kiến thức Chia sẻ kiến thức bảo hiểm xe ô tô

Mình có thắc mắc là tại sao người dùng có thói quen dồn vụ trường hợp xước xát nhỏ, xước dăm do đá bắn vào cuối năm để claim bảo hiểm một lần nhỉ? Rõ ràng:

1. Các vụ này khi xảy ra, thiệt hại sẽ dưới mức khấu trừ tối thiểu của BH (500-1tr/vụ).
2. Khi dồn lại 1 lần để làm cuối năm cho hơn mức khấu trừ, là gian lận bảo hiểm.

=> Sales nào nhanh trí bày trò cho khách để gian lận bảo hiểm vậy ??? :sweat:
cái này với người khác như thế nào mình không dám nói mà với mình, trừ vụ vỡ kính ra, còn toàn kiểu va quyệt nhẹ, xe thì phổ thông, nhiều khi ra gara hỏi ngta làm hết có 300k lấy xe trong ngày, giờ đi báo BH, mất 550k khấu trừ và ít nhất 2 ngày mới lấy đc xe ra thì mình cũng chọn dồn lại làm cho mất thời gian. Xe mình xước mà ông bạn làm sale còn bảo để nặng đi làm 1 thể, xước nhẹ thế làm làm gì cho mất sơn zin :surrender:
 
khách mình cũng nhiều người tự tin lái cứng mà cũng toàn những khách này bị tai nạn nặng. Tiên sửa quá cha tiền bảo hiểm
Xe tôi đang đỗ ở đường mà vẫn bị 1 ông phang vào đây này. Lái cứng nào đỡ được 🤪
 
Các anh làm BH trong topic này sẵn tiện giải thích cho anh em các trường hợp từ chối bồi thường của BH với.

1. Ai có quyền từ chối bồi thường (nhân viên BH tại hãng nói miệng hay phải cần văn bản từ công ty BH).
2. Các bằng chứng mà công ty BH thường kiểm tra để dựa vào đó ra quyết định từ chối bồi thường? Ví dụ: Xe thay lốp size khác đăng ký, tai nạn do lỗi bên thứ 3, trường hợp này có áp dụng thế quyền được không hay công ty BH sẽ lập lờ do xe đã độ chế nên không hỗ trợ?
1. Theo điều 17 luật Kinh Doanh bảo hiểm năm 2000 thì Công ty BH phải từ chối bằng văn bản nhé bạn

2. Cái này chưa hiểu ý bác lắm, nhưng nếu cty BH từ chối bồi thường thì phải căn cứ vào hợp đồng và quy tắc BH, nếu trong đó ghi rõ 5 trường hợp từ chối bồi thường mà bác rơi vào 1 trong 5 cái đó thì chắc chắn nó từ chối rồi, nếu ko rơi vào 5 trường hợp đó mà vẫn bị từ chối thì bác có thể cầm tờ giấy từ chối bồi thường đó để khởi kiện ra tòa
 
Mình có thắc mắc là tại sao người dùng có thói quen dồn vụ trường hợp xước xát nhỏ, xước dăm do đá bắn vào cuối năm để claim bảo hiểm một lần nhỉ? Rõ ràng:

1. Các vụ này khi xảy ra, thiệt hại sẽ dưới mức khấu trừ tối thiểu của BH (500-1tr/vụ).
2. Khi dồn lại 1 lần để làm cuối năm cho hơn mức khấu trừ, là gian lận bảo hiểm.

=> Sales nào nhanh trí bày trò cho khách để gian lận bảo hiểm vậy ??? :sweat:

Mình không nghĩ tốn thời gian là vấn đề, vì thiệt hại lớn (>1tr/vụ như hư vỡ kính, cản, rách thân xe, bể đèn,...) thì người dùng có ôm xe đi tiếp không?
Nếu BH chấp nhận người dùng claim trễ, claim 1 lần nhiều vụ, với điều kiện từng vụ nó đều khấu trừ mức tối thiểu (tách vụ, mỗi vết trầy tính 1 vụ), người dùng có chịu không?

Quan điểm của mình là không nên lan truyền kiến thức gian lận bảo hiểm như thế này, nó tạo tiền lệ xấu vì người dùng lúc nào cũng nằm thế yếu với công ty BH và vô tình đẩy chi phí bồi thường không đáng có lên cao, dẫn tới áp lực siết chi phí không hợp lý cho các trường hợp bồi thường lớn.

Cạnh tranh về giá là tự đào lỗ chôn mình. Đối với người dùng như mình, chỉ cần công ty nào tự tin có thể bồi thường mọi sự kiện bảo hiểm hợp lí cùng với cam kết thời gian xử lý nhanh chóng thì phí cao hơn thị trường 10-20% cũng k thành vấn đề.

Ví dụ đơn giản như trong topic này, anh em thường hay than là thời gian xử lý và giải quyết hồ sơ bảo hiểm chậm. Nếu có công ty bảo hiểm cam kết bồi thường ngay khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, không cần khách cung cấp hồ sơ công an, chỉ cần cung cấp hình ảnh, địa điểm làm căn cứ bồi thường thì sao?
Anh nói chuyện nó hơi "lý tưởng hóa" quá, thành ra thiếu thực tế.

