Chia sẻ chuyện nghề-kỹ sư điện tử xe ô tô

s29311

Member
Chào mấy fen, đêm hôm rãnh lên kể chuyện nghề chơi. Mình 9x dời đầu background từ khối thịnh vượng chung BK, có thâm niên 7 năm trong ngành, đã từng làm qua các công ty là supplier trong ngành cũng như OEM. Dựa vào kinh nghiệm của mình nên có thể có sai sót. Bài viết kiểu chia sẻ kiến thức cơ bản, mấy fen tham khảo chơi hoặc sinh viên sắp ra trường có định hướng theo nghề này tham khảo. Tôi viết vội nên sẽ không được hay cho lắm :D
Một chiếc xe được thiết kế và sản xuất như thế nào?
1. Đầu tiên là xác định những chức năng, kiểu dáng, kích cỡ của 1 chiếc xe. Các chức năng ví dụ như: tự lái mức độ 3, điều khiển hành trình, cân bằng điện tử, tự động đỗ xe, bao nhiêu túi khí, công suất pin xe, xe bán thị trường nào, mẫu sedan hay crossover, xe xăng hay điện, kiểu dáng vẽ như nào. Giai đoạn này sẽ cho ra bản tài liệu gọi là "Danh sách các chức năng của xe" được quản lý bởi kỹ sư trưởng. Mọi thay đổi trên bản danh sách này do kỹ sư trưởng kiểm soát.
2. Phân công các đội phụ trách làm bản thiết kế chi tiết cho từng module. Ví dụ đội động cơ điện sẽ viết bản mô tả các chức năng, đặc tính của động cơ điện, đội pin xe thì viết bản thiết kế cho pin. Đây là công việc được phụ trách bởi các kỹ sư như tôi. Bản thiết kế chi tiết thì rất là nhiều và sâu về kỹ thuật, ví dụ như con chip ECU có mấy IO, tín hiệu điều khiển của nó và tín hiệu giao tiếp với các ECU khác như thế nào. Các bản thiết kế được viết làm sao để hiện thực các chức năng của xe đã được xác định trong bước 1. Ví dụ để cho ra tính năng tự lái cấp độ 3 thì ngoài thiết kế của ADAS ECU (Autonomous driving) thì thiết kế của hệ thống trợ lực lái điện EPS (Electric Power Steering) cũng phải hổ trợ tự lái cấp độ 3 :D
3. Khi bản thiết kế các module xong thì sẽ sourcing cho supplier. Nghĩa là bản thiết kế sẽ được làm và sản xuất bởi các supplier. Ví dụ hệ thống trợ lực lái điện EPS thì sourced cho ZFLS, cân bằng điện tử thì sourced cho Bosch, hệ thống túi khí thí sourced cho Autoliv. Mỗi module vậy sẽ được tổ chức thành 1 dự án. Người phụ trách bản thiết kế module sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho dự án đó, gọi là component engineer. Mỗi dự án sẽ có nhiều supplier cùng bỏ thầu. Phê duyệt kỹ thuật thì do component engineer, còn phê duyệt giá cả là do phòng mua hàng. Supplier sẽ bỏ thầu bao gồm chi phí nghiên cứu phát triển và giá của mỗi part. Thường thì EOM sẽ chọn những supplier có bản thiết kế sẵn phù hợp, chỉ cần cấu hình lại phần mềm thôi. Nên chi phí R&D cho con chip như ECU cân bằng điện tử ESC thì tầm 1 triệu Biden, mỗi part của con ESC tầm 80 Biden. Việc thiết kế thêm tính năng cho module ngoài tính năng có sẵn thì rất tốn kém, ví dụ viết thêm phần mềm, đặc biệt thiết kế lại phần cứng của chip. Về phía supplier cũng sẽ có bản thiết kế chi tiết hơn cho module họ phát triển, sẽ được ký duyệt bởi component engineer từ phía OEM. Phía supplier gọi bản thiết kế này là technical specification, còn bản thiết kế bởi component engineer thì supplier gọi là customer requirement :D
4. Sau khi thống nhất các thiết kế kỹ thuật giữa OEM với supplier trúng thầu thì sẽ bàn kế hoạch hoàn thiện. OEM sẽ cung cấp kế hoạch làm và thử nghiệm xe mẫu, supplier sẽ cung cấp module mẫu với các mực độ hoàn thiện tương ứng với xe, thường gọi là A, B, C, D sample và chỉ sử dụng trong làm xe mẫu. Những module lắp trên xe bán ra gọi là series part. Việc phát triển xe mẫu qua các giai đoạn chính: thử nghiệm trong lab, xe mẫu prototype (PT), xe ký duyệt Launch signoff, xe sản xuất thử nghiệm Pilot production, và cuối cùng sau khi đã hoàn thiện thì sẽ là xe sản xuất hàng loạt series production. Xe dán decal đốm hay chạy thử nghiệm ngoài đường là xe hoàn thiện mức độ PT trở lên đến PP.
Làm sao để phân biệt đâu là nhà sản xuất xe OEM, đâu là doanh nghiệp lắp ráp xe? Rất đơn giản: OEM sẽ là doanh nghiệp đảm bảo thực hiện ít nhất các công việc thiết kế và phát triển xe như trên, còn xe lắp ráp là xe đã được hoàn thiện về thiết kế, doanh nghiệp chỉ tiến hoàng công đoạn cuối cùng là series production mà không có các công đoạn nghiên cứu và phát triển. Thường họ nhận về các part có sẵn về rồi ráp lên thì xe chạy được, bán được. Có chăng là họ sản xuất thêm các part đã được thiết kế hoàn thiện và ráp lên xe là được luôn. Đây là cách mà các doanh nghiệp như Thaco đang làm.
Thôi khuya rồi ngủ đã, nếu các thím có hứng thú thì tôi xin chia sẻ sâu thêm. Việc làm xe khá tốn kém và phức tạp nhưng không khó về mặt kỹ thuật như người ngoài ngành nghĩ.
 
