kiến thức Casanova - Yêu Màu Tím và hành trình đánh chứng mỗi ngày.

Bạn có ở trong Group Zalo ko ?

  • Không, tôi không có nhu cầu vào

    Votes: 10 5.8%
  • Muốn vào Group, nhưng ko muốn đọc nội quy, hoặc đọc nội quy mà ko hiểu

    Votes: 5 2.9%
  • Đồng ý Join Group, đã đọc nội quy và thực hiện

    Votes: 158 91.3%

  • Total voters
    173
Status
Not open for further replies.
Up thớt hóng bài mới
gNNoMom.png
 
BACK TO BASIC : TRENDLINE - KIM CHỈ NAM SOI ĐƯỜNG DẪN LỐI:3 LƯU Ý QUAN TRỌNG
---
*bài viết từ hoaibacfx

Xác định xu hướng chính của thị trường là yếu tố cốt lõi tạo cơ sở cho một trader đưa ra các quyết định mua bán. Một trong phương pháp cơ bản nhất nhưng tối quan trọng giúp bạn làm việc này là sử dụng những đường xu hướng giá- trendline. Đối với người mới tham gia chứng trường, công việc này dường như rất khó khăn. Cùng 2 nhà giao dịch, cùng 1 biểu đồ có thể có 2 đường xu hướng giá khác nhau.

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách vẽ trendline – xác định đường xu hướng giá của tôi:

Đường xu hướng giá Trendline là gì?

Trước khi học vẽ trendline, các bạn cần tìm hiểu các dạng xu hướng chính của thị trường:

Thị trường có 3 dạng trạng thái:

  • Xu hướng tăng, tên gọi khác là thị trường Up Trend, thị trường Bò ( Bull)
  • Xu hướng giảm, hay thị trường Down Trend, thị trường Gấu ( Bear)
  • Xu hướng đi ngang, thị trường sideway
Nếu như trong thị trường chứng khoán truyền thống, nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lợi nhuận trên một thị trường tăng giá, thì thị trường phái sinh nói riêng hay thị trường CFD nói chung có thể kiếm tiền trên cả thị trường tăng và giảm.
Việc xác định đúng xu hướng của thị trường giúp nhà đầu tư đưa ra được các quyết định mua bán, hay là chờ đợi.

Vậy Trendline là gì ?

Đường trendline là một đường thẳng nối các đỉnh lại với nhau, hoặc các đáy lại với nhau.

Trong thị trường giảm, giá sẽ có xu hướng tạo ra các đỉnh thấp hơn, nối đỉnh này lại ta được 1 đường trendline giảm:

đường xu hướng giảm hay trendline giảm
Giá tạo các đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn trong 1 thị trường Gấu

Trong một thị trường tăng, giá có xu hướng tạo ra các đáy cao hơn, nối đáy này lại ta được 1 đường xu hướng giá tăng:

đường xu hướng tăng
Giá tạo các đáy cao hơn, đỉnh cao hơn trong thị trường Bò
Có thể bạn chưa biết: Gấu( Bear) và Bò( Bull) là 2 linh vật của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sử dụng hành động của hai con vật này để mô tả về xu hướng thị trường. Bò sử dụng sừng của chúng để húc ngược lên, mang hàm nghĩa tăng trưởng. Gấu tấn công thường dùng tay trước bổ từ phía trên xuống, hàm ý cho suy giảm.
Bull and Bear Market
Cuộc chiến giữa Bò và Gấu là cuộc chiến của phe mua và bán
Trader sử dụng trendline như những vùng kháng cự hỗ trợ động có tác dụng cản giá, tìm kiếm các tín hiệuđảo chiều tiềm năng của thị trường khi giá tiếp xúc vào trendline.

Hãy xem thử ví dụ ở một thị trường giảm giá:

trendline
Trường hợp này đường xu hướng giá đóng vai trò như một kháng cự tuyến tính ngăn cản giá tăng. Tại khu vực giá tiếp cận trendline, trader có thể tìm kiếm những cơ hội vào lệnh bán khi thị trường xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều thường thấy như pinbar, nến bắn sao, bao trùm giảm.

