[chia sẻ kinh nghiệm] cách chữa tự kỷ rất hiệu quả mình đã áp dụng

Baobao92

Senior Member
Bản chất ý thức vốn tĩnh lặng, tự do, an lạc, không hình tướng và không giới hạn.
Cảm xúc, suy nghĩ, cảm nhận, cảm giác,... có hình tướng và có giới hạn và luôn thay đổi. Có thể ví chúng như những con đường, những suy nghĩ lặp lại hay những ám ảnh kéo dài cũng như việc lặp đi lại những con đường cũ. Thư giãn giúp giải tỏa căng thẳng, thoát khỏi những con đường cũ, thoát khỏi những định kiến và lối mòn tư duy, giúp tâm trí tự do, an lạc hơn.

Nên để thân - tâm ở trạng thái bình thường nhất có thể: giống những lúc rảnh rỗi bạn thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim vậy. Ví dụ: nhiều người có thể ngồi lướt web hàng giờ liền vẫn cảm thấy thoải mái, nhưng lại không thể ngồi yên đc 15 phút nếu ko có gì để chơi là vì bị cuốn vào những cảm giác khó chịu bên trong, càng tập trung quan sát càng bị cuốn sâu vào chúng.

Nếu thấy căng thẳng thì nên mở mắt ra (để toàn thân bình thường như trước khi tập): hay như khi bạn đang đọc bài viết này, sự chú ý của bạn đang hướng ra bên ngoài, đồng nhất với không gian xung quanh, không bị cuốn vào sự hỗn loạn bên trong.


Giai đoạn 1: Quan sát trong hiện tại

Những suy nghĩ, cảm nhận, cảm giác bên trong giống như những con khỉ luôn thay đổi, luôn chạy nhảy. Cố gắng kiểm soát hay nắm bắt chúng chỉ gây căng thẳng và bị cuốn theo chúng, nên thả tự do cho những con khỉ, để chúng chạy đâu thì chạy.

Bước 1- Bình thản với mọi suy nghĩ và quan sát trong hiện tại: nó đến biết nó đến, nó đi để nó đi, không phản ứng (không tìm kiếm, không chạy theo chúng)

Lúc đầu sẽ có nhiều con khỉ, hỗn loạn, không nên cố tập trung đào sâu vào bên trong (càng bị cuốn vào sự hỗn loạn đó). Chỉ nhận biết trong hiện tại (không tìm kiếm), không phản ứng với chúng --> sự hỗn loạn sẽ giảm dần, tâm trí tự lắng xuống, cảm nhận được sâu hơn.

Bước 2 - Khi sự hỗn loạn sẽ giảm dần, tâm trí dần lắng xuống, tĩnh lặng thì buông bỏ, chủ động thoát khỏi những suy nghĩ, không bám trụ những cảm giác bên trong: để tránh hỗn loạn nên buông bỏ dựa trên nền tảng thư giãn, thuận theo hướng đi của những cảm giác bên trong (hạn chế tìm kiếm): nếu cảm giác sâu bên trong hướng sang bên phải thì buông xuôi sang bên phải, hướng sang bên trái thì buông xuôi sang trái, còn hướng xuống dưới thì buông xuống 2 chân (tương tự với phía trước hay phía sau).


Buông bỏ giúp tinh thần hưng phấn hơn những dề bị cuốn sâu vào sự hỗn loạn bên trong. Tâm trí tự do không chỉ giới hạn bên trong mà cần đồng nhất với cơ thể và hòa làm 1 thể với không gian rộng lớn xung quanh (như khi bạn đang ở giữa không gian bao la, rộng lớn, thả tự do cho những con khỉ bên trong, đê hòa làm 1 thể với không gian xung quanh). Sau khi tạm thoát khỏi những suy nghĩ thì nên dừng lại.

Bước 3 - Dừng lại, không làm gì cả, có thể mở mắt ra (để toàn thân bình thường, đồng nhất với không gian bên ngoài, không quá tập trung vào bên trong). Coi những cảm giác cơ thể là những con khỉ và để chúng tự do, chạy đâu tùy ý, không kiểm soát, không tác động đến chúng (nới lỏng, không nắm giữ, không bám trụ vào đâu, những “con khỉ” sẽ lan tỏa toàn thân).
Thư giãn lấy thân làm gốc (thân như cốc nước, tâm như mặt nước): 1 cốc nước bị khuấy động không thể lập tức lắng xuống được, chỉ cần không tác động, không làm gì cả tự nó sẽ lắng xuống: thả lỏng cơ thể (để mọi cảm giác giãn ra), không điều khiển suy nghĩ (như thả trôi con thuyền xuôi theo dòng nước), không làm gì cả, không tác động đến chúng (để "cốc nước"tự lắng xuống).



