Chia sẻ kinh nghiệm và kinh phí tổ chức đám cưới/hỏi

shadteezz

Đã tốn tiền
Hi các thím, đợt này vừa cưới hỏi xong xuôi, mà chợt nhớ ra là trước mình tìm thread trên Voz về vấn đề này mà chẳng có, nên mình chia sẻ những gì đã gặp của bản thân, mong là cũng có thể giúp được thêm anh em nào đó chuẩn bị lập gia đình.

Mình sẽ cố list ra dưới dạng timeline cái gì mình làm trước thì viết trước, trong thực tế không nhất thiết phải theo thứ tự như thế, những tiệm mình liệt kê ra mình sẽ không để số điện thoại, để tránh hiểu nhầm là đang quảng cáo này kia!

1, Lập bảng Excel

Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị cho việc cưới xin của tụi mình là lên kế hoạch, list ra những thứ theo format dưới đây:
  • Công việc
    • VD: Chụp ảnh
  • Đơn vị tính:
    • VD: Lần
  • Số lượng: Dự kiến/Thực tế
  • Đơn giá: Dự kiến/Thực tế
  • Thành Tiền: Dự kiến/Thực tế
  • Người chi: Nhà trai/Nhà gái
  • Nhà cung cấp
  • SĐT nhà cung cấp
  • Ngày dự kiến
  • Tình trạng: Chưa làm/Đang làm/Đã xong
  • Thông tin thêm:
    • VD: Đi chụp ảnh phải tự mang áo sơ mi
Việc lập bảng kế hoạch trước và có dự kiến của từng khoản chi giúp tụi mình rất nhiều trong việc chủ động trong công việc, cân đối chi tiêu, cũng như có nhận định mơ hồ về việc sẽ tốn tổng bao nhiêu tiền cho từng hạng mục và cả đám cưới. Update thêm công việc là việc xảy ra bình thường, vì nhà mình cũng cưới lần đầu tiên nên nhiều thủ tục hay việc làm không biết cho đến lúc cần làm.

2, Xác định ngày ăn hỏi, ngày làm đám cưới

Tuỳ mỗi gia đình mà kế hoạch của các ngày này sẽ khác nhau, có nhà sẽ làm tất cả cùng 1 ngày, có nhà sẽ làm riêng và giãn ra khoảng 1 tuần, có nhà như nhà mình thì giãn ra hẳn vài tuần. Mỗi cái sẽ có cái lợi và cái hại riêng, ví dụ như:
  • Làm chung 1 ngày:
    • Ưu điểm là tiết kiệm chi phí hơn, không phải dựng rạp thuê phông bạt thành 2 lần.
    • Nhược là rất mệt và thời gian bị căng.
  • Làm cách ngày:
    • Ưu điểm là thời gian chuẩn bị thoải mái hơn.
    • Nhược là chi phí sẽ tăng thêm, thời gian nghỉ làm cũng dài ra.
Nhưng điều tối quan trọng trong bước này là phải thực sự tìm ra tiếng nói chung giữa 2 gia đình, một là 1 nhà theo nhà còn lại, ví dụ nhà trai hoàn toàn để nhà gái quyết, hai là tự xem và tìm ngày trùng. Nhưng việc xem ngày này nên được hoàn thành trước thời gian cưới khoảng 4-5 tháng, lí do là vì sau đó các thím sẽ phải đi đặt hội trường nếu làm ở nhà hàng, và không đặt sớm thì méo có chỗ mà đặt đâu, vì ngày đẹp là ngày đẹp của mọi nhà.

Như bản thân mình thì đưa 2 nhà qua thưa chuyện tầm đầu tháng 7 (mình sẽ chỉ dùng dương lịch trong post nhé) để xin qua lại, đến giữa tháng 7 là để xác định thời gian tổ chức ăn hỏi và đám cưới, và đến cuối tháng 7 đầu tháng 8 để đi đặt chỗ.

Trong lúc xác định ngày, các thím cũng nên nhờ phụ huynh áng chừng sẽ mời khoảng (k cần chính xác) bao nhiêu khách, để từ đấy khoanh vùng tìm được những nhà hàng/hội trường phù hợp với tiêu chí.

3, Chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới

Tuỳ yêu cầu và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà sẽ có 3 phương án chính cho việc tổ chức tiệc cưới:

  • Thuê nhà văn hoá:
    • Ưu: không cần đặt trước quá xa, chi phí rất rẻ so với các phương án còn lại, chỉ rơi vào tầm 2tr-2tr5/mâm 10.
    • Nhược: ở một số nơi chỗ ngồi/chỗ gửi xe cho khách sẽ hạn chế, trang trí cảnh quan đám cưới cũng sẽ không đẹp bằng các phương án còn lại.
  • Thuê hội trường:
    • Ưu: Đẹp, lịch sự hơn so với phương án nhà văn hoá, kích thước phòng ốc cũng phong phú hơn, chí phí ở tầm giữa, tầm 2tr5-4tr/mâm 10.
    • Nhược: Cũng cần báo sớm, và nhiều hội trường chỉ chuyên tổ chức sự kiện, k tổ chức đám cưới nên các dịch vụ đi kèm cũng sẽ không bằng. Chi phí tuy rẻ hơn nhưng cũng phải tự thuê ngoài nhiều cái, tốn thời gian hơn.
  • Thuê trung tâm tổ chức đám cưới:
    • Ưu: Đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ lễ nghĩa nghi thức, gần như không phải làm gì thêm.
    • Nhược: Chi phí cao nhất, từ 4tr5->10tr/mâm 10, phải đặt rất sớm nếu không sẽ không còn chỗ.
Mình chọn phương án cuối, tổ chức tại trung tâm tổ chức tiệc cưới, đi xin báo giá của những trung tâm ở vị trí mà mình thấy là hợp lí, sau đó check chéo những yêu cầu như số lượng khách, giá tiền mâm để chọn ra phương án phù hợp nhất.

Ở thời điểm hiện tại thì các trung tâm sẽ hoạt động theo barem như sau:
  • Báo ngày giờ, báo phòng cưới muốn chọn
  • Đặt cọc khoảng 10-20tr để giữ chỗ
  • Trước ngày cưới khoảng 1 tháng sẽ gửi báo giá cỗ chính xác ( vật giá có thể thay đổi theo tgian)
  • Khi được báo giá cỗ, chọn cỗ và đặt cọc từ 50-90% hợp đồng (bọn Trống Đồng là 90% đó đọc k sai đâu)
  • Sau khi dùng xong tiệc sẽ thanh toán nốt phần còn lại của hợp đồng
Sau khi đi loanh quanh mấy chỗ, mình chọn bên Tiệc cưới Hoàng Gia 2 ở Nguyễn Thị Định Hà Nội. Bên này giá tương đối mềm, đợt rồi mình tổ chức mâm 10 có cả rượu bia nước ngọt giá dưới 5tr, các dịch vụ khác cũng tính hết vào tiền mâm rồi ( Đm Trống Đồng Cảnh Hồ phát nữa, đòi thu 2tr mấy tiền gửi xe), đặt cọc cũng 50% và hôm đó chạy chương trình cũng êm.

Update tiếp ở post dưới nhé gõ dài quá
 
4, Chụp ảnh cưới

Mình chụp ảnh cưới ngay tầm đầu tháng 8, sau khi đặt địa điểm cưới xong xuôi. Thực ra làm như vậy thì cũng hơi cực vì tháng 8 Hà Nội khá nóng, nên phương án khả thi chỉ là chụp trong nhà (studio) chứ khó chụp ngoại cảnh được. Bù lại thì mát mẻ đỡ vất vả hơn chụp ngoại cảnh. Còn bình thường các đôi thì mình thấy cách tầm tháng tháng rưỡi trước khi cưới mới đi chụp, vì thời gian đó mát mẻ, chụp ngoại cảnh cũng đỡ hơn.

Các thím đi chụp thì dù chụp tháng nào cũng nên cố nghỉ và chọn khung từ thứ 3 tới thứ 5, bớt đông hơn hẳn, chứ các hôm khác mà cứ vừa chụp vừa chờ các đôi khác chụp rất cực.

