thảo luận Câu chuyện dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam

phuonggbau

Senior Member
Em muốn lập Thread này để mọi người cùng thảo luận văn minh về chuyện dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam.

Chính phủ có đề án Ngoại ngữ 2020, làm mấy năm đầu thất bại rồi lại sửa. Nhưng em thấy dù có sửa đổi và điều chỉnh mục tiêu xuống thì đề án này vẫn khó thành công vì một vài lý do như sau:

1. Trình độ giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông và giảng viên trong hệ thống đào tạo bậc đại học chưa đồng đều

Ngay tại Hà Nội thôi, giáo viên phổ thông thể hiện trình độ rất chênh lệch. Kể cả những giáo viên trẻ mới ra trường, đa phần vẫn dạy theo lối mòn, chỉ chăm chăm vào học vẹt và thiếu áp dụng, nhiều người thậm chí chỉ thuộc cái mình dạy chứ không hiểu cái mình đang giảng.

Còn nhớ mấy năm trước Sở có đề án cho Gv đi học và thi IELTS để đạt chuẩn 6.5. Đề án đó kết hợp với 1 chuỗi trung tâm tiếng Anh để dạy và với Hội đồng Anh để thi. Em lúc đó được đi dạy cho gv ở vài trường c3 nội thành và thấy tuyệt vọng vô cùng. Rồi kì thi IELTS đợt đó bị om kết quả đến gần 2 tháng mà chẳng hiểu lý do vì sao. Và em đoán có lẽ ai cũng đạt 6.5 cả.

Ở bậc Đại học cũng vậy. Giảng viên của những trường top vẫn còn có những thầy cô chưa ổn lắm, không nói gì đến những trường ở nhóm dưới. Hồi em có bạn gái cũ học trường Đh T, cô giáo dạy tiếng Anh cơ sở thế nào lại tải đúng cái tờ bài tập do chính tay em ngồi soạn ra vài năm trước để dạy cho sinh viên.

Lúc đó bạn gái học online, em bên cạnh để ý thì thấy có 1 câu cô cho đáp án sai. Em ngứa mồm bồi cho bạn gái cãi lại cô, thì cô nói lòng vòng rồi kết luận là trên mạng giải đáp án như thế. Vậy là trên mạng thì cho đáp án vậy và cô tin, còn bố đẻ của tờ bài tập nói thì bị cho là sai.

Ở Hà Nội, “đàu tàu”, tình hình còn như vậy, thì mức độ chênh lệch trong phạm vi quốc gia và các tỉnh nó còn nặng nề thế nào em cũng không dám hình dung tới.

2. Cơ sở vật chất quá yếu

Học tiếng Anh để sử dụng thì chủ yếu là học các Macro skills như Ngữ pháp, Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trình độ giáo viên là một đằng, mà cơ sở vật chất để học là một đằng khác.

Ở các nơi xa xôi thì làm sao có đủ công cụ để học nghe và để tự học nghe hay nói.

Em nhớ em ở ngay nội thành Hà Nội mà chục năm trước cô giáo vẫn còn vác cái đài tậm tịt lên lớp chạy băng hoặc đĩa cho cả lớp nghe trong giờ Listening, và tuần chỉ có 1 lần như vậy. Việc này vừa không tạo ra không khí học mà vừa không hiệu quả vì thực tế chẳng đứa nào nghe ra được cái đài nói gì.

3. Tư duy giáo dục không dám nhìn thẳng vào thực tế

Có lẽ chúng ta quen với việc khen, nên khó mở lời nói thật vào thực trạng nào còn kém.

Cứ theo đề án thì học xong cấp 3, toàn bộ học sinh đỗ Tốt nghiệp phải đạt bậc 3, tức là B1 - điều mà nhiều người hiện đang học các khoa Ngôn ngữ Anh cũng chưa chắc đã làm được.

Thế rồi các trường đại học thì căn cứ vào đó để xây dựng chương trình tiếng Anh cơ sở, mặc dù biết chắc sinh viên của mình vẫn đang chật vật ở đâu đó A1 hoặc A2 mà thôi.