Chào mấy fen, đêm hôm rãnh lên kể chuyện nghề chơi. Mình 9x dời đầu background từ khối thịnh vượng chung BK, có thâm niên 7 năm trong ngành, đã từng làm qua các công ty là supplier trong ngành cũng như OEM. Dựa vào kinh nghiệm của mình nên có thể có sai sót. Bài viết kiểu chia sẻ kiến thức cơ bản, mấy fen tham khảo chơi hoặc sinh viên sắp ra trường có định hướng theo nghề này tham khảo. Tôi viết vội nên sẽ không được hay cho lắm :D
Một chiếc xe được thiết kế và sản xuất như thế nào?
1. Đầu tiên là xác định những chức năng, kiểu dáng, kích cỡ của 1 chiếc xe. Các chức năng ví dụ như: tự lái mức độ 3, điều khiển hành trình, cân bằng điện tử, tự động đỗ xe, bao nhiêu túi khí, công suất pin xe, xe bán thị trường nào, mẫu sedan hay crossover, xe xăng hay điện, kiểu dáng vẽ như nào. Giai đoạn này sẽ cho ra bản tài liệu gọi là "Danh sách các chức năng của xe" được quản lý bởi kỹ sư trưởng. Mọi thay đổi trên bản danh sách này do kỹ sư trưởng kiểm soát.
2. Phân công các đội phụ trách làm bản thiết kế chi tiết cho từng module. Ví dụ đội động cơ điện sẽ viết bản mô tả các chức năng, đặc tính của động cơ điện, đội pin xe thì viết bản thiết kế cho pin. Đây là công việc được phụ trách bởi các kỹ sư như tôi. Bản thiết kế chi tiết thì rất là nhiều và sâu về kỹ thuật, ví dụ như con chip ECU có mấy IO, tín hiệu điều khiển của nó và tín hiệu giao tiếp với các ECU khác như thế nào. Các bản thiết kế được viết làm sao để hiện thực các chức năng của xe đã được xác định trong bước 1. Ví dụ để cho ra tính năng tự lái cấp độ 3 thì ngoài thiết kế của ADAS ECU (Autonomous driving) thì thiết kế của hệ thống trợ lực lái điện EPS (Electric Power Steering) cũng phải hổ trợ tự lái cấp độ 3 :D
3. Khi bản thiết kế các module xong thì sẽ sourcing cho supplier. Nghĩa là bản thiết kế sẽ được làm và sản xuất bởi các supplier. Ví dụ hệ thống trợ lực lái điện EPS thì sourced cho ZFLS, cân bằng điện tử thì sourced cho Bosch, hệ thống túi khí thí sourced cho Autoliv. Mỗi module vậy sẽ được tổ chức thành 1 dự án. Người phụ trách bản thiết kế module sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho dự án đó, gọi là component engineer. Mỗi dự án sẽ có nhiều supplier cùng bỏ thầu. Phê duyệt kỹ thuật thì do component engineer, còn phê duyệt giá cả là do phòng mua hàng. Supplier sẽ bỏ thầu bao gồm chi phí nghiên cứu phát triển và giá của mỗi part. Thường thì EOM sẽ chọn những supplier có bản thiết kế sẵn phù hợp, chỉ cần cấu hình lại phần mềm thôi. Nên chi phí R&D cho con chip như ECU cân bằng điện tử ESC thì tầm 1 triệu Biden, mỗi part của con ESC tầm 80 Biden. Việc thiết kế thêm tính năng cho module ngoài tính năng có sẵn thì rất tốn kém, ví dụ viết thêm phần mềm, đặc biệt thiết kế lại phần cứng của chip. Về phía supplier cũng sẽ có bản thiết kế chi tiết hơn cho module họ phát triển, sẽ được ký duyệt bởi component engineer từ phía OEM. Phía supplier gọi bản thiết kế này là technical specification, còn bản thiết kế bởi component engineer thì supplier gọi là customer requirement :D
4. Sau khi thống nhất các thiết kế kỹ thuật giữa OEM với supplier trúng thầu thì sẽ bàn kế hoạch hoàn thiện. OEM sẽ cung cấp kế hoạch làm và thử nghiệm xe mẫu, supplier sẽ cung cấp module mẫu với các mực độ hoàn thiện tương ứng với xe, thường gọi là A, B, C, D sample và chỉ sử dụng trong làm xe mẫu. Những module lắp trên xe bán ra gọi là series part. Việc phát triển xe mẫu qua các giai đoạn chính: thử nghiệm trong lab, xe mẫu prototype (PT), xe ký duyệt Launch signoff, xe sản xuất thử nghiệm Pilot production, và cuối cùng sau khi đã hoàn thiện thì sẽ là xe sản xuất hàng loạt series production. Xe dán decal đốm hay chạy thử nghiệm ngoài đường là xe hoàn thiện mức độ PT trở lên đến PP.
Làm sao để phân biệt đâu là nhà sản xuất xe OEM, đâu là doanh nghiệp lắp ráp xe? Rất đơn giản: OEM sẽ là doanh nghiệp đảm bảo thực hiện ít nhất các công việc thiết kế và phát triển xe như trên, còn xe lắp ráp là xe đã được hoàn thiện về thiết kế, doanh nghiệp chỉ tiến hoàng công đoạn cuối cùng là series production mà không có các công đoạn nghiên cứu và phát triển. Thường họ nhận về các part có sẵn về rồi ráp lên thì xe chạy được, bán được. Có chăng là họ sản xuất thêm các part đã được thiết kế hoàn thiện và ráp lên xe là được luôn. Đây là cách mà các doanh nghiệp như Thaco đang làm.
Thôi khuya rồi ngủ đã, nếu các thím có hứng thú thì tôi xin chia sẻ sâu thêm. Việc làm xe khá tốn kém và phức tạp nhưng không khó về mặt kỹ thuật như người ngoài ngành nghĩ.
Cho hỏi ngày xưa bác học ngành nào bên cơ khí động lực hay điện?
 