Mình chụp gói 10tr của bên Tú Art, session chụp khoảng 4 tiếng, sẽ phải di chuyển lên phố Huế chờ make up cho cô dâu độ khoảng tiếng tiếng rưỡi sau đó bắt xe taxi ra studio chụp ảnh. À quên hôm chọn gói kí hợp đồng còn sẽ phải thử vest thử váy nhé, sẽ mất đâu đó khoảng 2-5 tiếng cho phần đấy nữa, nên các thím nên sắp xếp thời gian đi thử đồ cho hợp lí.

Thành phẩm nhận được sẽ là 1 album ảnh, 2 cái ảnh phóng treo tường, 2 ảnh nhỏ để bàn, 1 cái slide chiếu hôm cưới. Bên chụp ảnh cũng có cho mượn vest và váy cưới để mặc hôm cưới, nếu thím nào k quá quan trọng hình thức và tổ chức kiểu eco tiết kiệm thì đây hoàn toàn không phải là một deal tồi.

5, Thuê đồ mặc hôm ăn hỏi/đám cưới

Với các thím mà bình thường toàn quần đùi áo phông như mình thì điều kiện bắt buộc là phải đi mua sẵn cái áo sơ mi, cái quần tây và mua hoặc mượn đôi giày tây, cái thắt lưng, vì mấy món mình nhắc ở trên sẽ không cho thuê.

Hồi đầu mình tính là may luôn bộ vest mặc luôn cả 2 ngày, giá cũng giao động chỉ khoảng 3-5tr thôi, nhưng vợ khoái ăn hỏi mặc áo dài, ăn cưới mặc váy vest nên thôi thuê cho kinh tế. Còn nếu may và mặc 2 ngày, sau bộ vest là của mình thì sẽ rẻ hơn đi thuê.

Bọn mình cũng hơi sai là đi thử đồ sớm quá, nếu các thím đi thuê đồ, nên đợi gần đến ngày, cách khoảng tháng tháng rưỡi hãy đi thuê, bởi vì lúc đó sẽ có nhiều mẫu mới. Thời gian đi thử đồ đạc cũng sẽ chiếm của các thím khoảng từ 6-12 tiếng đấy, vì thử mấy cái váy lâu vãi chè, mặc ra mặc vô mệt lắm. Thử đồ nam thì nhanh hơn, hoặc vì mình không kĩ tính.

Đồ thì thường các bên sẽ chung barem như thế này:
  • Chọn mẫu để quán giữ lại không cho thuê nữa.
  • Thanh toán đợt 1 và cọc phí bảo quản đồ (sẽ trừ nếu lúc trả lại có hư hỏng) khi lấy đồ hôm hỏi.
  • Thanh toán đợt 2 khi lấy đồ hôm cưới
  • Trả cọc khi trả đồ cưới
Họ cũng sẽ để các thím thử lại đồ trước 4 ngày, lấy đồ trước 2 ngày, và trả đồ sau 1 ngày. Vì sao thử lại trước 4 ngày, thì vì béo gầy thay đổi nên k sửa xa được mà gần ngày mới sửa.

Mình thuê đồ ở bên tên là Myla Bridal/Rose Wedding. Tổng cộng gồm 2 áo dài nam nữ ngày ăn hỏi, 1 váy cưới, 1 bộ vest kèm cavat ngày cưới, tổng vệ sinh hết 8tr5.

Hôm đó vợ mình không lấy váy đi bàn, nên mặc váy cưới đi các bàn chào tiệc sẽ hơi vướng, nên sau nếu vợ các thím không mặc váy dạng ôm, thì recommend là thuê thêm váy đi bàn, để khúc đi lại mời rượu các bàn đỡ vất vả.

6, Mua nhẫn cưới

Cái này thì thực sự là tuỳ mắt và điều kiện kinh tế từng người, như tụi mình thì đi xem ở mấy chỗ to to kiểu PNJ, Mạnh Hải, Huy Thanh, thích đâu lựa đấy thôi. Cuối cùng chốt mua ở PNJ.