Khi một đường xu hướng bị phá vỡ, thị trường thường quay trở lại và kiểm tra lại nó như một mức hỗ trợ hoặc kháng cự mới.

trendline chuyển từ kháng cự thành hỗ trợ
Những gì tôi vừa hướng dẫn các bạn bên trên là các chức năng cơ bản của đường xu hướng giá. Phần tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng đường xu hướng giá để trade qua những ví dụ cụ thể.

Hướng dẫn cách vẽ trendline chuẩn nhất

Cách vẽ trendline

Hầu hết các hướng dẫn cách vẽ trendline trên mạng đều chỉ nói các bạn tìm hai điểm cao hoặc hai điểm thấp và nối chúng lại với nhau. Trader đặt biệt là những bạn mới rất bối rối và không biết bắt đầu vẽ nó như thế nào. Những bài hướng dẫn như vậy không những không giúp ích mà còn đưa trader đi đến con đường phân tích cực đoan, tiêu cực.

Một đường chỉ nối hai điểm với tôi không được coi là một đường xu hướng giá mạnh, vì đơn giản thị trường chưa xác nhận lại nó:

Sử dụng 2 điểm để vẽ trendline
Ví dụ trên cho thấy đường xu hướng giá được vẽ bởi việc nối hai đỉnh lại với nhau. Cách vẽ này không hề sai, nhưng chưa đủ. Tôi đánh giá đây là một đường trendline chưa mạnh vì nó chưa được thị trường tôn trọng. Hãy chờ thêm một thời gian, khi giá quay trở lại và phản ứng tại đường trenline này, khi đó bạn sẽ có điểm thứ 3.

Nếu thị trường tôn trọng đường xu hướng giá bạn vừa vẽ, sẽ có những tín hiệu nến đảo chiều rõ ràng tại khu vực này:

cách vẽ trendline giảm
Thị trường xác nhận lại sức mạnh của đường xu hướng giảm
Hãy xem biểu đồ trên, thị trường quay trở lại và tạo tín hiệu nến bắn sao tại khu vực tiếp cận trendline, đây là điểm thứ 3 tôi nói.

Sử dụng tối thiểu 3 điểm đỉnh hoặc đáy sẽ giúp bạn vẽ một đường xu hướng giá chất lượng. Điều này rất quan trọng nếu như bạn sử dụng chiến thuật giao dịch cùng trendline.
Có rất nhiều trader sử dụng cách vẽ trendline như thế này:

cach-ve-trendline-3

Và khi thị trường phản ứng, trader điều chỉnh trendline theo thị trường, và chúng ta có kết quả như hình:



Đừng cố gắng để chạy theo thị trường, bạn sẽ rất tốn năng lượng cho việc đó. Hãy sử dụng tối thiểu 3 điểm để xác nhận vẽ một đường xu hướng giá.

Giá phản ứng với đường trendline càng nhiều càng khiến trendline trở nên rõ ràng hơn.

Phản ứng giá ở đây bao gồm các tín hiệu nến rút chân hoặc bộ nến đảo chiều khi giá tiếp cận trendline

Giá phản ứng tạo trendline
Cũng có nhiều trường hợp các bạn vẽ trendline như thế này:


Cách xác định trendline này sai hoàn toàn.

Thị trường chưa hề tạo các đỉnh xác nhận cao hơn mà chỉ tạo đáy cao hơn. Các bạn hãy kiên nhẫn trong những trường hợp như vậy nhé.

Cần tối thiểu 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ trendline, nhưng cần phải có thêm đỉnh hoặc đáy thứ 3 để xác nhận đường xu hướng đó

Câu hỏi thường gặp khi vẽ trendline

Có nên giao dịch với đường xu hướng dốc ?

Trendline càng dốc càng dễ bị phá vỡ
Trendline càng dốc càng dễ bị phá vỡ

Giá phản ứng tăng quá cao so với đỉnh cũ khiến thị trường rơi vào trạng thái FOMO, thị trường này chúng ta hay gặp nhất bên chứng khoán các mã đầu cơ hoặc thị trường tiền điện tử.