bác có thể chia sẻ tí về các hướng đi không, có ổn không nếu cố gắng làm kỹ sư điện tử ở nhật ?
 
Ngày xưa bác học chuyên ngành gì? Giờ lương bổng khá không? Công việc nhàn hạ máy lạnh sang chảnh hay đi nhà máy? Nhà lầu - xe hơi thế nào ồi?
 
bác có thể chia sẻ tí về các hướng đi không, có ổn không nếu cố gắng làm kỹ sư điện tử ở nhật ?
Hướng đi cho kỹ sư điện tử chung chung thì khó nói vì nó rộng quá. Mảng điện tử xe ô tô thì làm ở nơi mạnh về xe hơi như Nhật, Mỹ, Đức chắc là ổn. Giờ kỹ sư điện tử mảng làm chip cũng có vẻ đang ngon nghẻ, nhưng muốn việc nhiều thì mảng phần mềm nhúng vì phần cứng thì khá ít việc.
 
Ngày xưa bác học chuyên ngành gì? Giờ lương bổng khá không? Công việc nhàn hạ máy lạnh sang chảnh hay đi nhà máy? Nhà lầu - xe hơi thế nào ồi?
Lương so với mặt bằng chung thì khá, kiểu mua chung cư rồi mua 1 chiếc 4 bánh thì không gọi là khó. Kỹ sư thiết kế thì chủ yếu làm văn phòng, lúc cần mới xuống nhà máy.
 
Những chiếc xe được test như thế nào?
1. Test tính năng xe. Đây là các bài test cơ bản trong quá trình làm xe mẫu (vehicle integration). Ví dụ đạp phanh phải ăn, đánh võng xe không bị lật. Test tính năng thì thường có thể test ở xưởng làm xe mẫu nơi có test track. Các modules quan trọng đươc phát triển bởi các suppliers thì OEM phải cung cấp xe mẫu cho suppliers test trực tiếp trên mẫu xe đang phát triển ở trung tâm test của supplier.
2. Test tính năng an toàn. Làm xe thì tính năng an toàn luôn được đặt lên hàng đầu và chi phí rất tốn kém, bao gồm các tính năng tự lái, phanh khẩn cấp, hệ thống túi khí, trong đó test túi khí là tốn kém bậc nhất. Phát triển một mẫu xe thường tốn khoảng tầm 20 chiếc xe mẫu để test hệ thống túi khí tùy vào độ phức tạp và các chức năng an toàn bị động (passive safety) liên quan, bao gồm dây đai an toàn, ngắt hệ thống điện cao áp 480V, gọi khẩn cấp. Cái này gọi chung là crash test. Những chiếc xe mẫu này sau khi đâm xong thường vứt luôn vì sửa lại để đâm thường không đảm bảo chiếc xe còn hoàn hảo để cho ra kết quả chính xác. Mấy cái test này được thực hiện supplier, sau đó nếu cần các chứng chỉ an toàn cho xe như ASEAN NCAP, EURO NCAP...thì thực hiện kiểm định ở các trung tâm :D
Các bài test cho hệ thống an toàn chủ động (active safety) thì ít tốn kém hơn, nhưng phải thực hiện ở các môi trường khác nhau tùy vào thị trường nhắm đến. Ví dụ cân bằng điện tử ESC thì phải test ở thời tiết mùa đông băng giá, rồi mùa hè khô khan. Cách tốt nhất là bán xe ở đâu thì test ở đó, hoặc nơi có điều kiện khí hậu tương đương. Ví dụ muốn bán xe sang Hàn Quốc thì có thể test ở miền bắc Trung Quốc cũng tương đương.
3. Test độ bền xe. Là các xe decal đốm chạy xuyên suốt ngày đêm trên đường. Các bài test này thường chạy để xe đạt odo tầm 30.000km, trong các điều kiện thời tiết khác nhau để xem các hệ thống có hao mòn nhiều không, nhất là các hệ thống điện-điện tử còn hoạt động ổn định không. Thường thì tài xế ngoài có bằng lái theo luật thì phải được đào tạo và cấp chứng chỉ lái xe test của hãng. Tôi có nghe đồng nghiệp kể có anh kỹ sư test hãng nọ chạy xe test xong chạy về quê chơi đón vợ con luôn, xong cái bị tai nạn thảm khốc tạch luôn cả nhà. Những xe test này thường chưa hoàn thiện về mặt an toàn nên không thể sử dụng tùy tiện được. Còn các tai nạn nhỏ nhỏ trên các test track thì cũng thỉnh thoảng.
 
Last edited:
Vậy công việc của thím là thiết kế mấy cái ECM, ECU,PCU trên xe hay sao?
 
Lương so với mặt bằng chung thì khá, kiểu mua chung cư rồi mua 1 chiếc 4 bánh thì không gọi là khó. Kỹ sư thiết kế thì chủ yếu làm văn phòng, lúc cần mới xuống nhà máy.

Ổn rồi bác, sống tốt với nghề. Giỏi nghề là sống được.

Gửi từ HMD Global Nokia G10 bằng vozFApp
 
Triển vọng nghề này ở Việt Nam ổn áp không bác. Có công ty nào Việt Nam mạnh về mảng này k?
 