Có lần em tham gia soạn sách bổ trợ cho trường, lúc họp ở Khoa, em có nói là sách giáo trình của trường chưa phù hợp, vì sao không lấy sách bổ trợ này dạy luôn vào chương trình chính mà lại phải có thêm lớp bổ trợ cho Trung tâm Ngoại ngữ (thuộc khoa T.A của trường quản lý) dạy, và bổ trợ là tự chọn chứ không bắt buộc.

Trả lời em, quản lý nói rằng việc chọn chương trình chính khoá phải dựa vào văn bản chỉ đạo và quy định của văn bản pháp luật. Mặc định sinh viên tốt nghiệp THPT là phải có năng lực bậc 3, nên phải chọn sách ở năng lực phù hợp.

Nếu cứ làm theo giấy tờ như vậy thì khi nào mới khá được? Một thời gian sau em cũng bỏ trường về cho đỡ phải suy nghĩ.


Trên đây là những gì em nghĩ, chưa đầy đủ, nhưng nó chứa những ý chính. Vậy các thím ở đây có suy nghĩ gì về Đề án và giải pháp gì để có thể đạt được mục tiêu như Đề án 2020 đặt ra ạ?

Xin mọi người thảo luận theo hướng: (1) Nguyên nhân nào mà dạy và học T.A ở Vn vẫn kém, thêm dẫn chứng thực tế thì tốt ạ; (2) Mục tiêu trình độ ngoại ngữ theo bậc ở từng cấp học như thế nào thì hợp lý hơn, theo như các thím nghĩ; và (3) Cần làm gì để khắc phục dần thực trạng này?
 
Em muốn lập Thread này để mọi người cùng thảo luận văn minh về chuyện dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam.

Chính phủ có đề án Ngoại ngữ 2020, làm mấy năm đầu thất bại rồi lại sửa. Nhưng em thấy dù có sửa đổi và điều chỉnh mục tiêu xuống thì đề án này vẫn khó thành công vì một vài lý do như sau:

1. Trình độ giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông và giảng viên trong hệ thống đào tạo bậc đại học chưa đồng đều

Ngay tại Hà Nội thôi, giáo viên phổ thông thể hiện trình độ rất chênh lệch. Kể cả những giáo viên trẻ mới ra trường, đa phần vẫn dạy theo lối mòn, chỉ chăm chăm vào học vẹt và thiếu áp dụng, nhiều người thậm chí chỉ thuộc cái mình dạy chứ không hiểu cái mình đang giảng.

Còn nhớ mấy năm trước Sở có đề án cho Gv đi học và thi IELTS để đạt chuẩn 6.5. Đề án đó kết hợp với 1 chuỗi trung tâm tiếng Anh để dạy và với Hội đồng Anh để thi. Em lúc đó được đi dạy cho gv ở vài trường c3 nội thành và thấy tuyệt vọng vô cùng. Rồi kì thi IELTS đợt đó bị om kết quả đến gần 2 tháng mà chẳng hiểu lý do vì sao. Và em đoán có lẽ ai cũng đạt 6.5 cả.

Ở bậc Đại học cũng vậy. Giảng viên của những trường top vẫn còn có những thầy cô chưa ổn lắm, không nói gì đến những trường ở nhóm dưới. Hồi em có bạn gái cũ học trường Đh T, cô giáo dạy tiếng Anh cơ sở thế nào lại tải đúng cái tờ bài tập do chính tay em ngồi soạn ra vài năm trước để dạy cho sinh viên.

Lúc đó bạn gái học online, em bên cạnh để ý thì thấy có 1 câu cô cho đáp án sai. Em ngứa mồm bồi cho bạn gái cãi lại cô, thì cô nói lòng vòng rồi kết luận là trên mạng giải đáp án như thế. Vậy là trên mạng thì cho đáp án vậy và cô tin, còn bố đẻ của tờ bài tập nói thì bị cho là sai.

Ở Hà Nội, “đàu tàu”, tình hình còn như vậy, thì mức độ chênh lệch trong phạm vi quốc gia và các tỉnh nó còn nặng nề thế nào em cũng không dám hình dung tới.