Giai đoạn 2: Cảm nhận bên ngoài



Bước 1 - Thực hiện như bài hít thở buổi sáng (hít sâu, thở dài ra để toàn thân bình thường), cảm nhận đôi chân như đang đi bộ trên mặt đất (khoảng 5-7 bước).
- Hít thở sâu (thả lỏng toàn thân), cảm nhận lần lượt các vị trí: thắt lưng -> bắp chân -> ngón chân và lòng bàn chân.
- cử động nhẹ 2 cánh tay, rồi cảm nhận lại các vị trí: thắt lưng -> bắp chân -> ngón chân và lòng bàn chân (như tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất).


Bước 2 - Thông qua cơ thể để cảm nhận, xác định hình dáng, vị trí với lần lượt vài đồ vật cụ thể trong không gian thực (vd: cánh cửa, cái bàn, cái quạt, cái cây,... xung quanh bạn) bắt đầu với những đồ vật ở gần sẽ dễ cảm nhận hơn.

Vì tâm trí luôn có xu hướng quan sát, bám trụ vào những thứ cụ thể nào đó, nếu bên ngoài không có gì để quan sát nó sẽ quay trở lại quan sát bên trong. Nên việc thông qua cơ thể để cảm nhận về những vật cụ thể bên ngoài, xung quanh bạn (chi tiết 1 chút) sẽ giúp tránh được việc đó.



Bước 3 - Hít thở sâu (thả lỏng toàn thân), cảm nhận đôi chân tự nhiên như đang đi bộ trên mặt đất (khoảng 5-7 bước). Không nắm giữ, không bám trụ vào đâu -> sau đó thông qua cơ thể cảm nhận không gian thực bên ngoài (để toàn thân bình thường, mọi cảm giác sẽ tự giãn ra hòa mình với xung quanh).


Bước 4 - Nhận biết hướng đi của cảm giác bên trong, sau đó thông qua cơ thể để cảm nhận, xác định hình dáng, vị trí vài đồ vật cụ thể trong không gian thực thuận theo hướng đi đó: nếu cảm giác bên trong hướng sang bên trái thì cảm nhận đồ vật bên trái bên trái, hướng sang phải thì cảm nhận những đồ vật bên phải, nếu hướng xuống dưới thì cam nhận đồ vật dưới chân (tương tự với phía trước hay phía sau).

Bước 5 - Thông qua cơ thể cảm nhận 2 đồ vật cùng lúc trong không gian thực. Sau đó nhận biết hướng đi của những cảm giác bên trong và cảm nhận 2 đồ vật cùng lúc thuận theo hướng đi đó.


Giai đoạn 3: Quán sát cơ thể

Bước 1 - Thực hiện như bài hít thở buổi sáng (hít sâu, thở dài ra để toàn thân bình thường), cảm nhận đôi chân như đang đi bộ trên mặt đất (khoảng 5-7 bước).
- Hít thở sâu (thả lỏng toàn thân), cảm nhận lần lượt các vị trí: thắt lưng -> bắp chân -> ngón chân và lòng bàn chân.
- cử động nhẹ 2 cánh tay, rồi cảm nhận lại các vị trí: thắt lưng -> bắp chân -> ngón chân và lòng bàn chân (như tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất).


Bước 2 - Nhận biết cảm giác từng bộ phận cơ thể (từng cánh tay, từng bắp chân, sống lưng, ngực, bụng): tùy theo cảm nhận cơ thể (không tìm kiếm).


Bước 3 - Tỉnh giác trong hiện tại (tự ý thức trong giây phút hiện tại), không nắm giữ, không bám trụ vào đâu -> Sau đó cảm nhận cảm giác cụ thể trên tứ chi (2 chân+ 2 tay).