Triển vọng nghề này ở Việt Nam ổn áp không bác. Có công ty nào Việt Nam mạnh về mảng này k?
Ở Việt Nam thì chắc làm cho Vinfast là triển vọng nhất vì đây là hãng duy nhất làm R&D xe ở Việt Nam. Đội ngũ kỹ sư chuyên gia nước ngoài tầm 50% nhân sự nên có thể học hỏi kinh nghiệm nhiều. Còn một số hãng khác thì không có R&D ở Việt Nam mà các kỹ sư làm việc cùng với trung tâm R&D đặt ở các nước, ví dụ Nissan. Còn các doanh nghiệp lắp ráp như Thaco thì chắc công việc chủ yếu à sản xuất ở nhà máy chứ không có R&D.
 
Vậy cơ hội việc làm cũng không nhiều lắm nhỉ? Học trong ĐH chắc ra chui gầm ô tô là chủ yếu
 
Chào mấy fen, đêm hôm rãnh lên kể chuyện nghề chơi. Mình 9x dời đầu background từ khối thịnh vượng chung BK, có thâm niên 7 năm trong ngành, đã từng làm qua các công ty là supplier trong ngành cũng như OEM. Dựa vào kinh nghiệm của mình nên có thể có sai sót. Bài viết kiểu chia sẻ kiến thức cơ bản, mấy fen tham khảo chơi hoặc sinh viên sắp ra trường có định hướng theo nghề này tham khảo. Tôi viết vội nên sẽ không được hay cho lắm :D
Một chiếc xe được thiết kế và sản xuất như thế nào?
1. Đầu tiên là xác định những chức năng, kiểu dáng, kích cỡ của 1 chiếc xe. Các chức năng ví dụ như: tự lái mức độ 3, điều khiển hành trình, cân bằng điện tử, tự động đỗ xe, bao nhiêu túi khí, công suất pin xe, xe bán thị trường nào, mẫu sedan hay crossover, xe xăng hay điện, kiểu dáng vẽ như nào. Giai đoạn này sẽ cho ra bản tài liệu gọi là "Danh sách các chức năng của xe" được quản lý bởi kỹ sư trưởng. Mọi thay đổi trên bản danh sách này do kỹ sư trưởng kiểm soát.
2. Phân công các đội phụ trách làm bản thiết kế chi tiết cho từng module. Ví dụ đội động cơ điện sẽ viết bản mô tả các chức năng, đặc tính của động cơ điện, đội pin xe thì viết bản thiết kế cho pin. Đây là công việc được phụ trách bởi các kỹ sư như tôi. Bản thiết kế chi tiết thì rất là nhiều và sâu về kỹ thuật, ví dụ như con chip ECU có mấy IO, tín hiệu điều khiển của nó và tín hiệu giao tiếp với các ECU khác như thế nào. Các bản thiết kế được viết làm sao để hiện thực các chức năng của xe đã được xác định trong bước 1. Ví dụ để cho ra tính năng tự lái cấp độ 3 thì ngoài thiết kế của ADAS ECU (Autonomous driving) thì thiết kế của hệ thống trợ lực lái điện EPS (Electric Power Steering) cũng phải hổ trợ tự lái cấp độ 3 :D