2. Cơ sở vật chất quá yếu

Học tiếng Anh để sử dụng thì chủ yếu là học các Macro skills như Ngữ pháp, Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trình độ giáo viên là một đằng, mà cơ sở vật chất để học là một đằng khác.

Ở các nơi xa xôi thì làm sao có đủ công cụ để học nghe và để tự học nghe hay nói.

Em nhớ em ở ngay nội thành Hà Nội mà chục năm trước cô giáo vẫn còn vác cái đài tậm tịt lên lớp chạy băng hoặc đĩa cho cả lớp nghe trong giờ Listening, và tuần chỉ có 1 lần như vậy. Việc này vừa không tạo ra không khí học mà vừa không hiệu quả vì thực tế chẳng đứa nào nghe ra được cái đài nói gì.

3. Tư duy giáo dục không dám nhìn thẳng vào thực tế

Có lẽ chúng ta quen với việc khen, nên khó mở lời nói thật vào thực trạng nào còn kém.

Cứ theo đề án thì học xong cấp 3, toàn bộ học sinh đỗ Tốt nghiệp phải đạt bậc 3, tức là B1 - điều mà nhiều người hiện đang học các khoa Ngôn ngữ Anh cũng chưa chắc đã làm được.

Thế rồi các trường đại học thì căn cứ vào đó để xây dựng chương trình tiếng Anh cơ sở, mặc dù biết chắc sinh viên của mình vẫn đang chật vật ở đâu đó A1 hoặc A2 mà thôi.

Có lần em tham gia soạn sách bổ trợ cho trường, lúc họp ở Khoa, em có nói là sách giáo trình của trường chưa phù hợp, vì sao không lấy sách bổ trợ này dạy luôn vào chương trình chính mà lại phải có thêm lớp bổ trợ cho Trung tâm Ngoại ngữ (thuộc khoa T.A của trường quản lý) dạy, và bổ trợ là tự chọn chứ không bắt buộc.

Trả lời em, quản lý nói rằng việc chọn chương trình chính khoá phải dựa vào văn bản chỉ đạo và quy định của văn bản pháp luật. Mặc định sinh viên tốt nghiệp THPT là phải có năng lực bậc 3, nên phải chọn sách ở năng lực phù hợp.

Nếu cứ làm theo giấy tờ như vậy thì khi nào mới khá được? Một thời gian sau em cũng bỏ trường về cho đỡ phải suy nghĩ.


Trên đây là những gì em nghĩ, chưa đầy đủ, nhưng nó chứa những ý chính. Vậy các thím ở đây có suy nghĩ gì về Đề án và giải pháp gì để có thể đạt được mục tiêu như Đề án 2020 đặt ra ạ?

Xin mọi người thảo luận theo hướng: (1) Nguyên nhân nào mà dạy và học T.A ở Vn vẫn kém, thêm dẫn chứng thực tế thì tốt ạ; (2) Mục tiêu trình độ ngoại ngữ theo bậc ở từng cấp học như thế nào thì hợp lý hơn, theo như các thím nghĩ; và (3) Cần làm gì để khắc phục dần thực trạng này?
🇩🇪 phát.
Đã có dăm chục lần nghe một số thầy giảng bằng tiếng Anh cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh rồi cười muốn bục ruột. Thông cảm với thớt. Có lần đi ngang một lớp năm thứ 3 NN Anh, mình nghĩ quái lạ thằng sv nào thuyết trình như cái con củ cải, nghe méo hiểu nó nói tiếng Thái hay tiếng H'Mông mà nói tự tin thế, mình đi thật chậm lại và cố gắng nghe, thì ra ông thầy đang ngồi hẳn lên cái bàn dãy đầu và xổ thứ tiếng lạ như đúng rồi, nghe kỹ thì thấy sai bét nhè nhưng vẫn tự tin lắm. Khổ thân bọn sv bị hành xác. Đại học công lập lớn ở Tp.HCM đấy ạ.
Còn lạ mịa gì, có ông trưởng khoa Ngoại ngữ, trước là thuộc cấp của mình, giờ về hưu rồi, luôn miệng một câu là "Nói tiếng Anh sao cho Tây nó hiểu là được rồi, không nhất thiết phải đúng ngữ pháp, phát âm đúng,..." mình ngứa đít lắm nhưng tại ông ấy lớn tuổi, cống hiến cho trường vài chục năm, mình bé tuổi nhất trong số đó nên không muốn làm mất lòng, sau này duyệt đề tốt nghiệp cho cái khoa đó là mình cứ tóm lên, gạch đỏ be bét các chỗ sai và yêu cầu sửa lại cho đúng, làm như vậy cho biết sợ. Dạy học mà dạy bố láo bố toét, bực.
 