Bước 4 - Nhận biết hướng đi của cảm giác bên trong, sau đó cảm nhận cảm giác cụ thể trên các bộ phận thuận theo hướng đi đó: nếu cảm giác bên trong hướng sang trái thì cảm nhận cảm giác cụ thể trên chân, tay trái; hướng sang phải thì cảm nhận cảm giác cụ thể trên chân, tay phải; nếu hướng xuống dưới thì cảm nhận cảm giác 2 chân.

Bước 5 - Dừng lại, không làm gì cả, có thể mở mắt ra (để toàn thân bình thường, đồng nhất với không gian bên ngoài, không quá tập trung vào bên trong). Nhận biết sự lan tỏa tự nhiên của những cảm giác trong hiện tại (1 cách liên tục, không gián đoạn, thuận theo sự lan tỏa tự do của chúng):
  • Nới lỏng, không tác động, không phản ứng để những cảm giác được lan tỏa tự do.
  • Không tìm kiếm để tránh hỗn loạn.
  • Thân - tâm đồng nhất với không gian bên ngoài, không quá tập trung vào bên trong để tránh bị cuốn vào sự hỗn loạn bên trong.

Chỉ cần không bị tác động, những cảm giác sẽ lan tỏa 1 cách tự do, liên tục. Bất kỳ phản ứng, tác động nào tới chúng đều khiến sự liên tục đó bị gián đoạn.

Sau đó dừng tập và không vội làm gì cả (nên mở mắt quan sát xung quanh và hít thở sâu để không bị cuốn vào bên trong), chờ 1 chút để toàn thân hoàn toàn bình thường, sau đó thì bắt đầu lại giai đoạn 1.
 
Last edited:
Bài này mình đăng 1 lần rồi, nay đăng lại cho anh em nào cảm thấy mình có vấn đề về sức khỏe tinh thần (tự kỷ, trầm cảm) cần được điều trị.

Bản thân tôi từ bé đã có những dấu hiệu bị tự kỉ, trầm cảm. Kiểu như thường cảm thấy không thoải mái, buồn vui vô cớ, nói rất ít, những suy nghĩ cứ lặp đi lặp lại, luẩn quẩn không thoát ra được. Ít nói ko phải vì ko thích nói mà vì không biết nên nói gì, cảm thấy việc nói năng rất khó khăn, tốn nhiều năng lượng, khó nói được những câu dài, câu nói cũng không đc lưu loát dễ hiểu, khó điều chỉnh ngữ điệu.
Điều này chắc không phải cá nhân mình bị. Mình biết nguyên nhân không phải vì suy nghĩ tiêu cực (đấy chỉ là phần ngọn), dù luôn điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực nhưng sự thay đổi rất hạn chế, ko mấy hiệu quả. Cái chính là ở những rối loạn thần kinh, những lối mòn tư duy trong não, có những vùng não kém hoạt động, không đồng đều. Thư giãn và buông bỏ là cách tái cấu trúc lại thần kinh, tăng kết nối, giúp não hoạt đồng đồng đều hơn

Từ khi tập thư giãn và buông bỏ, tình trạng đã cải hiện rất tốt. Mấy năm nay rồi ko thấy buồn. Tinh thần luôn thoải mái, tư duy rộng mở, linh hoạt, hiệu quả hơn rất nhiều.




PHƯƠNG PHÁP:

Thư giãn (cơ thể) => Buông bỏ (tự nhủ "kệ nó") => Dừng tập (toàn thân trở lại hoàn toàn bình thường như khi chưa tập)

(Sau khi "dừng tập" thì bắt đầu lại từ giai đoạn đầu "thư giãn", lặp lại quá trình đó)


Thiền quan trọng nhất là thoải mái. Không thoải mái thì dừng tập, mở mắt ra để toàn thân trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường như khi chưa tập.

Nguyên nhân của sự căng thẳng là do gượng ép, cố gắng kiểm soát sự hỗn loạn bên trong.
Với những người mới tâp thể hình dung đơn giản giống như 1 con thuyền lênh đênh trên mặt nước: cứ thả trôi, thả lỏng để cơ thể tự do, vô định giữa dòng nước. Hay như 1 cốc nước bị khuấy động cứ để nó động, không cần đè nén, không cần tác động vào nó, chỉ cần thời gian tự nó sẽ lắng xuống. (gặp vật cản thì buông bỏ, tự nhủ "kệ nó"). Không bám trụ hay neo đậu vào bất cứ thứ gì.






