có thể nhận diện tín hiệu qua việc giá thiết lập đỉnh nhưng volume suy giảm chứng tỏ lực đi lên đã yếu và khả năng đảo chiều có thể được xem xét.


Mẫu hình 16: Giống với mẫu số 14, giá đi ngang trong biên độ hẹp (volume giảm) rồi Breakout cản trên của vùng sideway kèm khối lượng tăng mạnh để xác lập xu hướng tăng trở lại


Mẫu hình 17: Khối lượng suy giảm khi Breakout, chứng tỏ đây là 1 cú "Breakout giả", và giá lại quay đầu đi xuống

Mẫu hình 18: Đây mới là cú Breakout thật sự (volume tăng khi giá xuyên qua ngưỡng hỗ trợ (biên độ dưới của sideway)


Mẫu hình 19: Mẫu hình này cho ta 1 điểm vào lý tưởng sau khi giá breakout xác nhận xu hướng đi xuống, giá hồi về vùng phá vỡ để test cản trong khi volume suy giảm chứng tỏ tín hiệu đi xuống là xác nhận gần như tuyệt đối. Đây là mẫu hình với điểm vào lệnh (SELL) khi giá hồi về cản có độ tin cậy cao nhất và an toàn nhất mà mình từng được biết


Mẫu hình 20: Quá hiển nhiên rồi không có gì để diễn giải :)


Bài bổ ích quá :beauty:

So sánh các mẫu hình hơi cực cho mã mình cầm hơi cực nhưng rất hữu ích để có cái nhìn dài hạn hơn qua từng phiên.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top