Đơn giản mà, do thu nhập thấp thôi (mặc dù vẫn do trình độ cá nhân) chứ bác học Tiếng Anh tại trung tâm là tiền đắt hơn nhiều vì tiền nào của nấy, vô trung tâm được thầy cô kè kè, chỉnh này chỉnh kia.

Mình học 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt còn mất 10 - 20 năm, ngày nào cũng giao tiếp Tiếng Việt trong khi học Tiếng Anh 12 năm, mà 12 năm đó chỉ là đọc là chính và không bao giờ giao tiếp Tiếng Anh liên tục được, chỉ học theo ngày, theo tiết, theo giờ thôi.
Do đó, muốn dạy một lớp Tiếng Anh hiệu quả thì một lớp có một giáo viên và chỉ dạy 20 người, hiệu quả cao nhất là 10 - 15 người, học 3-4 ngày/tuần, 1 ngày học 2-3 tiếng và những người học phải tự luyện tập với nhau trong và ngoài giờ học; trong khi bây giờ, một lớp có một giáo viên mà dạy 40-45 người là quá vô lý rồi.

P/s 1: Hồi lớp 8, lớp em có thằng kia nó dở Tiếng Anh mà Tiếng Việt của nó như đb, nó không phải bị ngọng mà nó không có luyện đọc Tiếng Việt, nó gặp câu nào là nó đọc một hơi chứ không ngắt quãng khi gặp dấu phẩy, chấm, chấm phẩy... nên giọng đọc rất nhỏ, ngoài ra nó phát âm các từ "rẻ", "ghẻ", "hỏi", "thổi" như nhau mà không thèm cong lưỡi, chỉnh khẩu hình là hiểu rồi, còn thua mấy đứa con nít cấp 1.
Do đó, muốn học Tiếng Anh ổn thì phải ổn Tiếng Việt trước và phải tự bản thân mình học chứ hạn chế dựa dẫm vào môi trường.

P/s 2: Em đang học Đại học, hồi năm nhất có ông thầy dạy Tiếng Anh phát âm Tiếng Anh cũng như đb nên em cũng kệ luôn, vì tự học Tiếng Anh là chính mà
 