GIAI ĐOẠN 1 - THƯ GIÃN
(cơ thể)


* Lấy thân làm gốc (từ ngực trở xuống): thả lỏng cơ thể, không điều khiển suy nghĩ (thích nghi với trạng thái tự do, vô định)

Thế nào là thư giãn? Khi cơ thể mệt mỏi vì đi lại, di chuyển nhiều hay đang căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều thứ mà được nghỉ ngơi, không cần làm gì cả ---> cảm giác mệt mỏi tự động tan biến, đấy là thư giãn. Hoặc lúc này bạn đang rảnh rỗi ngồi hóng gió, lướt web, nghe nhạc (thỏa mãn với hiện tại: không vướng bận quá khứ, không bận tâm về tương lai) ---> cơ thể được thả lỏng, tâm trí tự do đó là thư giãn.

Bản chất của ý thức vốn tự do, không hình tướng, không biến động. Còn chấp niệm (cảm nhận, cảm giác, suy nghĩ,...) thì có hình tướng, luôn biến động, luôn thay đổi. Thư giãn cơ thể không phải là dập tắt, đè nén hay cố kiểm soát sự biến động đó. Nó động cứ để nó động (dập tắt cái này cái khác sẽ khởi lên không ngừng). Càng tập trung quan sát, bám trụ vào nó sẽ càng bị cuốn theo, bị động theo nó.

Ví dụ: 1 người cầm trên tay sợi dây, đầu dây kia được buộc vào 1 con khỉ. khi con khỉ tung tăng chạy chảy nó sẽ tác động lên người đó, khiến họ bị động theo. Càng nắm chặt, càng cố khống chế con khỉ theo ý mình thì áp lực lại càng tăng. Thay vì cố kiểm soát hãy buông lỏng sợi dây để con khỉ được tự do, nó thích chạy đâu thì chạy, không quan tâm đến nó nữa. Con khỉ ở ví dụ trên cũng như những suy nghĩ, cảm xúc, cảm nhận, cảm giác mà bạn quan sát đc vậy. Nó luôn biến động và thay đổi. hưng những chấp niệm (suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, cảm nhận,...) đó không phải là ta. Càng càng tập trung chú ý đến nó thì sợi dây đó càng siết chặt. Mọi sự cố gắng kiểm soát chúng đều dẫn tới căng thẳng, đè nén ==> Hãy thả tự do cho những "con khỉ", không điều khiển suy nghĩ. Để những suy nghĩ, cảm giác chạy đi đâu tùy chúng, không can thiệp, không quan tâm, không dõi theo chúng nữa.


>>> Mục đích thư giãn là để thân - tâm đồng nhất: cơ thể được thả lỏng, mọi cảm nhận được giãn ra (không bám trụ vào đâu cả) và lắng xuống <<<



.Thư giãn cơ thể lấy thân (từ ngực trở xuống) làm gốc , không quan sát những suy nghĩ, cảm nhận trên đầu. Như con thuyền lênh đênh trên mặt biển, cứ thả trôi để nó tự do. không điều khiển suy nghĩ, không phản ứng lại: đứng ngoài sự biến động của nó, để "cốc nước" bên trong tự lắng xuống.



* Thân-tâm ở trạng thái bình thường nhất có thể (giống như khi khi đang đọc bài viết này, hòa mình không gian rộng lớn xung quanh) - không bám trụ vào những cảm giác cụ thể, không cố gắng kiểm soát sự hỗn loạn bên trong



1 vấn đề hay gặp phải khi thư giãn cơ thể đó là rất dễ bị cuốn vào những cảm giác, cảm nhận bên trong. Như người bị cuốn giữa dòng nước có xu hướng tìm kiếm, bám trụ vào thứ gì đó. Khi nhắm mắt theo bản năng chúng ta thường hướng sự quan sát, chú ý vào những cảm giác, cảm nhận cụ thể bên trong. Nhưng bản thân những cảm nhận, cảm giác đó như những con khỉ luôn biến động, luôn thay đổi. Càng quan sát càng bị bám dính, bị cuốn theo nó, không đi đến đâu cả. Khi bị cuốn vào mớ hỗn độn bên trong, không thoát ra được ==> dẫn đến phản ứng lại bằng cách kiềm chế, kiểm soát, dập tắt nó nhằm thoát khỏi sự hỗn loạn đó.


