Chia sẻ quan điểm " Đi làm trước đi học sau"

Thực ra chỉ cần để ý hướng nghiệp cho bọn trẻ từ cấp 2 cấp 3 thì chả cần mất thời gian đi làm trước như thớt nói đâu.
12 năm phổ thông, học sinh chỉ biết 1 mục tiêu duy nhất là phải đỗ ĐH. Còn học ngành gì, học xong làm gì thì chả ai định hướng cho bọn nó cả.
 
Làm trước học sau mình thấy đúng với cấp độ sau khi tốt nghiệp cử nhân rồi học lên cao học hơn. Nếu chỉ tốt nghiệp 12 thì ít chỗ tốt chịu nhận lắm. Doanh nghiệp tốt là sao, là có tạo điều kiện cho mình phát triển, đào tạo liên tục chứ ko chỉ bóc lột sức lao động. Trừ những ngành nghệ thuật, thiết kế thì phụ thuộc năng khiếu chứ giờ phổ cập đại học mà ko cầm được tấm bằng đại học để apply thì họ ko dòm ngó đến đâu.
 
được rèn luyện tính kỷ luật trong môi trường quân đội tôi thấy chả có hại gì, nhiều người cứ làm quá lên sợ lỗ 1 2 năm không được học tiếp rồi mất kiến thức này nọ. Trong khi việc học thực chất là cả đời người.
Trong 4 năm tôi đi làm thì cũng là 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự ở địa phương, ban ngày đi làm ban đêm đi tuần tra, chốt chặn, bắt đua xe, xử lý tai nạn giao thông, bắt trộm, cứu hộ với công an, dân phòng tối ngủ lại phường sáng sớm chạy về tắm rửa thay đồ đi làm luôn. Có vất vả thật nhưng được học và chứng kiến nhiều thứ bình thường khó mà biết.
yeah, thì tui có nói đi NVQS là ko tốt đâu fen, tôi chỉ thấy nếu đc thì bên trường nên cho sv bảo lưu kq thi rồi cho để đi nvqs về học tiếp. Chớ h đi học rồi đi làm vài năm rồi cái đi mất 2 năm cũng mất nhiều thứ lắm, nếu đi thì đi đi ngay từ đầu, đi về đc rèn luyện trong quân đội tinh thần hox tập cũng tốt hơn.

Ai chưa có định hướng thì càng nên đi, chứ để ở nhà lông bông phá làng phá xóm :D
 
Nếu có người luôn luôn nhắc nhở mục tiêu thi đại học thì ok. Còn không 1 năm sau quay lại thi thì đéo có đâu, lúc này tinh thần cũng khác với lúc thi tốt nghiệp lần đầu rồi.
Riêng tôi với góc nhìn của người làm công ăn lương thì không có suy nghĩ này, vì khi tôi đã đi làm rồi nhìn xung quanh thấy ai cũng giỏi, lực lượng lao động trẻ mỗi năm thay thế, áp lực cạnh tranh công việc cao, lắm lúc đọc báo thấy tương lai AI cạnh tranh việc làm với con người đủ thứ cũng đâm lo. Nên lúc nào cũng có tư tưởng phải học thêm cái gì đó, phải có thêm kiến thức để không bị tụt hậu, cứ an tâm mãi với kinh nghiệm sẵn có không khéo đến lúc bị đào thải lúc nào không hay.:giggle:
 
Tôi đồng ý vs quan điểm thớt. Nhiều lúc cũg ước giá mà ngày xưa học xog llớp 12 đc đi làm 1 năm r mới học đh thì tốt hơn. Kể cả làm học việc k lương cũg đc

Gửi từ HUAWEI LYA-L29 bằng vozFApp
 
ngu và nghèo như 7x 8x mới phải thế chứ tại sao các cháu giờ lại có tư tưởng đó,thế thì lại làm culi và chửi đời bất công thôi nhé
 
Riêng tôi với góc nhìn của người làm công ăn lương thì không có suy nghĩ này, vì khi tôi đã đi làm rồi nhìn xung quanh thấy ai cũng giỏi, lực lượng lao động trẻ mỗi năm thay thế, áp lực cạnh tranh công việc cao, lắm lúc đọc báo thấy tương lai AI cạnh tranh việc làm với con người đủ thứ cũng đâm lo. Nên lúc nào cũng có tư tưởng phải học thêm cái gì đó, phải có thêm kiến thức để không bị tụt hậu, cứ an tâm mãi với kinh nghiệm sẵn có không khéo đến lúc bị đào thải lúc nào không hay.:giggle:
Bác nghĩ với một thằng chỉ mới tốt nghiệp cấp 3 chưa có định hướng về nghề nghiệp thì trong 1 năm đó nó đi làm những gì, khéo đi làm 2 tháng xong nó còn không quay lại ôn thi luôn đấy. Nên tôi mới nói, nếu có người chỉ dẫn luôn luôn nhắc nhở thì may ra còn quay lại ôn thi, còn không thì xác định là đi làm hẳn.
 