Bước này thì cũng không nhiều lưu ý lắm, ngoại trừ việc là nếu xem trên website có cái nào ưng, thì cứ ra chi nhanh gần nhà nhất bảo họ lấy về cho xem trực tiếp, tại vì không phải cứ có trên web là ra chi nhánh nào cũng có. Sau khi đặt tiền thì khoảng 10-15 ngày sẽ có hàng về rồi ra thanh toán nốt ( tại việc có size vừa cả 2 vợ chồng khó lắm)

À ngta hay bày là cặp nhẫn nhưng thích chọn nam ở cặp này, nữ ở cặp kia thoải mái nhé.

Nhớ mang nhẫn cưới đi chụp ảnh cưới nữa, nên bước này phải làm trước bước chụp ảnh cưới đấy. Mình may là hẹn ngày chụp ảnh cưới xa nên vẫn kịp lấy nhẫn về trước
YQtAH0E.png


7, Đặt tráp

Tuỳ theo việc nhà gái yêu cầu thế nào, mà số lượng tráp và số lượng người bê tráp sẽ thay đổi, nếu làm kiểu cơ bản thì là 5 tráp gồm tráp trầu cau, tráp rượu thuốc lá, tráp hoa quả, tráp bánh cốm bánh xuxe và tráp chè,sen.

5 tráp này mình làm ở chỗ người quen giới thiệu nên cũng không nhớ tên hiệu là gì, chỉ nhớ địa chỉ ở số 1 Hàng Đậu.

Đặt tráp thì đặt sớm hay muộn cũng được, vì đằng nào đặt sớm thì đến gần ngày các thím cũng sẽ phải nhắn nhắc người ta thôi, vào vụ cưới mấy nhà này làm hết công suất lắm không nhớ gì đâu.

Đội này cũng sẽ liên kết hết với các dịch vụ làm phông bạt dựng rạp cho thuê người bê tráp này kia nên nếu muốn gom vào một chỗ thì cứ hỏi.

Bao nhiêu tráp thì có bấy nhiêu cặp nam nữ, các bạn bê tráp này thì tiền công mặc định là 100k, và tiền lì xì mặc định là 100k, các thím có thích cho thêm thì cho. Có thể chọn các bạn bê tráp mặc gì cho phù hợp với quần áo cô dâu chú rể.

Tráp thì mình lấy loại 6tr/5 tráp, vì cái này là người quen làm nên cũng không tìm hiểu sâu, báo bao nhiêu trả từng đó. Có thể chọn tone màu của tráp

Bên tráp sẽ mặc định cho thêm các thím 1 vài thứ như: 3 phong bì to đựng lễ đên, 10 phong bao lì xì đựng tiền lì xì cho các bạn bê tráp, 5 chữ hỷ dán ô tô, 50 cái túi nhỏ để nhà gái chia quà về cho mọi người, và mấy quả pháo giấy. Qua trải nghiệm thì các thím nên đi mua thêm cái pháo hoa hồng vì pháo bắn để chụp ảnh rất nhiều, mà pháo hoa hồng đẹp và sạch hơn pháo giấy.

Một lưu ý nho nhỏ nữa là cứ nhắc trước cho nhà gái là dán phong bì lễ đen ở tráp nào, nhà vợ mình hôm đấy còn không biết cho đến lúc dỡ quà ra cho mọi người xong xuôi rồi. Phong bì lễ đen thì 2 nhà cứ thương thảo trước với nhau cho thoải mái, cái này không cố định nên mình cũng sẽ không đưa con số vào.

Lưu ý to là cái tráp xong việc cũng không được vứt đi mà phải mang trả cho người ta.
 
Last edited:
8, In thiệp mời

Sau khi có ngày giờ địa điểm, là có thể in thiệp cưới. Nhưng cũng khuyên mọi người là thiệp cưới in được nhanh, nên là nên in cách ngày cưới khoảng 45 ngày, để vừa đi mời, nhưng cũng không quá xa để giấy in bị xuống cấp ố màu.

Thiệp cưới thì thượng vàng hạ cám, thêm cái ảnh là xxx đồng, thêm cái nơ là yyy đồng, nhưng các loại basic kiểu dễ nhìn về cơ bản sẽ có giá rơi vào tầm 2000-3000đ một chiếc cho đơn giá từ 300 chiếc, tuỳ số lượng khách định mời mà ra số lượng. Khoản này là khoản ít tốn kém nhất trong đám cưới vì thường thì tốn độ 1tr quay đầu. Thêm nữa là hiện nay rất nhiều khách không cần thiệp chỉ cần nhắn tin nên thiệp cũng sẽ thừa tương đối nhiều, không cần in thừa ra so với đầu khách đâu vì đằng nào cũng thừa.