Last edited:
Xin mọi người thảo luận theo hướng: (1) Nguyên nhân nào mà dạy và học T.A ở Vn vẫn kém, thêm dẫn chứng thực tế thì tốt ạ; (2) Mục tiêu trình độ ngoại ngữ theo bậc ở từng cấp học như thế nào thì hợp lý hơn, theo như các thím nghĩ; và (3) Cần làm gì để khắc phục dần thực trạng này?
1. Nguyên nhân của việc dạy và học TA ở VN kém là do bản chất ngành giáo dục ở VN chỉ biết chạy theo thành tích đếm điểm lên lớp, học vì điểm chứ không vì tiếp thu kiến thức. Lí do của việc này là tầng lớp lãnh đạo kém cỏi ăn hại, không nhận thức được điểm yếu và không biết cách khắc phục hoặc có biết nhưng không dám thay đổi vì không có khả năng hoặc có đủ khả năng nhưng quá đơn độc trước những thằng khác ngu hơn.
Dẫn chứng:
P/s 1: Hồi lớp 8, lớp em có thằng kia nó dở Tiếng Anh mà Tiếng Việt của nó như đb, nó không phải bị ngọng mà nó không có luyện đọc Tiếng Việt, nó gặp câu nào là nó đọc một hơi chứ không ngắt quãng khi gặp dấu phẩy, chấm, chấm phẩy... nên giọng đọc rất nhỏ, ngoài ra nó phát âm các từ "rẻ", "ghẻ", "hỏi", "thổi" như nhau mà không thèm cong lưỡi, chỉnh khẩu hình là hiểu rồi, còn thua mấy đứa con nít cấp 1.
Do đó, muốn học Tiếng Anh ổn thì phải ổn Tiếng Việt trước và phải tự bản thân mình học chứ hạn chế dựa dẫm vào môi trường.
Thằng em họ của tôi, năm nay đang học lớp 9 có tình trạng giống hệt bạn của anh trên này. Thằng này là con ông em út của mẹ tôi, sau đợt covid học online thi online, điểm số quá lẹt đẹt, học lực yếu nên mẹ tôi (bà zà tôi chứ không phải bố mẹ nó nha :ops:) bắt tôi phải kèm nó học. Tôi dạy nó được 2 buổi thì phát hiện ra trình độ của nó còn chưa bằng đứa hs lớp 6, đọc hiểu tiếng Việt cực kém chứ đừng nói đến tiếng Anh. Các anh có thể tưởng thằng này nó ngu hoặc thiểu năng nhưng bản chất là nó chả học hành gì cả nên không biết gì hết chứ không phải là nó có học nhưng không hiểu. Bố mẹ nó từ bé cứ cho nó cắm đầu vào điện thoại, không hề đọc sách truyện gì sất. Tôi kèm nó từ sau tết năm nay cho đến hết năm lớp 8 thì nó đã bắt đầu hiểu được 90% chương trình lớp 6. Tôi bảo bố mẹ nó lên trường xin cô giáo cho ở lại lớp 1 năm thì tôi sẽ cố tiếp tục dạy cho nó chương trình lớp 7 và 8 trong 1 năm đó rồi tiếp tục học tiếp để thi cấp 3. Cô giáo không chấp nhận cho nó ở lại lớp > bắt thi lại toán (trung bình toán cả năm < 3.5). Tôi nghĩ thầm cho thi lại chắc đéo gì đã hơn được 5 điểm để lên lớp. Cuối cùng nó thi được 8.5. Tôi tra thì nó khai ra là lúc còn 15-20p nữa là hết giờ làm bài, cô giáo coi thi đưa đáp án cho chép từ trên xuống dưới trừ câu c bài hình :doubt:
2. Tôi không làm về giáo dục và cũng không có đủ trình độ để đánh giá thế nào là trình độ ngôn ngữ phù hợp với từng cấp học
3. Khắc phục tình trạng này chắc phải hi sinh 2-3 thế hệ, thuê giáo viên nước ngoài về dạy anh văn, đào tạo lại từ đầu đội ngũ giảng viên Anh văn người Việt. Đó là đối với tiếng Anh, còn triệt để hơn nữa chắc phải đập đi xây lại từ đầu hệ thống giáo dục 3 cấp (đào tạo lại giáo viên về phương pháp giáo dục, điều chỉnh chương trình học, sách giáo khoa, điều chỉnh sĩ số học sinh, phân bố học sinh theo lớp theo trường, điều chỉnh hệ thống lương của giáo viên các cấp vân vân và mây mây) :shame: Nghĩ tới đây đã thấy quá sức tốn kém sức lực, tiền của và ý chí rồi :shame: Túm lại là đầu óc tôi cũng không hơn gì lãnh đạo nước ta nên cũng chả nghĩ ra giải pháp nào hợp lí về mặt tổng thể cho cái tình trạng giáo dục nát bươm như thế này. Có lẽ tốt nhất là phụ huynh phải tự biết lo cho con em mình học hành tử tế từ bé, rồi cày tiền sút nó đi du học càng sớm càng tốt thôi :shame:
 
Do đó, muốn học Tiếng Anh ổn thì phải ổn Tiếng Việt trước và phải tự bản thân mình học chứ hạn chế dựa dẫm vào môi trường.