BH nó tự biết giá thế nào là hợp lý, là lời cho nó, là vừa cho nhân viên của nó và đủ để hài lòng khách hàng. Nó tạo nên một sự phù hợp tương đối.

Trong cái thị trường gồm rất nhiều đối tượng: khách hàng, cty BH, nhân viên BH,... thì mối quan hệ đó nó sẽ lâu dài, phức tạp và nó sẽ tự dung hòa sao cho hợp lý (về chi phí, về dịch vụ,...), chứ ko tới lượt người dùng như mình phải lo đâu. Ngoài ra còn sự điều chỉnh của Nhà nước, sự ảnh hưởng của xã hội và sự phát triển của thế giới nó tác động vào.

Như tôi đây, gần Tết BH còn gọi tôi mang xe lên sơn sửa, thậm chí free phí trách nhiệm luôn (tức là đưa xe lên, ký giấy, 1-2 hôm sau lấy xe leng keng về). Tôi thậm chí chả mất công chụp ảnh hay báo cáo gì luôn, đỡ phiền phức bao nhiêu. Hãng họ cũng làm tổng cộng 1 lần, ko chia ra lẻ tẻ, họ cũng khỏe bao nhiêu (2 bên đỡ tốn chi phí, thời gian, công sức,...).

Năm sau họ lại mời tôi mua BH, tôi còn đc giảm 1/3 tiền vì năm trước xe chẳng bị hư hỏng gì (cái này ngoài việc ko gặp xui thì cũng là nhờ tôi cẩn thận nữa, chứ tôi mà đi xe ẩu, đậu xe lung tung thì có phải xe dễ hư, BH dễ mất tiền hơn ko).

Cả năm xước xát chục lần, đem vào nó làm 1 lượt. Thay vì cánh cửa xước 3 vệt đi làm 3 lần, thành 3 vụ, BH nó cũng phải sơn sửa lại đủ. Cái đít xe bị dăm vết móp, thay vì làm 5 lần BH, tốn tổng cộng nửa tháng thì tôi chỉ làm 1 lần, bên BH cũng chỉ gò và sơn 1 lần thôi, đỡ bao nhiêu chi phí, thời gian, nhân công rồi. Cả 2 bên cùng lợi.

Nhờ thế mà cả tôi và BH đều đc lợi, giảm chi phí, giảm thời gian công sức. Thế là năm sau 2 thằng lại vui vẻ bắt tay. Tôi chả phải chụp chọt và phiền phức chỉ vì 1 va quẹt nhỏ, thằng BH nó cũng chả mất công đi xử lý linh tinh cho tôi, hồ sơ nó cũng đơn giản, mọi thứ đơn giản.

Nôm na như kiểu anh đi ra vườn mà bị bẩn người, anh chạy vào nhà tắm rửa kỳ cọ, rồi lại ra, rồi lại bẩn,... nó mất công và ko hợp lý. Thay vì thế thì cứ ra mà làm cho xong việc, bẩn tí kệ nó, xong xuôi tắm 1 cái có phải là hiệu quả hơn hẳn ko?

Đấy, nói chung ko phải cái gì cũng cứ đúng như nguyên tắc là tốt, mà phải ứng biến. Tương tự như phí BH, cách BH xử lý vấn đề nhỏ,... nó mới như vậy. Chứ ko phải cứ Tây, cứ Mỹ là hay đâu, mà chắc là bên đó nó cũng linh động ầm ầm chứ ko cứng nhắc 1 cách lý tưởng và ko cần thiết như vậy. Cái mà anh nghĩ là "lợi dụng BH" đôi khi nó là cách tiện lợi và tối ưu nhất cho đôi bên đấy.

PS: Còn nếu có sự vụ lớn hơn, nghiêm trọng hơn? Oh, thì 2 thằng vẫn chơi đúng luật, chịu đúng trách nhiệm, theo đúng HĐ mà làm thôi.
 