Hạng mục này vợ làm ở chỗ nào đó trên FB tên là Hẻm thiệp cưới đẹp.

9, Chụp phóng sự cưới

Chụp phóng sự cưới là chụp hôm ăn hỏi và đám cưới, khác với chụp ảnh cưới (pre-wedding) là chỉ 2 vợ chồng á các thím. Cái này thì giá sẽ trung bình khoảng 3tr/thợ/buổi. Mình thì không máu mê chụp ảnh lắm nhưng mọi người có vẻ thích nên có lẽ nó cũng là một khoản đáng đầu tư.

Ngoài việc màu ảnh nước ảnh mỗi người một mắt ra, thì mấy dịch vụ này ăn nhau ở người thợ đến chụp có chuyên nghiệp không, có bắt được những góc tự nhiên không, biết quy trình làm lễ như nào không ( rất nhiều nghi thức mình không rõ, quay ra hỏi thợ ảnh biết hết vì đi quá nhiều đám rồi), và biết pha trò tạo không khí thoải mái, hướng dẫn mọi người hợp tác chụp ảnh.

Thấy có cả dịch vụ quay phim ghi hình nữa, nhưng hôm đó mình không dùng.

Hôm đó mình thuê 1 thợ cho ngày hỏi, và 2 thợ cho ngày cưới, tổng hết 8tr5. Dịch vụ dùng của bên WANGO Wedding Film.

10, Thuê xe

Bên nhà gái mình ở cùng thành phố và cũng chủ động trong phương tiện nên vụ thuê xe này mình khá khoẻ, chỉ phải thuê 2 xe 16 chỗ chở người nhà trong 2 buổi cưới hỏi, và xe dâu trong ngày cưới.

Nhà mình di chuyển hơi phức tạp, đón trả ở nhiều điểm, nên dù xe đi trong nội thành Hà Nội, mỗi chuyến đón trả khoảng 4-5 điểm, chạy từ tầm 7h sáng và kết thúc lúc tầm 11h giờ sáng, tốn của mình 1tr5/cuốc xe 16 chỗ.

Xe hoa thì nhờ được bạn nên không mất tiền, các thím có người quen có xe chở đi thì cũng sẽ tiết kiệm được khoản đó, tiền hoa xe dâu sẽ giao động từ 1tr-1tr5, bao gồm hoa dán trên xe, hoa cầm tay của cô dâu và hoa cài ngực của chú rể. Thường xe dâu cũng sẽ chở cái tráp trầu cau nhỏ nhỏ đi xin dâu , giá khoảng 2-300k.

Bình thường thì chi phí thuê xe dâu bên ngoài sẽ rơi vào khoảng 1-3tr tuỳ loại xe theo mình tham khảo trên google, nhưng khoản này nhờ được nên không mất phí.

Lưu ý cực kì quan trọng là luôn luôn đặt xe sớm, có thời gian buffer, không bao giờ được đặt xe sát giờ, nhất là khi làm vào ngày thường. Đôi khi sớm 45' một tiếng lại là đúng giờ.

11, Make up

Mình thì không mất, nhưng nghe report thì cũng phải đặt ngày và dậy sớm để make up, chi phí make up cho 1 mẹ 1 con 1 buổi là khoảng 2tr5, bao nhiêu buổi thì cứ thế nhân lên.

12, Thuê rạp

Dựng rạp đám cưới đám hỏi sẽ có một số hạng mục chính để quy ra tiền, đó là:
  • Dựng cái rạp, bao gồm trang trí trần đèn rèm đèn, trải thảm cỏ, giá ~ 80k/m2
  • Bàn ghế nơ ghế ấm chén đĩa bày bánh kẹo hoa để bàn, giá 300k/bộ
  • Cổng hoa, giá 2tr/mẫu
  • Phông, giá từ 2-3tr/mẫu
  • Có nhu cầu thuê thêm loa đài MC thì thêm khoảng 2-3tr
Cái dựng rạp có lưu ý duy nhất là đội này mùa cưới thường siêu bận, thế nên luôn giữ họ ở lại chỉnh cho thuận mắt mình rồi hãy cho đi, vì rất dễ là một đi không trở lại.