Đồng ý với bạn này, tiếng mẹ đẻ chưa sõi thì học thêm một ngôn ngữ khác là rất khó.
Nhiều khi mình băn khoăn không biết học tiếng Anh từ mẫu giáo, hoặc lớp 1 có thực sự ổn không, vì lúc ấy mới chập chững học chữ, đánh vần, phát âm, mà lại thêm cả tư duy bằng 2 ngôn ngữ thì liệu có hiệu quả?
Tiếp theo là tỉ lệ giáo viên : học sinh. Thật sự 1 giáo viên dạy 1 lớp 40 45 cháu thì không thể sát sao từng cháu một đc. Nhất là học ngoại ngữ thì cần luyện tập và đc chỉnh sửa nhiều. Đoạn này thì kể cả có mời gvnn về thì dạy 1 lớp sĩ số đông thế cũng bó cmn tay chứ đừng nói gvvn.
Và cuối cùng là cơ hội thực hành hầu như không có. Hết tiết tiếng anh là lại nói tiếng Việt, ra đường thì chẳng có ai nói tiếng Anh để mà thực hành. Thế là tất cả kiến thức đều nằm trên sách vở, lâu dần cùn đi hết.

Case study điển hình là mình. Ngày xưa lớp 1 lớp 2 không biết chữ tiếng anh nào, đàn gẩy tai trâu không nhớ đc cái gì, nchung dốt đặc. Lên lớp 3 hai cụ cho đi học gia sư 1-1 đến tận lớp 5 thì tiếng anh của mình vững vđ, lúc nào cũng top lớp luôn. Đến khi tốt nghiệp đh đi làm thì tiếng Anh đọc viết của mình ổn, giao tiếp tạm tạm. Bước chân đi du học thì cảm giác từng ấy năm ôn luyện tiếng Anh vứt sọt rác hết dume, nửa năm đầu mình như xẩm rờ, lơ nga lơ ngơ. Dần dần nghe nhiều nói nhiều, thực hành nhiều, đi làm nghe chửi, về nhà chửi nhau với bồ nhiều thì mới bon mồm bon tai được.
Nên là, câu chuyện dạy và học tiếng Anh ở VN còn rất nan giải :(
 
muốn cải thiện cả cái trình độ eng cho tất cả các học sinh, sinh viên là không thể. chỉ có tự học, tự tìm tòi, tìm thầy dạy sửa và uốn nắn cho thôi. chứ các bác trông chờ gì vào đề án này nọ. ngồi bàn phải thế này thế kia, phải làm như thế này, nhưng chúng ta đang là bàn trên giấy, không rõ các yếu tố hay khó khăn nào để giải quyết, ngồi tự suy luận ra nguyên nhân.

em thì chỉ thấy đứa nào muốn học thì nó tự cứu lấy nó thôi. giảng viên đại học còn đầy thằng vừa dốt eng vừa dốt chuyên môn. giờ đẻ ra lắm chuyện báo giả, ăn cắp báo, rồi thi thố học sinh giỏi mua bán các kiểu. điển hình em biết thằng phạm văn phong, giảng viên bên khoa hóa, đại học KHTN hà nội, cũng kiểu ngu dốt, mõm, làm thì ngu, bốc phét là giỏi. những kiểu như thế mà cũng xứng làm thầy ahhh.
 
Theo mình thì dạy tiếng Anh phổ thông là dạy đại trà cho một người Việt Nam bình thường, mà một người Việt bình thường cũng hiếm khi gặp một người nói tiếng Anh bản xứ từ Anh, Mỹ để trò chuyện trực tiếp. Hầu hết người bình thường sẽ chỉ dùng tiếng Anh để đọc, trò chuyện với người nước ngoài bằng cách viết comment trên mạng xã hội (có sự hỗ trợ của Google Translate), nói chuyện với người nước ngoài du lịch ở Việt Nam có trình độ tiếng Anh không phải bản xứ, dùng body language được. Do đó việc học tiếng Anh trên trường phổ thông chú trọng ngữ pháp, đọc viết cũng là dễ hiểu. Những ai có nhu cầu đặc biệt như đi du học thì vẫn có thể bỏ tiền thêm để học trung tâm để cải thiện khả năng.
 
Back
Top