Để tránh bị bám trụ vào những cảm giác bên trong nên:

Để thân - tâm ở trạng thái bình thường nhất có thể: (giống những lúc rảnh rỗi bạn thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim vậy)

Ví dụ: nhiều người có thể ngồi lướt web hàng giờ liền vẫn cảm thấy thoải mái, nhưng lại không thể ngồi yên đc 15 phút nếu ko có gì để chơi. Thư giãn cũng nên ngồi bình thường, thoải mái như khi lướt web, nghe nhạc vậy. Lúc đó có thể nhiều người tự hỏi ngồi thể để làm gì? Rồi sau đó làm gì nữa? Chính sự thắc mắc đó đang đánh mất hiện tại, đừng quan tâm phải làm thế nào hay làm gì tiếp theo, được ngồi thoải mái, tự do thư giãn là sự hưởng thụ rất lớn.

Cũng giống như khi bạn đang đọc bài viết này: sự chú ý của bạn đang hướng ra bên ngoài (màn hình), không bị cuốn vào bên trong.


Thử hình dung bạn đang ở giữa không gian bao la, rộng lớn. Cơ thể đc thả lỏng, hòa mình với không gian rộng lớn bên ngoài. không bám trụ vào những cảm giác bên trong (thả cho những "con khỉ" bên trong được tự do muốn chạy đâu thì chạy, không quan tâm, không dõi theo quan sát nó nữa):




có thể hình dung về một số đồ vật cụ thể nào đó bên ngoài (như cánh cửa, cái bàn, cái quạt, cái cây,... xung quanh bạn):
Vì tâm trí luôn có xu hướng quan sát, bám trụ vào những thứ cụ thể nào đó, nếu bên ngoài không có gì để quan sát nó sẽ quay trở lại quan sát bên trong. Nên việc hình dung về những vật cụ thể bên ngoài, xung quanh bạn (chi tiết 1 chút) sẽ giúp tránh được việc đó.

Hình dung sơ qua về vị trí, cấu tạo, hình dáng, màu sắc... của chúng, sẽ giúp chuyển hướng tâm trí ra ngoài, thoát khỏi sự bám dính vào bên trong.


Lưu ý:

* Mở mắt ra:
Thư giãn không nhất thiết phải nhắm mắt, mở hay nhắm không quan trọng. Nếu mở mắt mà thấy hỗn loạn thì nhắm lại, nếu nhắm mắt mà bị cuốn vào những cảm nhận, cảm giác bên trong thì ==> mở mắt ra.

* Dừng tập:

Đói thì ăn, ngứa thì gãi, mỏi lưng thì dựa tường, thư giãn mà thấy không thoải mái thì không thư giãn nữa. Nếu bị cuốn vào bên trong, càng vùng vẫy càng hỗn loạn và căng thằng ==> cách đơn giản và hiểu quả nhất (với tôi) là dừng tập.

Dừng tập để toàn thân (từ chân đến đầu) trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường như trước khi tập, mọi sự bám dính vào bên trong sẽ tan biến.



GIAI ĐOẠN 2- BUÔNG BỎ

(tự nhủ "kệ nó")



Không phân tích, không quan sát xem niệm nào nên nắm, niệm nào nên bỏ, tất cả đều là chấp ngã ==> tất cả đều buông bỏ, không bám trụ vào đâu cả ("kệ nó" - không quan tâm chứ không cần phải dập tắt nó).

Sau khi thư giãn cơ thể (không điều khiển suy nghĩ) có được 1 khoảng thời gian ngắn an trú trong trạng thái tĩnh lặng, tự do, vô định nơi thân. Theo bản năng nhiều người sẽ hướng sự quan sát vào trạng thái đó cố níu kéo, duy trì trạng thái tự do, tĩnh lặng này. Nhưng chính việc quan sát, níu kéo trạng thái đó lại hạn chế sự tự do của chính nó và dẫn tới việc tìm kiếm, bị thu hút bởi những kích thích, cảm nhận bên trong. Hãy chấp nhận thực tế không duy trì trạng thái đó được lâu,
những "ngọn sóng" mới sẽ tiếp tục khởi lên. Không tìm kiếm sự tĩnh lặng (vì sẽ dẫn tới đè nén), cũng không quan sát những "ngọn sóng" mới (sẽ bị cuốn theo nó) --> thay vào đó hãy buông bỏ, tự nhủ "kệ nó".