Như tít hiện nay có quan điểm cho rằng một số bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông hay cấp 3 thì nên dành một khoảng thời gian đi làm trước để có trải nghiệm , hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực xã hội trước khi học lên cao đẳng hay đại học.

Làm việc gì thì tự tìm hiểu nhé, internet phổ cập tới bản rồi ;)

Thực tế năm nào cũng có một số bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông thì còn rất phân vân không biết chọn ngành nghề gì để học tiếp tục, một số thì chọn ngành nghề theo xu hướng hay các ngành HOT, một số thì nhắm mắt chọn đại ngành học cho vui lòng gia đình, bố mẹ, v.v... rồi trong lúc học lại ngơ ngác không hình dung được học để làm gì, kiến thức để làm gì hay áp dụng vào đâu, vài ông thì lên lớp nằm ngủ, đi học như đi chơi, dẫn đến tình trạng tốt nghiệp ra trường cầm tấm bằng nhưng không xin việc được, có việc nhưng lại làm trái ngành, hoặc tệ hơn là bỏ ngang dang dở khi còn ngồi trên giảng đường dẫn đến lãng phí tiền của, công sức bấy nhiêu năm.:rolleyes:

Bản thân tôi ngày trước sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã đi làm đủ nghề từ bảo vệ siêu thị, shipper giao hàng cho tiệm thức ăn nhanh, bán hàng ở chợ đêm, cài win dạo, sửa bộ phát wifi, lắp TV box mất hết 4 năm trời. Sau bỏ thời gian học lên đại học cảm thấy rất nhàn, kiến thức trong lúc học tiếp thu rất mau , có thể hình dung được những kiến thức đó dùng để làm gì, đặt vào chỗ nào trong tương lai, thậm chí một số môn học vừa nghe tên đã biết học cái gì và liếc qua cũng đã hiểu. ;)

Ông sếp trong công ty tôi có đứa cháu vừa tốt nghiệp cấp 3 đã khuyên gia đình cho nó đi làm trước 1 năm rồi mới tính chuyện học đại học. Cu này khi ngồi tâm sự thì nó bảo nhà khuyên nên học lên đại học luôn nhưng bản thân nó lại chả biết chọn ngành gì, tôi tư vấn học IT thì nó lại không thích :D
Ổng sắp xếp cho nó một chân nhân viên quèn trong công ty để nó làm quen mọi thứ. Tôi thấy cũng tốt cho nó.
Vozer vào chia sẻ kinh nghiệm từng trải qua nhé :shame:
Tôi đi làm rồi thì thấy là không nên coi việc học như là tất yếu để đi làm và ngược lại học để nâng cao công việc. Công việc nào cũng có nhiều mặt phức tạp, đòi hỏi kiến thức đa dạng để xử lý, nên nếu nghĩ học chuyên sâu là đủ để đi làm thì không ổn, mà nếu nghĩ đi làm trước để biết mình cần học cái gì cũng không ổn nốt. Nên chọn học hay làm việc cũng được nhưng lấy trụ cột [ngoại ngữ + kỹ năng (thuyết trình, giải quyết vấn đề, giao tiếp, học tập nghiên cứu)] để thúc đẩy cả việc học lẫn việc làm.
 
Quá trình học phải liền mạch chớ, ngắt quãng là bay mẹ nó kiến thức luôn giờ, vô học lại mất công lục lọi vá lỗ hổng
Tài chính hạn hẹp, trầm cảm mất phương hướng ... thì bỏ ngang ra ngoài đi làm cho đổi gió thì ok
Ko có gì bất thường thì hạn chế đường ngang ngõ tắt, cứ thẳng đường tiến tới thôi
 
hồi đại học mấy thằng ham làm thêm bây giờ thu nhập hàng tháng của tụi nó toàn cao hơn mấy đứa chuyên tâm học hành, trong vòng 5 năm đầu là thế, sau này thì ko đoán trước đc :big_smile:
 
Thời t sinh viên, nhìn đứa bạn nào cứ đi làm và học thì gần như chỉ có tiền lúc đó, thời điểm đó. Hết hơn 90% là tốt nghiệp xong bạn bè nó phát triển được, còn đám đi làm trước lại nát.