3. Khi bản thiết kế các module xong thì sẽ sourcing cho supplier. Nghĩa là bản thiết kế sẽ được làm và sản xuất bởi các supplier. Ví dụ hệ thống trợ lực lái điện EPS thì sourced cho ZFLS, cân bằng điện tử thì sourced cho Bosch, hệ thống túi khí thí sourced cho Autoliv. Mỗi module vậy sẽ được tổ chức thành 1 dự án. Người phụ trách bản thiết kế module sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho dự án đó, gọi là component engineer. Mỗi dự án sẽ có nhiều supplier cùng bỏ thầu. Phê duyệt kỹ thuật thì do component engineer, còn phê duyệt giá cả là do phòng mua hàng. Supplier sẽ bỏ thầu bao gồm chi phí nghiên cứu phát triển và giá của mỗi part. Thường thì EOM sẽ chọn những supplier có bản thiết kế sẵn phù hợp, chỉ cần cấu hình lại phần mềm thôi. Nên chi phí R&D cho con chip như ECU cân bằng điện tử ESC thì tầm 1 triệu Biden, mỗi part của con ESC tầm 80 Biden. Việc thiết kế thêm tính năng cho module ngoài tính năng có sẵn thì rất tốn kém, ví dụ viết thêm phần mềm, đặc biệt thiết kế lại phần cứng của chip. Về phía supplier cũng sẽ có bản thiết kế chi tiết hơn cho module họ phát triển, sẽ được ký duyệt bởi component engineer từ phía OEM. Phía supplier gọi bản thiết kế này là technical specification, còn bản thiết kế bởi component engineer thì supplier gọi là customer requirement :D
4. Sau khi thống nhất các thiết kế kỹ thuật giữa OEM với supplier trúng thầu thì sẽ bàn kế hoạch hoàn thiện. OEM sẽ cung cấp kế hoạch làm và thử nghiệm xe mẫu, supplier sẽ cung cấp module mẫu với các mực độ hoàn thiện tương ứng với xe, thường gọi là A, B, C, D sample và chỉ sử dụng trong làm xe mẫu. Những module lắp trên xe bán ra gọi là series part. Việc phát triển xe mẫu qua các giai đoạn chính: thử nghiệm trong lab, xe mẫu prototype (PT), xe ký duyệt Launch signoff, xe sản xuất thử nghiệm Pilot production, và cuối cùng sau khi đã hoàn thiện thì sẽ là xe sản xuất hàng loạt series production. Xe dán decal đốm hay chạy thử nghiệm ngoài đường là xe hoàn thiện mức độ PT trở lên đến PP.
Làm sao để phân biệt đâu là nhà sản xuất xe OEM, đâu là doanh nghiệp lắp ráp xe? Rất đơn giản: OEM sẽ là doanh nghiệp đảm bảo thực hiện ít nhất các công việc thiết kế và phát triển xe như trên, còn xe lắp ráp là xe đã được hoàn thiện về thiết kế, doanh nghiệp chỉ tiến hoàng công đoạn cuối cùng là series production mà không có các công đoạn nghiên cứu và phát triển. Thường họ nhận về các part có sẵn về rồi ráp lên thì xe chạy được, bán được. Có chăng là họ sản xuất thêm các part đã được thiết kế hoàn thiện và ráp lên xe là được luôn. Đây là cách mà các doanh nghiệp như Thaco đang làm.
Thôi khuya rồi ngủ đã, nếu các thím có hứng thú thì tôi xin chia sẻ sâu thêm. Việc làm xe khá tốn kém và phức tạp nhưng không khó về mặt kỹ thuật như người ngoài ngành nghĩ.