Hôm ăn hỏi xong, nếu nhà gái mời khách ở lại ăn cơm, có thể đặt luôn đội làm rạp này nấu cỗ.
Về chi phí thì ngoài tổng chi phí như trên, đội này cũng thường chỉ yêu cầu cọc ~25%, sau đó khi làm xong thu dọn đồ đạc rồi cũng mới thanh toán phần còn lại.

Nên note mượn những cái cần trong 2 ngày như cái trụ đựng tráp ngày ăn hỏi hay cái khung dựng ảnh ngày cưới để họ mang đi.

13, Một số lưu ý ngày hỏi

Trong ngày hỏi thì sẽ cần làm những việc này:
  • Đừng ngủ quên
  • Nhà trai tập trung trước cửa nhà cô gái
  • Tiến vào
  • Đại diện 2 nhà phát biểu
  • Dâu rể lên thắp hương gia tiên, phục vụ trà nước mọi người
  • Chụp ảnh gia đình cùng tráp
  • Chụp ảnh cùng đoàn bê tráp, bạn bè
  • Đại diện phát biểu cảm ơn , đi về
=> thì cần lưu ý là nhờ ai là người đại diện, trưởng đoàn phát biểu thì phải nhờ trước ít nhất 1 tuần, nên đưa một cái thiệp cưới có tên tuổi của bố mẹ và cô dâu chú rể để người đại diện không ớ.

Trước một hôm thắp hương bàn thờ gia tiên
13, Một số lưu ý ngày cưới

Trong ngày hỏi thì sẽ cần làm những việc này:
  • Đừng ngủ quên
  • Nhà trai tập trung trước cửa nhà cô gái
  • Tiến vào
  • Đại diện 2 nhà phát biểu xin dâu
  • Rể lên đón dâu
  • Dâu rể lên thắp hương
  • Xuống và đại diện nhà gái đồng ý cho xin dâu
  • Trao quà (optional)
  • Lên xe tiến về nhà trai
  • Thắp hương ở nhà trai
  • Chụp ảnh và đại diện 2 nhà phát biểu
  • Tiến ra hội trường làm tiệc
  • Dâu rể chụp ảnh, bố mẹ đón khách
  • Làm lễ cắt bánh, rót rượu, trao nhẫn trên sân khấu
  • Đi cùng bố mẹ ra từng bàn mừng rượu
  • Xong xuôi thì lại ra chụp ảnh tiễn khách ra về
  • Kết thúc chương trình
=> thì cần lưu ý là nhờ ai là người đại diện, trưởng đoàn phát biểu thì phải nhờ trước ít nhất 1 tuần, nên đưa một cái thiệp cưới có tên tuổi của bố mẹ và cô dâu chú rể để người đại diện không ớ.
 
Last edited:
lưu ý đừng mới thiệp vozer nhé, đi ăn bỏ thiệp 500k tiền mừng còn bỉ bôi nói lên nói xuống
JgETfa1.gif
 
Cưới xong thấy sai lầm lớn nhất của mình đó là tiền mừng cưới không tự bóc mà đưa cho mẹ. Cứ tưởng là đưa hết cho bố mẹ nhưng xong mới biết là thằng nào mừng cho mình nó đưa riêng để mình bóc, mình ghi sổ sau còn đi lại. Mẹ có ghi lại nhưng có những cái ghi không rõ ràng nên có 1 đám bị nhầm. Thằng đấy học cùng thằng em trai ruột mình, mình học cùng anh trai nó nhưng chơi với cả 2. Nó gọi hỏi sao tao mừng mày 1tr mà mày mừng lại tao có 500k :)) thế là phải giải thích các kiểu. Lúc mừng thì mình có hỏi lại cẩn thận thằng em trai là bọn mày thường đi anh chị bao nhiêu? Nó bảo tầm 300k, mình mừng 500k chắc oke. Giờ thì cứ phải mừng cao lên so với mặt bằng chung 1 chút để tránh trường hợp như vậy!
 