Sau này vẫn thế, có những đứa đang sinh viên làm parttime lương có 4-5 tr bạc mà khi bị cha mẹ góp ý thì sửng cồ lên. Bảo đã đi làm tự lo bản thân được, nó muốn làm gì thì làm, đừng quản lý nó các kiểu. T nhìn cười khẩy thôi :haha:
hồi đại học mấy thằng ham làm thêm bây giờ thu nhập hàng tháng của tụi nó toàn cao hơn mấy đứa chuyên tâm học hành, trong vòng 5 năm đầu là thế, sau này thì ko đoán trước đc :big_smile:

Thật ra là làm cái gì nữa. đi làm bảo vệ, làm bồi bàn, bán hàng online thì giúp ích gì cho sau này làm ngân hàng, làm IT, làm design????
nhiều đứa nó thiệt không nghĩ tới vụ này.
Để có 1 nghề nghiệp bền vững và đòi hỏi trình độ thì phải học hành cho đàng hoàng. Chưa kể xin việc vào công ty thì tỉ lệ người ta ưu tiên đứa có bằng ĐH xịn trong 2 đứa sàn sàn nhau vẫn lớn.
 
hồi đại học mấy thằng ham làm thêm bây giờ thu nhập hàng tháng của tụi nó toàn cao hơn mấy đứa chuyên tâm học hành, trong vòng 5 năm đầu là thế, sau này thì ko đoán trước đc :big_smile:
Trong thời gian học ĐH thì cái việc quan trọng nhất vẫn là học, làm thêm chỉ là phụ. Nếu nói làm thêm là đủ kiếm tiền rồi ko cần bằng ĐH nữa thì thôi nghỉ mẹ từ đầu đi phục vụ, bán hàng, fuho cho nó nhanh chứ còn đi học ĐH làm gì.
Cái việc thu nhập mấy đứa có làm thêm cao hơn mấy đứa chuyên tâm học hành lúc mới ra trường là có. Nhưng chính vì việc thiếu hụt kiến thức và khát khao học hỏi khiến nó vẫn dậm chân tại chỗ ko phát triển đc. Còn bọn lo học thì học lên master, Ph.D, cơ hội rộng mở hơn.

Tôi giờ tuy ko có bằng master nhưng tôi vẫn tự nghiên cứu, tìm tòi trong công việc nên trình technical của tôi lúc này nói thẳng ngang hoặc hơn bọn master BK ra luôn. Cho design 1 cái bo mạch hoặc viết 1 cái test program xem thằng master BK hơn đc tôi ko. Nên quan trọng nhất vẫn là tự học hỏi.
 
Ở VN nếu :

1. Là COCC, nhà điều kiện thì nên học khối kinh tế, ngoại giao, ca, luật vv..
2. Nhà nghèo, ko điều kiện thì nên học nghề, nếu có cơ hội học đại học thì học khối kỹ thuật.

Ví dụ nhà nghèo, ko quen biết mà bay vào học luật (toàn luật định hướng) là bỏ mẹ luôn, gần như chắc chắn sẽ thất nghiệp hoặc làm mấy việc ko liên quan và phát triển. Mình thích nghề nào đến mấy cũng phải xem có kiếm ăn dc với nó ko.
 
Đi làm trước thì việc chân tay là chính. Trong quá trình cọ sát tiếp xúc nhiều nghề, nhiều người thì dễ có định hướng nghề nghiệp. Mà nghĩ lại cái học nghề hồi cấp 3 vô dụng vãi ra
 
làm cái gì nó liên qan đến cái mình học chút chứ bưng bê nhiều quá như thằng bạn cùng quê nợ ối dời ơi tín chỉ .
 
Như tít hiện nay có quan điểm cho rằng một số bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông hay cấp 3 thì nên dành một khoảng thời gian đi làm trước để có trải nghiệm , hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực xã hội trước khi học lên cao đẳng hay đại học.