Có thể bác không quan tâm phí cao hơn 10-20% nhưng người khác thì không bác ạ. Xe được bán nhiều nhất là xe phổ thông và người mua xe phổ thông họ cân đo đong đếm cũng nhiều vì tài chính cũng chỉ đạt ở mức vừa đủ. Bảo hiểm bây giờ chỉ là họ chưa muốn tăng giá chứ không phải họ hạ giá để bán bác ạ. Với cái giác hiện tại họ đã đạt đủ scale rồi thì họ tiếp tục duy trì thôi. Tăng giá nhiều khi lại không phải là tối ưu do phải đánh đổi 1 lượng khách hàng.
Không bạn ơi, bản chất bảo hiểm phi nhân thọ là lấy tiền trước và đền bù khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Công ty BH không đem tiền cho ai và cũng không đem tiền đi đâu, nó chỉ nằm trong tài khoản thôi. Việc tăng phí sẽ tăng dự phòng bồi thường của công ty BH, nới rộng room cho họ thẩm định và bồi thường đúng và cũng tăng biên lợi nhuận để họ còn tuyển người làm đúng nữa bạn ơi. Tăng phí tới một mức hợp lý là win-win cho cả công ty BH lẫn khách hàng.
Còn nếu claim đơn giản quá sẽ rất dễ bị trục lợi bác ạ. Chỉ cần nhìn qua hình ảnh thì làm sao biết được ai đúng ai sai? Bảo hiểm ở vn hay ở đâu cũng là bảo hiểm có điều kiện bác ạ. Bác phải thoả điều kiện thì họ mới đền bù.
Đền trước đã, đúng sai tính sau. Nếu khách sai thì yêu cầu thu hồi, có ô tô mà tính chạy đâu cho thoát? Tiền thì thanh toán cho hãng hoặc garage liên kết, có vô túi khách đồng nào đâu?
 
Anh nói chuyện nó hơi "lý tưởng hóa" quá, thành ra thiếu thực tế.
....
PS: Còn nếu có sự vụ lớn hơn, nghiêm trọng hơn? Oh, thì 2 thằng vẫn chơi đúng luật, chịu đúng trách nhiệm, theo đúng HĐ mà làm thôi.
Mình biết chuyện mình nói nó không khớp với cách các công ty BH đang lách tại Việt Nam. Tùy quan điểm thôi, thị trường quyết định hay nguyên tắc quyết định. Theo luật hay linh động để giữ khách. Cãi nhau giữa 2 cái này thì mãi k xong đâu.

Mình thấy chuyện lách những cái nhỏ nhặt nói chung không đáng và không tốt về lâu dài. Thay vì cứ uốn uốn éo éo quanh cái quy tắc BH đó, sao không sửa cha nó cho rồi? Sửa xong rồi thì ai cũng như nhau, không cần phải lên mặt hay xuống nước, đơn thuần là giao dịch thế thôi. :big_smile:
 
Mình biết chuyện mình nói nó không khớp với cách các công ty BH đang lách tại Việt Nam. Tùy quan điểm thôi, thị trường quyết định hay nguyên tắc quyết định. Theo luật hay linh động để giữ khách. Cãi nhau giữa 2 cái này thì mãi k xong đâu.

Mình thấy chuyện lách những cái nhỏ nhặt nói chung không đáng và không tốt về lâu dài. Thay vì cứ uốn uốn éo éo quanh cái quy tắc BH đó, sao không sửa cha nó cho rồi? Sửa xong rồi thì ai cũng như nhau, không cần phải lên mặt hay xuống nước, đơn thuần là giao dịch thế thôi. :big_smile:

Đơn thuần chỉ là chọn cách làm nào thuận lợi và tối ưu nhất cho CẢ 2 BÊN.

Một khi CẢ 2 BÊN đều đc thuận lợi và giảm chi phí thì mình tự thấy đó là cách làm tốt nhất, tối ưu nhất rồi. Làm theo nguyên tắc mà số lần đi làm BH của khách tăng lên 5-7 lần, và bên BH cũng mất công và chi phí gấp 5-7 lần thì chả ai đi tôn trọng cái nguyên tắc đó làm gì.

Ở đây ko ai lên mặt hay xuống nước, 2 bên vui vẻ lịch sự cả nhé. Thiếu nước rủ nhau đi nhậu thôi. Cũng chả có lách luật hay cố ý làm sai gì cả.

Còn khi xảy ra vụ việc lớn thì cứ theo luật mà làm, bảo đảm đúng - đủ quyền lợi và trách nhiệm đôi bên.

Mình cũng ko cãi nhau với bạn. Nói thẳng ra là mình thấy bạn đang áp dụng lý thuyết suông một cách chung chung mà chưa có sự tìm hiểu đủ sâu để hiểu bản chất vấn đề, nên mình giải thích và đặt ví dụ cho bạn hiểu thôi. Bạn thích sửa 10 vụ lặt vặt làm 10 lần thì BH cũng chịu thôi, nhưng sẽ là mất công và tốn kém cho cả 2, thay vì dồn lại sửa 1 lần, bạn hiểu ko?

Nghĩ xem, bị quẹt xước 1 tí -> gọi BH xử lý -> mang xe lên hãng sơn sửa -> mất công mất việc, mất thời gian, BH cũng tốn chi phí. 1 năm bị quẹt 10-15 lần thì đòi BH 10-15 lần. Đúng nguyên tắc đấy, nhưng có mất công và phí phạm ko? Rõ là mất thời gian, phí sức lao động, tốn kém chi phí rồi.

Ranh giới giữa làm đúng, làm theo nguyên tắc với cứng nhắc, dở hơi, ko ứng biến... nó gần lắm :byebye:

Bạn đừng nghĩ rất rất người sử dụng BH ô tô ở VN họ lại đi lợi dụng BH và hãng cũng ngu ngơ hoạt động sai nguyên tắc, còn chỉ có mỗi bạn là biết nên làm thế nào thì mới hợp lý. Cái mà bạn cho là đơn thuần và đúng đắn thì nó lại là cái gây ra tốn kém và phiền hà nên ngta ko áp dụng đấy (ít nhất là hiện nay).
 