Giá tăng quá cao và quá nhanh, thì khi thị trường điều chỉnh cũng tương tự, giá rất dễ giảm sốc và phá vỡ đường xu hướng giá chúng ta xây dựng trước đó.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta có giao dịch với đường trendline dốc này hay không?

Theo đánh giá của tôi các bạn nên chờ các tín hiệu đảo chiều tại khu vực này, kết hợp thêm những điều kiện khác để vào lệnh như kháng cự-hỗ trợ, supply demand.

Nên vẽ trendline qua râu nến hay thân nến?

Nếu bạn vẽ qua thân nến, bạn sẽ bị bỏ các cơ hội giao dịch khi thị trường trường đưa ra các tín hiệu phá vỡ giả

cach-ve-trendline-8

Nhiều trader bỏ qua và nghĩ ràng đây là tín hiệu phá vỡ trendline. Thực tế đây là phá vỡ giả

Để tránh bỏ lỡ những tín hiệu đẹp như vậy, hãy vẽ trendline qua nhiều điểm tiếp xúc nhất có thể bao gồm cả râu nến và thân nến.

Râu nến là vị trí cao nhất giá phản ứng.

Khi nào đường trendline bị phá vỡ?

Trước khi nhắc tới vấn đề này, tôi muốn bạn phân biệt rõ 2 định nghĩa: Trendline bị phá vỡ và Xu hướng kết thúc

Đường xu hướng giá bị phá vỡ khi có những tín hiệu nến tăng hoặc giảm mạnh xuyên qua đường xu hướng chúng ta vẽ trước đó. Lấy lại ví dụ trên:

trendline chuyển từ kháng cự thành hỗ trợ
Trendline chuyển từ kháng cự thành hỗ trợ
Khi đường trendline bị phá vỡ, giá sẽ có xu hướng kiểm tra lại đường trendline.

Khi đó chúng ta sẽ tìm kiếm điểm vào lệnh tại khu vực giá kiểm tra lại.

Trong trường hợp bên trên trader vào lệnh BUY vì xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều Doji+ pinbar tại khu vực này

Vậy còn xu hướng của thị trường sau khi giá phá qua đường trendline thì sao? Có phải thị trường sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng hay không?

Câu trả lời là không.

Sau khi giá phá đường trendline, xu hướng thị trường có thể tăng, có thể giảm, hoặc đi ngang.

Phá vỡ trendline
Xem ví dụ bạn có thể thấy xu hướng giảm ngắn hạn được thể hiện bằng trendline giảm, sau khi phá trendline giảm thị trường đi vào trạng thái tăng

Cùng biểu đồ này, trendline tăng 1 bị phá vỡ, thị trường không chuyển thành xu hướng hướng giảm mà tiếp tục tăng trở lại khi tạo những đỉnh mới cao hơn.

Khi đó đường trendline (1) được vẽ lại thành đường trendline tăng (2)

Giao dịch với trendline như thế nào?

Dựa vào những tính chất bên trên, trader có thể tìm kiếm điểm vào lệnh khi giao dịch với trendline tại 3 điểm:

  • Giao dịch thuận xu hướng, khi giá tiếp cận trendline
  • Giao dịch phá vỡ trendline: bao gồm giao dịch tại điểm phá vỡ và tại điểm kiểm tra lại

Cơ hội giao dịch khi giá đảo chiều tại đường xu hướng

Như bạn đã biết đường trendline đóng vai trò như mức kháng cự hỗ trợ động.

Khi giá tiếp cận trendline thường sẽ phản ứng, trader tìm kiếm mục tiêu giao dịch đảo chiều tại đây.

Để tăng tính hiệu quả khi sử dụng đường xu hướng giá giao dịch, hãy kết hợp nó với các mẫu hình nến đảo chiều và các mức kháng cự hỗ trợ.

giao dịch với trendline
Trong ví dụ này, thị trường đưa ra các tín hiệu nến đảo chiều như bao trùm tăng hoặc nến búa.

Việc thiết lập 1 lệnh mua khá dễ dàng phải không các bạn.

Giao dịch phá vỡ đường xu hướng

Bất cứ khi nào cấu trúc thị trường đều có thể bị phá vỡ.