Làm việc gì thì tự tìm hiểu nhé, internet phổ cập tới bản rồi ;)

Thực tế năm nào cũng có một số bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông thì còn rất phân vân không biết chọn ngành nghề gì để học tiếp tục, một số thì chọn ngành nghề theo xu hướng hay các ngành HOT, một số thì nhắm mắt chọn đại ngành học cho vui lòng gia đình, bố mẹ, v.v... rồi trong lúc học lại ngơ ngác không hình dung được học để làm gì, kiến thức để làm gì hay áp dụng vào đâu, vài ông thì lên lớp nằm ngủ, đi học như đi chơi, dẫn đến tình trạng tốt nghiệp ra trường cầm tấm bằng nhưng không xin việc được, có việc nhưng lại làm trái ngành, hoặc tệ hơn là bỏ ngang dang dở khi còn ngồi trên giảng đường dẫn đến lãng phí tiền của, công sức bấy nhiêu năm.:rolleyes:

Bản thân tôi ngày trước sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã đi làm đủ nghề từ bảo vệ siêu thị, shipper giao hàng cho tiệm thức ăn nhanh, bán hàng ở chợ đêm, cài win dạo, sửa bộ phát wifi, lắp TV box mất hết 4 năm trời. Sau bỏ thời gian học lên đại học cảm thấy rất nhàn, kiến thức trong lúc học tiếp thu rất mau , có thể hình dung được những kiến thức đó dùng để làm gì, đặt vào chỗ nào trong tương lai, thậm chí một số môn học vừa nghe tên đã biết học cái gì và liếc qua cũng đã hiểu. ;)

Ông sếp trong công ty tôi có đứa cháu vừa tốt nghiệp cấp 3 đã khuyên gia đình cho nó đi làm trước 1 năm rồi mới tính chuyện học đại học. Cu này khi ngồi tâm sự thì nó bảo nhà khuyên nên học lên đại học luôn nhưng bản thân nó lại chả biết chọn ngành gì, tôi tư vấn học IT thì nó lại không thích :D
Ổng sắp xếp cho nó một chân nhân viên quèn trong công ty để nó làm quen mọi thứ. Tôi thấy cũng tốt cho nó.
Vozer vào chia sẻ kinh nghiệm từng trải qua nhé :shame:
được rèn luyện tính kỷ luật trong môi trường quân đội tôi thấy chả có hại gì, nhiều người cứ làm quá lên sợ lỗ 1 2 năm không được học tiếp rồi mất kiến thức này nọ. Trong khi việc học thực chất là cả đời người.
Trong 4 năm tôi đi làm thì cũng là 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự ở địa phương, ban ngày đi làm ban đêm đi tuần tra, chốt chặn, bắt đua xe, xử lý tai nạn giao thông, bắt trộm, cứu hộ với công an, dân phòng tối ngủ lại phường sáng sớm chạy về tắm rửa thay đồ đi làm luôn. Có vất vả thật nhưng được học và chứng kiến nhiều thứ bình thường khó mà biết.
Tùy theo mỗi người quyết định.
Ai có điều kiện học 1 lượt thì nên ráng học ra rồi làm. Nghiêm túc với học và làm thì thành công mau đến lắm.
Mình thì không được may mắn như vậy. Suốt mấy năm cao đẳng rồi đại học tự bơi trên SG.
Kiếm tiền ăn uống đóng học phí nghe thì oai như cóc nhưng mà ngẫm lại thua thiệt những bạn tập trung học hành nhiều lắm.


1. Nên bỏ hẳn 03 năm cấp 3 vô bổ đi để học nghề/học lên ĐH luôn
2. Như ý thớt cũng ổn --- chỉ có trường đời là bổ ích nhất chứ mấy thể loại người lái đò toàn tô hồng mục đích nhằm vặt tiền học chứ cũng chẳng bao giờ nói sự thật cho sv
 
não con người tới 1 lúc nào đó học mãi éo vô nỗi đâu :)) nên đang sức đà học thì học.
 
Quan trọng là 18t không quen biết thì làm gì? Đi làm công nhân hay đi phụ hồ? Ra đường không khôn khéo không biết cách ứng xử thì dễ bị đào thải hoặc bị cô lập. Ra đường kinh nghiệm sống = 0 thì tốt nhất cứ đi học rồi làm thêm để tích luỹ kinh nghiệm sống. Chưa kể bỏ qua cơ hội vào đại học thì có chắc sau này có thi lại được không hay lúc đó lại phải học để thi.
 
Back
Top