1. Theo điều 17 luật Kinh Doanh bảo hiểm năm 2000 thì Công ty BH phải từ chối bằng văn bản nhé bạn

2. Cái này chưa hiểu ý bác lắm, nhưng nếu cty BH từ chối bồi thường thì phải căn cứ vào hợp đồng và quy tắc BH, nếu trong đó ghi rõ 5 trường hợp từ chối bồi thường mà bác rơi vào 1 trong 5 cái đó thì chắc chắn nó từ chối rồi, nếu ko rơi vào 5 trường hợp đó mà vẫn bị từ chối thì bác có thể cầm tờ giấy từ chối bồi thường đó để khởi kiện ra tòa
Cái điểm số 2 này mới là vấn đề, ai cũng biết là từ chối thì sẽ chiếu theo nguyên tắc hợp đồng thế này thế kia rồi đi khởi kiện abc, xyz. Nhưng vấn đề anh em đều quan tâm là làm sao cho nhanh, chứ nghe nói tới gửi đơn kiện thì chắc chỉ chửi đổng mà nghỉ, vì công sức bỏ ra quá lớn.
 
Không bạn ơi, bản chất bảo hiểm phi nhân thọ là lấy tiền trước và đền bù khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Công ty BH không đem tiền cho ai và cũng không đem tiền đi đâu, nó chỉ nằm trong tài khoản thôi. Việc tăng phí sẽ tăng dự phòng bồi thường của công ty BH, nới rộng room cho họ thẩm định và bồi thường đúng và cũng tăng biên lợi nhuận để họ còn tuyển người làm đúng nữa bạn ơi. Tăng phí tới một mức hợp lý là win-win cho cả công ty BH lẫn khách hàng.

Đền trước đã, đúng sai tính sau. Nếu khách sai thì yêu cầu thu hồi, có ô tô mà tính chạy đâu cho thoát? Tiền thì thanh toán cho hãng hoặc garage liên kết, có vô túi khách đồng nào đâu?
Phí bảo hiểm sau khi thu về sẽ được đi mua bond hoặc deposit lẫn shorterm cash bác ạ. Nguồn thu của bảo hiểm đến từ cả đầu tư lẫn nghiệp vụ. Việc tăng phí bảo hiểm đúng 1 phần như bác nói, tuy nhiên, thứ nhất là tăng phí là phải đánh đổi với một lượng khách hàng vốn có, thứ 2 tăng phí thì bác phải nộp biểu phí lại với BTC và bên BTC đồng ý thì mới được tăng. Tăng phí hợp lý thì đúng là tốt lên, nhưng tăng thế nào là đúng, chổ đó rất khó quyết định. Thông thường, cty bh sẽ chọn kiểm soát chi phí và bồi thường thay vì tăng phí.

việc trả bảo hiểm trước bất chấp đúng sai rồi đi đòi ngược lại trong trường hợp sai rất khó thực hiện bác ạ. Nếu khách hàng không trả thì sao? Thuê cty đòi nợ đi đòi? Rồi lại sinh ra thêm chi phí thuê để đi đòi nợ lại làm tăng chi phí hoạt động như vậy có phải là lựa chọn tốt? Fraud 1-2tr đã khó đòi, fraud cả tỉ thì lại càng khó đòi hơn nữa.
 
Đơn thuần chỉ là chọn cách làm nào thuận lợi và tối ưu nhất cho CẢ 2 BÊN.

....

Bạn đừng nghĩ rất rất người sử dụng BH ô tô ở VN họ lại đi lợi dụng BH và hãng cũng ngu ngơ hoạt động sai nguyên tắc, còn chỉ có mỗi bạn là biết nên làm thế nào thì mới hợp lý. Cái mà bạn cho là đơn thuần và đúng đắn thì nó lại là cái gây ra tốn kém và phiền hà nên ngta ko áp dụng đấy (ít nhất là hiện nay).
Đi mãi cũng thành đường :big_smile: .

Nghĩ xem, bị quẹt xước 1 tí -> gọi BH xử lý -> mang xe lên hãng sơn sửa -> mất công mất việc, mất thời gian, BH cũng tốn chi phí. 1 năm bị quẹt 10-15 lần thì đòi BH 10-15 lần. Đúng nguyên tắc đấy, nhưng có mất công và phí phạm ko? Rõ là mất thời gian, phí sức lao động, tốn kém chi phí rồi.
Không, quẹt xước 1 tí, nếu dưới mức miễn thường, tự đi sửa cho nhanh. Logic tôi bỏ tiền bảo hiểm ra rồi, cuối năm phải bù lại một tí cho tôi thì không hay :big_smile:
 
Không bạn ơi, bản chất bảo hiểm phi nhân thọ là lấy tiền trước và đền bù khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Công ty BH không đem tiền cho ai và cũng không đem tiền đi đâu, nó chỉ nằm trong tài khoản thôi. Việc tăng phí sẽ tăng dự phòng bồi thường của công ty BH, nới rộng room cho họ thẩm định và bồi thường đúng và cũng tăng biên lợi nhuận để họ còn tuyển người làm đúng nữa bạn ơi. Tăng phí tới một mức hợp lý là win-win cho cả công ty BH lẫn khách hàng.