Ví dụ: bạn đang ngồi hóng gió, thấy phía xa có gì đó như đang chuyển động (kích thích sự chú ý) phản ứng thông thường là hướng sự chú ý vào đó xem nó là gì. Bất kể nó là cái gì thì bạn cũng đang bị chính "cái thấy" đấy dẫn dắt (đấy là chấp niệm). Dù sau đó có buông bỏ, thì những hình ảnh đó đã in hằn vào tâm trí rồi, rất khó buông. Thay vì quan sát rồi mới buông thì hãy buông bỏ, tự nhủ "kệ nó" từ khi kích thích đó chưa rõ ràng, thậm chí không cần biết nó có thật tồn tại hay không.

♡ Lưu ý:



GIAI ĐOẠN 3: DỪNG TẬP

(là cách thư giãn và buông bỏ hiệu quả nhất)

Thiền quan trọng nhất là thân thể thoải mái, tâm trí tự do, an lạc. Giai đoạn thư giãn, buông bỏ thường không kéo dài lâu (có thể chỉ khoảng 1-2 phút) liền bị bám dính vào những cảm nhận, cảm giác bên trong. Càng cố gắng, gượng ép => càng căng thẳng. Để giải thoát khỏi sự khó chịu đó thì cách hiệu quả nhất "dừng tập": mở mắt ra, để toàn thân từ chân đến đầu (nhất là đôi chân) trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường như khi chưa tập (như khi bạn đang đi lại hàng ngày), mọi suy nghĩ, cảm giác được thả ra tự do:

Thư giãn mà không thoải mái ==》dừng tập
Buông bỏ mà bị dính mắc ==》dừng tập


* Để hoàn toàn giải thoát khỏi mọi dính mắc bên trong (cả thân lẫn tâm) thì bạn nên thực hiện 3 bước quán ngoài thân như sau (nên thực hiện thường xuyên mỗi lần dừng tập):








Giống như người ngồi lâu ở 1 tư thế thấy tê mỏi, khó chịu chỉ cần thay đổi tư thế hoặc đứng dậy đi lại, lập tức cảm giác tê mỏi biến mất, thay vào đó là sự thoải mái (ngay lập tức và ngắn ngủi). Sau giai đoạn "dừng tập" (để thoát khỏi mọi bám dính bên trong) toàn thân đã trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường như khi chưa tập, mọi khó chịu sẽ biến mất, thay vào đó là cảm giác thoải mái, an lạc (chỉ trong khoảnh khắc rất ngắn, rồi biến mất).


♡ Lưu ý:


*** Nên dừng tập thường xuyên, liên tục: mỗi buổi tập có thể dừng tập, thực hiện 3 bước quán ngoài thân hàng trăm lần, rồi bắt đầu lại. Dừng tập vừa là thư giãn cũng vừa là cách buông bỏ hiệu quả nhất. Như việc tập xe đạp, mới đầu đạp vài cái là ngã xe, ngã rồi thì bắt đầu lại.
Đức.

via nextVOZ for Android
 
Ông thớt đếch biết thế nào là tự kỷ.
Còn ko phân biệt đc tự kỷ và rối loạn lưỡng cực nữa mà chỉ ngta chữa, cũng chả thấy nói đi khám đc bác siz xác định là tự kỷ mà chỉ "có dấu hiệu tự kỷ" chắc tự chuẩn đoán từ google cmnr.
Đứa nào tự kỷ thật làm theo thì toang vl.
Mình có thằng em tự kỷ đây, nó ngáo vl lắm. Đi khám đàng hoàng, nó ở nước ngoài, học trong trường dành riêng cho những đứa như nó luôn nên mình biết 1 đứa tự kỷ trông như nào
 
mình cũng từng bị ít nói, ko bik nói gì, nói luẩn quẩn ko có ngữ điệu làm người khác khó hiểu dc vấn đề, nhưng sau này nhận ra nó ko phải bệnh mà dạng như bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường, nhất là ở 1 mình quá lâu, còn khi ở trong môi trường khác có sự tương tác giữa mọi người thì bản thân từ từ sẽ bị cuống theo luôn và đôi khi cái đó biến bạn thành người nói nhìu, người nhìu chuyện, người ăn nói thái hóa
nhưng khi bị đưa về tình trạng như trên thì 1 tgian bản thân sẽ bị thay đổi lại như cũ

via theNEXTvoz for iPhone
 
gọi là gì cũng đc, đại loại là những vấn đề vế tinh thần kiểu như thế
bệnh lí người ta có thể ảnh hưởng đến tính mạng mà anh bảo là gọi là gì cũng được? học trò tôi có đứa bị tự kỷ, bị bạn nó đánh trong lớp vì tụi nhỏ đéo biết tự kỷ là cái gì đây. Anh ngồi đó thở ra câu xem nhẹ vấn đề như vậy vô hình chung bình thường hóa bệnh tự kỷ à? Anh có hiểu được bản chất tự kỷ là gì không?
 