Cũng định hướng theo cái này mà ko có người dẫn lối

Sent from BlackBerry BBB100-3 using vozFApp
 
Học hệ thống điện, đang đi lau dầu trên tuabin gió :beauty: Đúng là học điện thì ra chơi cái gì củng được. Anh em điện đi muôn nơi.
Xưa làm đồ án cái xe oto điện mà cái xác có sẵn mà làm củng chết lên chết xuống :shot:

via theNEXTvoz for iPhone
 
theo điện như này ngon hơn theo máy, kể cả ở trong xưởng cũng vậy, 1 xưởng 10 thợ máy thì chỉ cần 1-2 thợ điện là đủ rồi vì thấy toàn là xài máy kiếm pan, người sạch sẽ chứ ông thợ máy nào nhìn cũng dầu nhớt các kiểu, được cái tên oách "công nghệ kĩ thuật ô tô" mà chả theo được :D
 
Vậy cơ hội việc làm cũng không nhiều lắm nhỉ? Học trong ĐH chắc ra chui gầm ô tô là chủ yếu
Vậy fen chuyển qua làm cho supplier cũng được. Component development thì nhiều lắm, nhiều nhất là software dev and test. Mảng này cũng khá nhiều ở VN, lớn nhất là Bosch, FPT, Renasas...Vinfast cũng có component development luôn vì thay vì mua của supplier thì họ tự làm một số component như các OEM khác. Nói chung việc nhảy qua lại giữa vehicle integration với component development thì cũng không gọi là khó.
Còn việc chui gầm ô tô thường là kỹ thuật viên sửa chữa chứ. Nếu đang làm xe mẫu thì lâu lâu cũng chui gầm để debug ở xưởng làm xe mẫu.
 
Back
Top