Trader tận dụng các cơ hội như vậy để giao dịch cùng chiều phá vỡ

phá vỡ trendline
Nhiều trader nhìn thấy tín hiệu nến phá vỡ trendline như hình và nhảy vào thị trường với 1 lệnh buy.

Nhưng điều tồi tệ ở đây là nến đang chạy, chưa thực sự kết thúc chu kì của nến. Và cái kết:

phá vỡ giả trendline
Kết thúc chu kì thị trường cho chúng ta thấy cái bẫy đột phá giả.

Vì hành động quá gấp gáp vội vàng, trader bị thua lỗ trong trường hợp này.

Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra như vậy, hãy chờ nến đột phá đóng cửa phía bên kia đường xu hướng, hạn chế những trường hợp phá vỡ giả.

Tất nhiên chỉ hạn chế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn 100%

Phá vỡ đường trendline
Phá vỡ đường trendline
Thị trường thực sự theo sau với động thái đột phá!

Đây là một ví dụ điển hình về việc chờ đợi nến đóng cửa sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình hình thị trường. Giao dịch khi nến ‘đang chạy’ là trò chơi hết sức nguy hiểm

Tôi vừa kết thúc bài hướng dẫn cách vẽ trendline và cách sử dụng trendline để giao dịch.

Hy vọng bạn thích hướng dẫn này.

----
Bài viết trên đây là hướng dẫn của HoaibacFx, mình thấy khá chi tiết và đầy đủ.
Tuy nhiên @Casanova_YeuMauTim bổ sung thêm yếu tố "volume" khi vẽ trendline:
- Trend đi qua các mốc có volume lớn, thì càng có giá trị.
Vậy thì nguyên tắc vẽ trend cần được lưu ý như sau:

  • Trend đi qua càng nhiều điểm chạm thì trendline được thị trường tôn trọng, có giá trị
  • Trend đi qua các mốc volume lớn, khả tín hơn, chính xác hơn.
  • Trend khung thời gian lớn sức kháng cự và hỗ trợ mạnh hơn khung thời gian bé
  • Để đánh giá đã phá vỡ trend chưa, ta quan sát volume điểm phá vỡ, so sánh với MA20 Volume để ra quyết định phù hợp
 
Last edited:

Back To Basic : Bollinger Band là gì? Tuyệt chiêu giao dịch với Bollinger Bands hiệu quả nhất

-------
Cập nhật 1 số công cụ cần thiết với nhà đầu tư mới.
Bài viết này trích từ trang hoaibacfx, các bạn có thể tham khảo thêm một số chủ đề tại trang này.
- Casanova

-------​

Bài học hôm này chúng ta sẽ tìm hiểu về công cụ chỉ báo Bollinger Bands

  • Vậy Bollinger Band là gì?
  • Làm thế nào để giao dịch với Bollinger Band hiệu quả nhất?
Chúng ta sẽ bắt đầu bài học ngay và luôn. Let’s go!

Bollinger Band là gì?

Bollinger Band là một trong các chỉ số phổ biến nhất về kênh giá do John Bollinger tạo ra.

Đây là một chỉ số quan trọng, vì nó có thể được sử dụng như một phương pháp giao dịch độc lập khi nó có thể đưa ra tất cả các tín hiệu giao dịch cần thiết.

Chỉ số này được tạo thành từ 3 đường cong, chúng tạo thành một kênh giá. Các đường cong này là:

1. Đường trung bình di động đơn giản (SMA) 20 giai đoạn hoặc Dải Bollinger Giữa.
2. Dải Bollinger Trên và Dưới đóng vai trò như đường lệch chuẩn so với đường SMA 20 giai đoạn.

Các đường cong này có thể rộng hoặc hẹp, tùy thuộc vào động lực của thị trường.

Vậy làm cách nào để giao dịch với Bollinger Band hiệu quả nhất?