bệnh lí người ta có thể ảnh hưởng đến tính mạng mà anh bảo là gọi là gì cũng được? học trò tôi có đứa bị tự kỷ, bị bạn nó đánh trong lớp vì tụi nhỏ đéo biết tự kỷ là cái gì đây. Anh ngồi đó thở ra câu xem nhẹ vấn đề như vậy vô hình chung bình thường hóa bệnh tự kỷ à? Anh có hiểu được bản chất tự kỷ là gì không?
nếu bạn gọi đấy là rối loạn lưỡng cực thì cứ coi cách của tôi giúp cải thiện rối loạn lưỡng cực đi. còn bạn hiểu tự kỷ là gì thì bạn cứ nói. Tôi xem trên mạng thấy người ta mới chỉ nhận biết tử kỷ thông qua những dấu hiệu bên ngoài (những dấu hiệu đấy tôi đều bị cả), còn cụ thể nguyên nhân là gì thì vẫn chưa chắc chắn
 
Last edited:
Còn ko phân biệt đc tự kỷ và rối loạn lưỡng cực nữa mà chỉ ngta chữa, cũng chả thấy nói đi khám đc bác siz xác định là tự kỷ mà chỉ "có dấu hiệu tự kỷ" chắc tự chuẩn đoán từ google cmnr.
Đứa nào tự kỷ thật làm theo thì toang vl.
Mình có thằng em tự kỷ đây, nó ngáo vl lắm. Đi khám đàng hoàng, nó ở nước ngoài, học trong trường dành riêng cho những đứa như nó luôn nên mình biết 1 đứa tự kỷ trông như nào
Tự kỷ người ta thường chỉ gọi là hội chứng rối loạn phổ tự kỷ vì mới chỉ nhận biết, đánh giá thông qua những dấu hiệu bên ngoài, chưa tìm ra nguyên nhân chính xác về mặt sinh học. Bạn thấy em bạn ngáo, nhưng chưa chắc biểu hiện ngáo đấy đã là căn cứ để nhận biết tử kỷ ở những người khác
 
Tự kỷ người ta thường chỉ gọi là hội chứng rối loạn phổ tự kỷ vì mới chỉ nhận biết, đánh giá thông qua những dấu hiệu bên ngoài, chưa tìm ra nguyên nhân chính xác về mặt sinh học. Bạn thấy em bạn ngáo, nhưng chưa chắc biểu hiện ngáo đấy đã là căn cứ để nhận biết tử kỷ ở những người khác
Ko phải thấy nó ngáo, mà nó đi khám rồi, bác sĩ xác định rồi là trẻ tự kỷ, như kiểu bẩm sinh bị chứ ko phải do gia đình, vì 2 đứa chị nhà nó vẫn vui vẻ bth, nó từ nhỏ đã vậy luôn.nên mới phải vào trường riêng
 
cảm ơn thớt viết rất chi tiết, mình đang tập theo thấy có hiệu quả thật. Nhưng mình vẫn chưa rõ bước dừng tập cho lắm. Thớt có thể giải thích tóm tắt bước dừng tập lại cho mình được không?
 