Đền trước đã, đúng sai tính sau. Nếu khách sai thì yêu cầu thu hồi, có ô tô mà tính chạy đâu cho thoát? Tiền thì thanh toán cho hãng hoặc garage liên kết, có vô túi khách đồng nào đâu?
Mình ko hiểu 'đền trước đã, đúng sai tính sau' là thế nào, nhưng ko thể có chuyện đâu bác à
 
Đi mãi cũng thành đường :big_smile: .


Không, quẹt xước 1 tí, nếu dưới mức miễn thường, tự đi sửa cho nhanh. Logic tôi bỏ tiền bảo hiểm ra rồi, cuối năm phải bù lại một tí cho tôi thì không hay :big_smile:
Thay vì bắt bẻ 1 vài cái lặt vặt trong lập luận của mình (mình cũng chẳng rảnh để ràng buộc thật rõ từng ý). Thì bạn hãy nghĩ rộng ra về vấn đề làm sao cho tối ưu hóa. Đừng cứng nhắc và trung thành với những lý thuyết suông về nguyên tắc (nghe giống giọng điệu lý luận của sách self-help hay dân đa cấp lắm).

Người mua BH đều là người đã "bỏ tiền BH ra rồi", nhưng cách bảo vệ xe và trách nhiệm mỗi khách hàng mỗi khác nên chả có cái nguyên tắc nào cover cho hợp lý hết đc tất cả đâu, bởi thế mới có nhiều công việc cần đầu óc của con người chứ ko phải cái gì cũng máy móc. Còn cái chuyện đc chiết khấu, giảm giá và có ưu đã đối với khách hàng sử dụng là có trên quy định hẳn hoi đấy, nếu bạn thực sự dùng nhiều BH rồi thì chắc phải biết chứ nhỉ?

Mà chán cái tư duy của bạn quá, mình ví dụ về 10 lần làm BH nhỏ so với 1 lần làm BH tất cả, bạn tự biết thế nào là thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho đôi bên chứ. Dĩ nhiên đã làm BH thì nó nằm trong phạm vi BH chi trả rồi, còn trường hợp bạn đi sửa ngoài thì kệ bạn, đâu liên quan.

Còn nếu thực sự tự tin tới mức nghĩ chỉ bạn biết thế nào là đúng, là hợp lý còn đa số người dùng BH và cả các doanh nghiệp BH trên VN này (thậm chí cả thế giới) hoạt động sai, ko hợp lý thì cứ thoải mái đi thay đổi thế giới đi bạn :byebye:
 
Phí bảo hiểm sau khi thu về sẽ được đi mua bond hoặc deposit lẫn shorterm cash bác ạ. Nguồn thu của bảo hiểm đến từ cả đầu tư lẫn nghiệp vụ. Việc tăng phí bảo hiểm đúng 1 phần như bác nói, tuy nhiên, thứ nhất là tăng phí là phải đánh đổi với một lượng khách hàng vốn có, thứ 2 tăng phí thì bác phải nộp biểu phí lại với BTC và bên BTC đồng ý thì mới được tăng. Tăng phí hợp lý thì đúng là tốt lên, nhưng tăng thế nào là đúng, chổ đó rất khó quyết định. Thông thường, cty bh sẽ chọn kiểm soát chi phí và bồi thường thay vì tăng phí.

việc trả bảo hiểm trước bất chấp đúng sai rồi đi đòi ngược lại trong trường hợp sai rất khó thực hiện bác ạ. Nếu khách hàng không trả thì sao? Thuê cty đòi nợ đi đòi? Rồi lại sinh ra thêm chi phí thuê để đi đòi nợ lại làm tăng chi phí hoạt động như vậy có phải là lựa chọn tốt? Fraud 1-2tr đã khó đòi, fraud cả tỉ thì lại càng khó đòi hơn nữa.
Đời sống đi lên rồi, 20 năm trước ai nghĩ có người bỏ gần 1tr đi ăn tô phở bò Kobe thay vì tô phở 30k quán khác?

Tiền bồi thường giải ngân trực tiếp cho hãng hoặc garage liên kết, tóm lại chỉ để sửa chữa thiệt hại về tài sản. Khách hàng không nhận đồng nào, cũng không mất đồng nào, nếu có chỉ là tiền miễn trừ. Do đó, thiệt hại về tài sản là có và sửa chữa là cần thiết, tại sao không giải quyết cái này trước, còn trầm ngâm chuyện fraud?