Cưới xong thấy sai lầm lớn nhất của mình đó là tiền mừng cưới không tự bóc mà đưa cho mẹ. Cứ tưởng là đưa hết cho bố mẹ nhưng xong mới biết là thằng nào mừng cho mình nó đưa riêng để mình bóc, mình ghi sổ sau còn đi lại. Mẹ có ghi lại nhưng có những cái ghi không rõ ràng nên có 1 đám bị nhầm. Thằng đấy học cùng thằng em trai ruột mình, mình học cùng anh trai nó nhưng chơi với cả 2. Nó gọi hỏi sao tao mừng mày 1tr mà mày mừng lại tao có 500k :)) thế là phải giải thích các kiểu. Lúc mừng thì mình có hỏi lại cẩn thận thằng em trai là bọn mày thường đi anh chị bao nhiêu? Nó bảo tầm 300k, mình mừng 500k chắc oke. Giờ thì cứ phải mừng cao lên so với mặt bằng chung 1 chút để tránh trường hợp như vậy!
bên mình thì mình cũng để phụ huynh mở phong bì, vì khách của mọi người là chủ yếu, nhưng phụ huynh cũng rất tâm lý, để lại phong bì của bạn bè cho mình tự mở :big_smile:

hồi viết bài này là các cụ chưa mở phong bì, có thể sẽ update thêm sau nếu có thời gian
 
Nhà mình vừa cưới xong, chia sẻ thêm các kinh nghiệm xương máu bổ sung cho cả đám của mình tương lai:
  • Viết thư mời để tránh bị khinh: nên ghi rõ ràng mạch lạc đầy đủ tên nhà nào ngay bìa hoặc ít nhất khi mời nói rõ, để tránh bị khách hiểu nhầm thay vì ghi vào mặt trong của thiệp.
  • Nếu đặt tiệc, khách đông thì thỏa thuận trước với quản lý/bếp trưởng để chuẩn bị, thu dọn thức ăn thừa, dọn dẹp cho đồng bộ, nhanh chóng.
  • Chuẩn bị trước tiếc mục đặc sắc, hãy mời trước những người có khả năng hát hò + khuấy động đám đông, liên hệ ca sỹ không chuyên kiêm mc và kèm bạn bè hát hay, hoạt ngôn để câu giờ, tránh cháy mic, hoặc kết đám thiếu hợp lý.
  • phát biểu nên ưu tiên người có kinh nghiệm, chứ bố mẹ/ người nhà nhiều khi mệt nên nói năng sẽ nguy cơ thều, nhầm từ. Nếu chú rể biết lái xe trước mấy ngày thì nên nhờ người khác lai xe dùm nếu đi xa, vất vả.
  • Chuẩn bị, trang trí phòng tân hôn, phải làm trước từ nhiều ngày rảnh, mua bóng bay vật dụng, cho trẻ con lăn phòng trước lấy hơi.
 