Cách giao dịch với Bollinger Band

Áp dụng tính chất của SMA20

Thực chất BB tạo bởi SMA20 vì thế cách sử dụng Bollinger Band hoàn toàn như đường Moving Average

  • Uptrend: Canh Buy khi giá về đường SMA20
  • Downtrend: Canh Sell khi giá về đường SMA20
giao dịch với bollinger band

Cách sử dụng Bollinger Band với 2 dải trên dưới

Dải bollinger giúp xác định mức độ lệch so với giá trung bình của mã chứng khoán.

Đường ở giữa có thể sử dụng làm mức hỗ trợ và kháng cự, trong khi các đường viền ngoài sẽ đóng vai trò làm mục tiêu lợi nhuận.

Ngoài ra đây còn được coi là chiến lược cho giao dịch đảo chiều tại các dải ngoài của chỉ báo.

Cách giao dịch này đa phần admin hay sử dụng trong thị trường sideway.

Để giao dịch được vùng giá này trader nên kết hợp thêm tín hiệu khác như kỹ thuật Price action/ hoặc các indicator khác để giao dịch. Ví dụ như mô hình nến đảo chiều như pinbar, bao trùm giảm, nến hammer tại biên như hình dưới đây

Giao dịch với tính chất 2 dải trên dưới Bollinger Band
Chờ tín hiệu nến đảo chiều tại dải BB và giao dịch
Thông thường giá dành 95% thời gian cho các giao động ở giữa dải Bollinger biên và chỉ 5% thời gian cho các giao động ngoài biên.

Khi giá rớt ra ngoài 2 đường biên này sẽ có xu thế bị kéo quay trở về trong biên.

Lợi dụng tính chất này chúng ta sẽ áp dụng vào trong giao dịch. Để giao dịch theo cách này, lưu ý:

  • Nến phải rơi ra khỏi dải BB( hoặc tối thiểu chạm vào dải BB)
  • Tại điểm nến rơi ra khỏi dải BB, có gặp cản( kháng cự hỗ trợ ) nào hay không, nếu gặp kháng cự thì bán xuống, nếu nến rơi khỏi dải dưới, gặp hỗ trợ thì mua lên
Cùng xem ví dụ dưới đây, khi giá rơi ra ngoài dải BB, tiếp cận vào cản W1 tại 1.9923 ,thị trường có xu hướng kéo giá trở về trong dải BB, nếu bạn nào tinh ý giao dịch Sell bắt đỉnh cho khung thời gian bé tại đây, các bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp tối ưu lợi nhuận.

Giá có xu thế kéo trở về 2 dải BB
Giá có xu thế kéo trở về 2 dải BB

Cách giao dịch với Bollinger Bands : hiệu ứng “thắt cổ chai”

Khi dải băng này co lại với nhau, thường sau đó sẽ là một giai đoạn bùng nổ và giá thoát đi rất nhanh.

Chúng ta gọi hiện tượng này là thắt cổ chai Bollinger Band. Nếu cây nến bắt đầu thoát đi – break out – đỉnh trên của dải băng, thường giá sẽ tiếp tục đi lên tiếp.

Nếu giá phá đỉnh dưới của dải băng thì khả năng giá sẽ giảm tiếp

bb.png

Bạn có thể thấy dải băng bóp lại. Giá mới bắt đầu phá lên đỉnh trên của dải băng. Bạn có thể dự đoán được là giá sẽ đi đâu không?

bb2.png

Nếu bạn trả lời là “tăng”, bạn lại đúng! Đó là cơ bản của việc dải băng co bóp làm việc như thế nào. Chiến thuật giao dịch này được dùng để giúp bạn bắt được sự biến động một cách nhanh chóng.

Kết luận

Bài viết này chúng ta đã học được chỉ báo Bollinger Band là gì và các cách giao dịch với Bollinger Band hiệu quả như thế nào rồi phải không nào? Các bạn có thấy công cụ này yếu không? Và có dễ sử dụng không? Cùng comment xuống bên dưới nhé.

Còn với đánh giá của admin. thì chỉ báo Bollinger band là một công cụ kỹ thuật hữu ích, giúp tạo cơ sở vững chắc cho một hệ thống giao dịch thành công.

Nó cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự động đồng thời trực quan hóa biến động.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu và làm chủ công cụ này nhé!
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top