Mình ko hiểu 'đền trước đã, đúng sai tính sau' là thế nào, nhưng ko thể có chuyện đâu bác à
Nói thẳng ra là tạm ứng bồi thường trong thời gian xử lý và giải quyết hồ sơ. Nếu đã mua full 2 chiều thì khách đúng -> BH đi đòi bên thứ 3, khách sai -> BH xử lý TNDS và thân vỏ.
 
Đời sống đi lên rồi, 20 năm trước ai nghĩ có người bỏ gần 1tr đi ăn tô phở bò Kobe thay vì tô phở 30k quán khác?

Tiền bồi thường giải ngân trực tiếp cho hãng hoặc garage liên kết, tóm lại chỉ để sửa chữa thiệt hại về tài sản. Khách hàng không nhận đồng nào, cũng không mất đồng nào, nếu có chỉ là tiền miễn trừ. Do đó, thiệt hại về tài sản là có và sửa chữa là cần thiết, tại sao không giải quyết cái này trước, còn trầm ngâm chuyện fraud?


Nói thẳng ra là tạm ứng bồi thường trong thời gian xử lý và giải quyết hồ sơ. Nếu đã mua full 2 chiều thì khách đúng -> BH đi đòi bên thứ 3, khách sai -> BH xử lý TNDS và thân vỏ.
Chổ bôi đậm ý bác là thế nào???

thế ý bác là đền cho garage/ hãng để họ sửa trước, rồi sau đó nếu sai thì đi đòi lại garage/hãng ?
 
Thay vì bắt bẻ 1 vài cái lặt vặt trong lập luận của mình (mình cũng chẳng rảnh để ràng buộc thật rõ từng ý). Thì bạn hãy nghĩ rộng ra về vấn đề làm sao cho tối ưu hóa. Đừng cứng nhắc và trung thành với những lý thuyết suông về nguyên tắc (nghe giống giọng điệu lý luận của sách self-help hay dân đa cấp lắm).

Người mua BH đều là người đã "bỏ tiền BH ra rồi", nhưng cách bảo vệ xe và trách nhiệm mỗi khách hàng mỗi khác nên chả có cái nguyên tắc nào cover cho hợp lý hết đc tất cả đâu, bởi thế mới có nhiều công việc cần đầu óc của con người chứ ko phải cái gì cũng máy móc. Còn cái chuyện đc chiết khấu, giảm giá và có ưu đã đối với khách hàng sử dụng là có trên quy định hẳn hoi đấy, nếu bạn thực sự dùng nhiều BH rồi thì chắc phải biết chứ nhỉ?

Còn nếu thực sự tự tin tới mức nghĩ chỉ bạn biết thế nào là đúng, là hợp lý còn đa số người dùng BH và cả các doanh nghiệp BH trên VN này (thậm chí cả thế giới) hoạt động sai, ko hợp lý thì cứ thoải mái đi thay đổi thế giới đi bạn :byebye:
Ừ, nên mới sinh ra forum để anh em thảo luận vào chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm xử lý các trường hợp với bảo hiểm nè. Mình thấy điểm bất hợp lý, thì nói ra, dưới góc độ khách hàng.

Mong muốn của mình là BH cải thiện cách làm việc để phục vụ khách tốt hơn. Hành động mình là mua BH và không cố tình làm mấy cái linh tinh và chia sẻ ý tưởng này đến mọi người.
Chổ bôi đậm ý bác là thế nào???

thế ý bác là đền cho garage/ hãng để họ sửa trước, rồi sau đó nếu sai thì đi đòi lại garage/hãng ?
Dễ hiểu mà, ai muốn bán BH rẻ thì cứ bán, chỗ khác bán mắc nhưng nhiều dịch vụ và khách hài lòng thì cứ bán, tại sao phải kéo cả ngành đi cùng nhau?

Nếu fraud thì đòi khách nhé, thiếu gì cách. Blacklist như CIC của Ngân hàng cũng là 1 cách.
 
Chào các bác, mình làm bảo hiểm phi nhân thọ (bao gồm bảo hiểm ô tô) đã nhiều năm, tự thấy nhiều bác còn mơ hồ về các loại hình bảo hiểm ô tô và lúng túng khi yêu cầu bồi thường từ các Cty BH nên em lập thread này với mục đích chia sẻ kiến thức và giải đáp thắc mắc, không mua bán gì ở đây nhé :D

Mong được các bác ủng hộ

Đầu tiên em giải thích một tí về các loại hình, các tên gọi sản phẩm bảo hiểm ô tô thường gặp, do chủ yếu các bác ở đây là chạy ô tô con nên những thứ liên quan đến xe tải, xe khách em không đưa vào đây nhé :ROFLMAO:

1. Bảo hiểm một chiều là gì: 8-)

- Tên gọi đúng và đủ của nó là “Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”;

- Tại sao lại gọi là bắt buộc, vì Chính phủ ta bắt buộc chủ xe phải mua loại hình bảo hiểm này (từ ngữ chuyên môn tí gọi là ‘tham gia bảo hiểm’) ai không mua nếu bị pikachu kiểm tra hành chính sẽ bị phạt :after_boom:

- Tại sao gọi là bảo hiểm một chiều: vì nó chỉ trả tiền bồi thường cho bên thứ 3 (chiều đi) chứ không có bồi thường cho bản thân chiếc xe ô tô mua bảo hiểm này (tức là không có chiều về), nên gọi nôm na là “bảo hiểm một chiều”

- Quyền lợi khi mua bảo hiểm một chiều này cụ thể như thế nào: :)

Ví dụ kinh điển: :rolleyes: khi các bác lái xe ô tô, chẳng may buồn ngủ khiến xe lạc tay lái tông vào 1 người đi xe máy cùng chiều, khiến người đi xe máy bị thương nặng, chiếc xe máy hư hỏng nặng. CSGT kết luận các bác lỗi 100% do chạy xe mà buồn ngủ. Khi này các bác phải bồi thường thuốc men, bồi dưỡng cho người đi xe máy (đây gọi là khoản bồi thường về người), phải sửa lại chiếc xe máy cho người ta (đây gọi là khoản bồi thường về tài sản). Sau khi bồi thường xong, bên xe máy bãi nại vụ việc cho các bác, các bác đem toàn bộ giấy bãi nại, hồ sơ CSGT, chứng từ bệnh viện (về người), chứng từ sửa xe máy nộp cho Công ty bảo hiểm, lúc này công ty bảo hiểm sẽ trả tiền lại cho các bác 2 khoản trên, mình nhấn mạnh là trả lại chứ không nói là trả lại 100% số tiền các bác bỏ ra nhé :eek: ; chính vìchỉ có chiều đi chứ ko có chiều về (sửa xe mình) nên gọi là bảo hiểm 1 chiều

- Công ty bảo hiểm trả lại cho các bác tối đa bao nhiêu tiền: theo quy định hiện hành (cụ thể là thông tư 04/2021/TT-BTC) thì mức chi trả về người tối đa là 150 triệu/1 người và 100 triệu về tài sản/vụ; tức là theo ví dụ trên, nếu người đi xe máy chết, các bác bồi thường cho gia đình nạn nhân 150tr thì BH trả lại 150tr; các bác bồi thường cho gia đình nạn nhân 100tr thì BH trả lại 100tr, các bác bồi thường cho gia đình nạn nhân 200tr thì BH trả lại 150tr; về xe máy, cty BH sẽ trả lại cho các bác tối đa là 100 triệu, nhưng không vượt quá thiệt hại thực tế, các bác đừng nghĩ thông đồng với gia đình bên kia làm giả hồ sơ sửa xe máy 100tr trong khi thực tế chỉ thiệt hại 20tr rồi lấy tiền chênh lệch ăn chia được đâu, CTY BH sẽ kiểm tra, nếu xe chỉ thiệt hại 20tr mà các bác có trả cho gia đình bên kia 100tr thì BH cũng trả lại bác 20tr mà thôi. 8-)

2. Bảo hiểm hai chiều là gì: :rolleyes:

Lúc nãy đã biết bảo hiểm một chiều (chiều đi), vậy còn chiều về (tức là bồi thường cho bản thân xe cái xe ô tô trên của các bác cũng bị hư hại khi tông vào xe máy) gọi là sản phẩm bảo hiểm “Vật chất xe”, có các bác gọi là bảo hiểm thân vỏ cho dễ hiểu cũng được nhưng chưa chính xác hoàn toàn, vì bảo hiểm vật chất xe bồi thường 100% xe chứ không chỉ có thân và vỏ :amazed:

Kết hợp cả 2 loại là “Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới” (chiều đi) và “Bảo hiểm vật chất xe” (chiều về) người ta gọi là bảo hiểm 2 chiều

Nhiều bác hiểu lầm BH “Vật chất xe” là BH 2 chiều là hiểu sai, phải kết hợp 2 cái mới gọi là BH 2 chiều

- Quyền lợi khi mua bảo hiểm “Vật chất xe” (VCX) này cụ thể như thế nào: :haha:

Như ví dụ bên trên, tông vào xe máy thì bản thân xe ô tô các bác cũng sẽ trầy xước, bể đèn bể kính… Nếu không mua BH VCX thì các bác tự bỏ tiền túi ra sửa, còn có mua thì Cty BH sẽ chi trả tiền sửa xe cho các bác, nhấn mạnh lần nữa là chi trả tiền sửa xe cho các bác, chứ không nói là chi trả 100% tiền sửa xe nhé

- Công ty bảo hiểm trả lại cho các bác tối đa bao nhiêu tiền: khi mua BH VCX, Cty BH sẽ trả 100% giá trị xe (giá trị xe ghi trên hợp đồng BH) nếu chẳng may xảy ra tổn thất toàn bộ