cảm ơn thớt viết rất chi tiết, mình đang tập theo thấy có hiệu quả thật. Nhưng mình vẫn chưa rõ bước dừng tập cho lắm. Thớt có thể giải thích tóm tắt bước dừng tập lại cho mình được không?
Giống như 1 người ở lâu 1 tư thế, cơ thể dần ê ẩm, tê nhức, cố gắng kiểm soát sự ê ẩm tê nhức chỉ dẫn tới đè nén, căng thẳng. Đơn giản chỉ cần thay đổi tư thế sự căng thẳng sẽ biến mất, thay thế bằng sự thoải mái ngay lập tức (nhưng chỉ trong khoảnh khắc rất ngắn).
Khi thư giãn và buông bỏ thì sự tự do của tâm trí thường không duy trì được lâu và liên tục. Sẽ dần bị dám dính vào những cảm giác, cảm nhận cụ thể bên trong. Dùng ý nghĩ để kiểm soát nó chỉ dẫn tới căng thẳng, đè nén và bii cuốn vào sự hỗn loạn bên trong.
Đơn giản chỉ cần dừng tập, mở mắt ra, thay đổi tư thế để toàn thân trở lại trạng thoái hoàn toàn bình thường như khi chưa tập, thì sự thoải mái sẽ đến ngay lập tức.
3 bước quán ngoài thân giúp chấm dứt hoàn toàn sự bám dính đó.

Thời gian đầu việc giúp cảm thấy thoải mái hiệu quả nhất đến từ việc dừng tập chứ không phải từ thư giãn hay buông bỏ.
Bạn nên chú trọng nhiều hơn đến việc dừng tập hoàn toàn, cứ thực hành dừng tập với 3 bước quán ngoài thân vài lần sẽ thấy hiệu quả của nó thôi
 
Last edited:
mình đã tham vấn cho rất nhiều bạn (dù mình không có chuyên môn tâm lý học)
1 điều mình luôn NHẮC NHỞ các bạn ấy rằng:

1 người chỉ bị TRẦM CẢM, OCD,... KHI HỌ CÓ XÁC NHẬN CỦA BÁC SỸ ở bệnh viện chuyên môn nhé.

Đi phán vớ vẩn báo mod giờ.
 
Để xác nhận Ai đó bị OCD, Trầm cảm, chính bác sỹ cũng phải cho làm các kỹ thuật đo lường bằng máy móc như điện não, ...
Mới xác nhận số liệu có phù hợp biểu hiện không.
MÀY PHÁN BẬY QUÁ thớt nhé.

Vd: 1 người TC sẽ không có quyết tâm tự tử bằng 1 người VỠ NỢ đâu, họ cũng sẽ không buồn liên tục lâu dài bằng 1 đứa thất tình.
Nên
Không thể nói đứa muốn tự tử do vỡ nợ và đứa buồn mấy tháng do tình cảm là BỊ TRẦM CẢM được.
 
Để xác nhận Ai đó bị OCD, Trầm cảm, chính bác sỹ cũng phải cho làm các kỹ thuật đo lường bằng máy móc như điện não, ...
Mới xác nhận số liệu có phù hợp biểu hiện không.
MÀY PHÁN BẬY QUÁ thớt nhé.

Vd: 1 người TC sẽ không có quyết tâm tự tử bằng 1 người VỠ NỢ đâu, họ cũng sẽ không buồn liên tục lâu dài bằng 1 đứa thất tình.
Nên
Không thể nói đứa muốn tự tử do vỡ nợ và đứa buồn mấy tháng do tình cảm là BỊ TRẦM CẢM được.
Bạn muốn nói gì? Tôi cũng không hoàn toàn bị trầm cảm, không buồn bã đến mức muốn tự tử. Chỉ đơn giản là khó kiểm soát cảm xúc, cảm xúc không rõ ràng, thường thì không vui cũng không buồn, nhưng cũng không hoàn toàn ổn định, còn nhiều biểu hiện khác như khó giao tiếp bằng mắt, khó biểu cảm nét mặt, khó đọc tâm lý người khác. Tôi chưa đi khám bác sĩ nên không có kết luận bệnh từ bác sĩ, nếu bạn ko coi là tự kỷ thì gọi nó là hội chứng xyz gì đấy na ná kiểu tự kỷ đi.
 
Last edited:
@summon99 anh ơi, mình tìm hiểu về cái ngành tâm lý này thì sách nào cơ bản mà ít thuật ngữ quá chuyên khoa nhỉ???
Mình có tham gia tư vấn ở 1 số cộng đồng bệnh này (nay còn tham gia 1 nhóm), nhưng muốn chuyên sâu hơn 1 tí.
 
gọi là gì cũng đc, đại loại là những vấn đề vế tinh thần kiểu như thế
Đã gọi cái tên không đúng thì đừng có bày đặt chỉ cách chữa. Rồi người ta đem cách của anh đi áp dụng cho người tự kỷ thật thì sao? Nói năng gì vô trách nhiệm thế?
 
Back
Top