Last edited:
Đừng bao giờ nghĩ sức một người hay cả nhà có thể cân hết được việc, dù có là chuẩn bị trước. Tốt nhất trước một tháng, hay chuẩn bị các mối quan hệ tốt và đáng tin nhất cùng hỗ trợ đám cưới, đã tin tưởng đúng người thì việc sẽ hanh thông nhiều lắm. Đám bé tầm trăm người đổ lại ko sao, đám to từ 500-1000 khách đổ lên, cần rất nhiều người hỗ trợ và tiếp khách dọn dẹp, bầy mâm, góp ý, kể cả có đủ tiền thuê tiệc cưới thì nguy cơ lãng phí và sự cố vẫn xảy ra như thường.
À, còn kinh nghiệm chi tiết chọn ngày + giờ cưới + lễ bái tổ tiên + phong thủy chắc trong đây nhiều thím trẻ nên thôi mình ko dám nói. Muốn đông khách nhất thì tổ chức vào chủ nhật, cuối năm. Muốn ngày giờ đẹp + hoàn hảo nhất thì phải lựa trước 4-6 tháng để bốc ngày, đúng thời điểm vàng thì sẽ tối ưu việc đặt lịch và chuẩn bị,
Chú rể muốn lên hình hoàn hảo thì đầu tư giảm cân, nặn mụn, làm tóc giả ( tùy bác) nhưng ko được chủ quan uống rượu sát ngày cưới quá đà, hỏng việc lớn + tiếp khách.
Nên tập dược trước 1-2 lần với mc và ban tổ chức để tránh lóng ngóng, bất ngờ, bối rối, ko được phép chủ quan dù có kinh nghiệm đi nữa.
Cần phải chuẩn bị trước trường hợp tiệc áp cưới, khi khách ko đi đám đến trước, tăng đột biến người + thiếu nước pha trà + quà bánh + dưa lê, hướng dương. Tốt nhất, giao phó trước người thân ứng phó + chuẩn bị thừa bánh kẹo tí, để gia đình tập trung tiếp khách.
Nhà mình dính rồi, mong các bác đi sau sẽ có góc nhìn tốt hơn :v
Nếu đề ra đúng nguyện vọng và làm tốt các khâu chuẩn bị kết hợp ngày giờ đẹp các thứ đúng thứ tự thì gần 70% là đám sẽ ok rồi, tham vọng quá sức cũng chết mà làm hèo guột càng nghẻo, hãy làm ở mức phù hợp, biết dừng, biết đủ.
 
Last edited:
Muốn đông khách nhất thì tổ chức vào chủ nhật, cuối năm.
những cái khác thì có cái giống có cái khác với thím, nhưng cái này thì chắc tuỳ nhà đấy. Nhà mình ít khách thì thích cuối tuần, nhưng nhà gái công chức nhiều, họ thích làm buổi trưa, đi cùng nhau cho đủ mâm, xong xuôi chiều về làm việc tiếp, cuối tuần nghỉ ở nhà ngại đi.
6ugzqjz.png
 
những cái khác thì có cái giống có cái khác với thím, nhưng cái này thì chắc tuỳ nhà đấy. Nhà mình ít khách thì thích cuối tuần, nhưng nhà gái công chức nhiều, họ thích làm buổi trưa, đi cùng nhau cho đủ mâm, xong xuôi chiều về làm việc tiếp, cuối tuần nghỉ ở nhà ngại đi.
6ugzqjz.png
Muốn đi nhanh thì lựa giờ trưa ý bác, chứ cuối tuần, mọi người sẽ rảnh hơn, đội ko đi thì toàn đi trước áp ngày gửi trước phong bì, còn rảnh mà ở nhà ngại đi thì chết dở, khách có vẻ ko thân lắm hoặc đi trả lễ là chính :v à mà đám em ở tỉnh thôi, chứ hn chúng nó tổ chức giờ trưa nhiều lắm,
 
View attachment 2833529
Của mình cách đây hơn 1 năm nhé.
con số từng phần thì khác nhưng tổng thể thì khá tương đồng với nhà mình
viYfUx5.png

Muốn đi nhanh thì lựa giờ trưa ý bác, chứ cuối tuần, mọi người sẽ rảnh hơn, đội ko đi thì toàn đi trước áp ngày gửi trước phong bì, còn rảnh mà ở nhà ngại đi thì chết dở, khách có vẻ ko thân lắm hoặc đi trả lễ là chính :v à mà đám em ở tỉnh thôi, chứ hn chúng nó tổ chức giờ trưa nhiều lắm,
cũng 1 phần là như vậy, tại khách khứa nếu là người trong nhà thì 99% là ngày nào cũng đi hết rồi, nhưng lượng khách gia đình đám mình chỉ chiếm tổng khoảng 1/3. Còn lại là bạn bè/đồng nghiệp của bố mẹ, thì người ta vẫn ưu tiên trong tuần hơn. Mà đúng là đám mình làm Hà Nội thật
8fyNGtP.png
 
Nhà đông anh em, có ông anh cả lấy vợ 2 lần nên các cụ rút ra kinh nghiệm mỗi đám cưới là loanh quanh một cây vàng. Tiền mừng khó mà bù được các hết các chi phí, trừ khi họ hàng anh chị em quá giàu :sure:
 

Thread statistics

Created
shadteezz,
Last reply from
kunming,
Replies
17
Views
1,823
Back
Top