Ví dụ kinh điển: xe các bác gửi ở hầm chung cư Carina bị cháy năm 2019 khiến 13 người chết, hầm chung cư cháy khiến xe các bác cháy rụi trơ khung thì Cty BH sẽ trả 100% giá trị xe các bác (giá trị xe ghi trên hợp đồng BH) rồi sau đó thu cái khung xe về bán sắt vụn.:beated:

3. Những điều cần làm khi gặp tai nạn, hoặc va quẹt giao thông:

Muốn giải quyết BH êm xuôi gọn ghẽ thì mình khuyên thật các bác điều quan trọng nhất là trung thực, đừng cố đánh lừa Cty BH nhất là trong những vụ việc nghiêm trọng.:ah:

Khi tai nạn giao thông, va quẹt trên đường: cần tích cực cứu chữa người và tài sản, đồng thời giữ nguyên hiện trường và điện báo Công an khu vực và công ty BH theo số hotline in trên thẻ bảo hiểm. Kinh nghiệm là nên bật sẵn chế độ ghi âm cuộc gọi, sẽ rất cần thiết đấy.

Các bác có thắc mắc gì cứ hỏi, mình sẽ trả lời:rap:
bác có bán bảo hiểm thân vỏ ko, inbox cái
 
Ừ, nên mới sinh ra forum để anh em thảo luận vào chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm xử lý các trường hợp với bảo hiểm nè. Mình thấy điểm bất hợp lý, thì nói ra, dưới góc độ khách hàng.

Mong muốn của mình là BH cải thiện cách làm việc để phục vụ khách tốt hơn. Hành động mình là mua BH và không cố tình làm mấy cái linh tinh và chia sẻ ý tưởng này đến mọi người.

Dễ hiểu mà, ai muốn bán BH rẻ thì cứ bán, chỗ khác bán mắc nhưng nhiều dịch vụ và khách hài lòng thì cứ bán, tại sao phải kéo cả ngành đi cùng nhau?

Nếu fraud thì đòi khách nhé, thiếu gì cách. Blacklist như CIC của Ngân hàng cũng là 1 cách.
Bác nói đòi tiền mà mình thấy dễ như ăn kẹo vậy :D
 
Dễ hiểu mà, ai muốn bán BH rẻ thì cứ bán, chỗ khác bán mắc nhưng nhiều dịch vụ và khách hài lòng thì cứ bán, tại sao phải kéo cả ngành đi cùng nhau?

Nếu fraud thì đòi khách nhé, thiếu gì cách. Blacklist như CIC của Ngân hàng cũng là 1 cách.
Đòi khách thì đòi bằng cách nào? Khách Chây ỳ không trả thì sao? Họ trốn luôn thì sao? Bỏ vô blacklist thì có đòi được không? Bên ngân hàng có CIC để dò nhưng bên BH hiện tại chưa có hệ thống đánh giá chung nào cả bác. Data của thằng nào thằng đó tự giữ. Thậm chí bên ngân hàng dò ra khách hàng có nợ xấu nhưng chưa chắc đã đòi được, trong khi đó ngân hàng quy mô cty lớn hơn bảo hiểm cả chục lần.
 
Bác nói đòi tiền mà mình thấy dễ như ăn kẹo vậy :D

Đòi khách thì đòi bằng cách nào? Khách Chây ỳ không trả thì sao? Họ trốn luôn thì sao? Bỏ vô blacklist thì có đòi được không? Bên ngân hàng có CIC để dò nhưng bên BH hiện tại chưa có hệ thống đánh giá chung nào cả bác. Data của thằng nào thằng đó tự giữ. Thậm chí bên ngân hàng dò ra khách hàng có nợ xấu nhưng chưa chắc đã đòi được, trong khi đó ngân hàng quy mô cty lớn hơn bảo hiểm cả chục lần.
Cái này mình biết là rất khó đòi tiền trong trường hợp khách cố tình fraud và chây ì. Hiện tại chưa có hệ thống để các công ty BH kiểm tra lịch sử KH như bên NH. Cách giải quyết thì có thể là luật hóa như NH hoặc những biện pháp tương tự để tạo nên cơ sở dữ liệu về lịch sử khách hàng. Biết đâu trong đây có bạn nào làm ở cty BH hoặc Cục GSBH, đọc thấy phù hợp và đủ quyền để áp dụng thì sao?

Nhìn rộng ra thì ngành bán lẻ ở nước khác đã áp dụng được chính sách 72 giờ đổi trả khi không vừa ý. Ai cũng biết đưa ra chính sách này thì sẽ có khách lợi dụng xài xong đem trả không tốn tiền và thực tế cũng có trường hợp như vậy. Nhưng cửa hàng nào áp dụng chính sách này thì lợi thế cạnh tranh rất lớn. Ở Việt mình thì có TGDĐ, ai cũng biết hắn bán mắc hơn thị trường nhưng mà vô mua thì ai cũng chắc cái bụng là mình được phục vụ tốt nhất.

Để quánh giá tính khả thi thì còn dài, phải đụng vô tỷ lệ gian lận/claim thực tế,... Nhưng không làm thì bao giờ có?
 
Back
Top