CEO Mercedes-Benz kêu gọi EU hoãn áp thuế xe điện Trung Quốc

demon0989

Senior Member

CEO Mercedes-Benz nhấn mạnh các mức thuế quan áp lên xe điện Trung Quốc của EU được đề xuất sẽ không giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của EU.

Hãng xe Đức Mercedes-Benz một lần nữa khẳng định lập trường phản đối kế hoạch áp thuế quan lên xe điện Trung Quốc của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời kêu gọi trì hoãn việc thực hiện biện pháp gây tranh cãi này để tránh gây tổn hại đến lợi ích của cả hai bên.

Trả lời phỏng vấn tờ Bild của Đức ngày 21/10, Giám đốc điều hành (CEO) Ola Källenius của Mercedes-Benz cho rằng: "Chúng ta cần thương mại tự do hơn, chứ không phải thêm rào cản.”

Ông nhấn mạnh các mức thuế quan được đề xuất sẽ không giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của EU, một yếu tố quan trọng cho sự chuyển đổi thành công và tăng trưởng kinh tế dài hạn của khối này.

Khi thời hạn áp dụng thuế quan đang đến gần, ông Källenius kêu gọi EU tìm kiếm một giải pháp cân bằng, có lợi cho cả hai phía.

Ông nhấn mạnh rằng việc đàm phán cần có thời gian và kêu gọi EU kéo dài các cuộc thảo luận để tránh leo thang tranh chấp.

Ngành công nghiệp ôtô và Chính phủ liên bang Đức đều chia sẻ mối quan ngại của Mercedes-Benz. Cả hai đã lên tiếng phản đối các biện pháp thuế quan bảo hộ, cảnh báo rằng những biện pháp như vậy có thể châm ngòi cho một vòng xoáy áp dụng thuế quan lẫn nhau hoặc thậm chí là một cuộc chiến thương mại, cuối cùng đe dọa đến chính lợi ích kinh tế của EU.

Hồi đầu tháng 10/2024, EU đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc. Tại cuộc bỏ phiếu, đa số các nước thành viên EU chấp thuận kế hoạch áp thuế bổ sung đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc. Chỉ có Đức, cường quốc ôtô của EU, và Hungary bỏ phiếu chống.

Trước đó, chính phủ và các nhà sản xuất ôtô của Đức đã nhiều lần bày tỏ quan ngại bất đồng thương mại với Trung Quốc có thể gây tổn hại đến ngành sản xuất ôtô của nước này.

Dự kiến, quyết định áp thuế sẽ có hiệu lực kể từ ngày 31/10 tới. Theo EU, nếu được áp dụng, mức thuế đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ là 17% đối với ôtô của BYD, 18,8% đối với ôtô của Geely và 35,3% đối với ôtô của SAIC thuộc sở hữu nhà nước.

Geely có các thương hiệu bao gồm Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.

Theo đánh giá của giới phân tích, đây có thể sẽ là biện pháp thương mại lớn nhất của EU đối với Trung Quốc trong hơn 10 năm qua.

Quyết định của EU trong việc áp thuế xe điện Trung Quốc gây ra nhiều tranh cãi. Theo một bài bình luận trên hãng tin Bloomberg, đây là một "bước đi sai lầm" có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế này.

Các chuyên gia lo ngại rằng việc áp thuế sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, không chỉ đối với Trung Quốc mà còn cả với chính nền kinh tế EU.

Cụ thể, thuế quan mới có thể làm chậm quá trình chuyển đổi sang xe điện tại châu Âu, mâu thuẫn với mục tiêu giảm phát thải carbon của khối.

Việc bảo hộ thị trường nội địa có thể làm giảm áp lực cạnh tranh, khiến các nhà sản xuất ôtô châu Âu trở nên trì trệ và ít đầu tư vào công nghệ mới.

............................
 
Đơn giản là h đức xây nhà máy ở tàu để xuất ngược lại về EU, đánh thuế tàu cũng là đánh thuế xe đức nên nó phải tìm cách chống thôi, các nhà máy tại chính quốc h suy tàn rồi, giữ cái mác là chính chứ cả tỉ luật lệ đè lên sản xuất bằng mắt :go: ngoài ra còn kích động trung quốc trả đũa lên xe đức từ chính quốc bán sang :doubt:
 
Sao phải khổ thế, cứ mở van ra mà hít khí cho thỏa thích
4gmOAMB.png
 
"Giám đốc điều hành (CEO) Ola Källenius của Mercedes-Benz cho rằng: "Chúng ta cần thương mại tự do hơn, chứ không phải thêm rào cản.”"
Lúc có lợi thì hô hào tự do, còn lúc có hại thì dĩ nhiên là thuế chống phá giá. :boss:
 

Thread statistics

Created
demon0989,
Last reply from
lytieuchieu,
Replies
21
Views
1,438
Back
Top