blackhawk5
Đã tốn tiền
Các anh em trên này chắc cũng nhiều người sử dụng thẻ tín dụng, và với mình thì thẻ tín dụng cũng giống như chơi một cái “mini game” tài chính cá nhân với cả ngân hàng và cả với chính mình 
Đầu tiên, nếu đã tham gia một trò chơi, thì cần hiểu luật chơi trước:
Như vậy, trước ngày 11/3, ta cần thanh toán cho ngân hàng tối thiểu 5,292,116.57 đ ( không được thiếu dù chỉ một đồng) để không bị phạt phí trả chậm, nhưng vẫn bị tính lãi trả chậm cho phần dư nợ tới hạn đó tính theo số ngày trả chậm, hoặc trả đủ 11,528,736.79 đ (một lần nữa, nên trả dư làm tròn lên, chứ đừng làm tròn xuống, thiếu 1 đồng sau ngày thanh toán vẫn bị tính lãi nguyên cục như thường :stick:
)
- Tất cả những điểm chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán đều sẽ bị VISA hoặc MasterCard hoặc JCB,… charge một khoản phí bằng khoảng 2% giá trị giao dịch khi có khách sử dụng thẻ để thanh toán. Bạn nghĩ cửa hàng sẽ hào phóng trả giúp bạn khoản phí này, vì khi bạn quẹt thẻ hay dùng tiền mặt thì giá trị món hàng đó cũng đâu khác nhau? Ồ không không, họ sẽ tăng giá của sản phẩm họ lên 1-2% nhằm bù đắp lại chi phí của máy POS đó, và khi đó có khi bạn thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thì bạn đang góp thêm lời cho cửa hàng hoặc chí ít giúp cửa hàng “nuôi” những giao dịch dùng thẻ tín dụng của họ
Người dùng thẻ tín dụng sẽ phải chịu mức giá tương đương, nhưng xét về những lợi ích và ưu đãi khi dùng thẻ ĐÚNG mang lại (mình sẽ nói rõ hơn phần sau) thì rõ ràng dùng thẻ thanh toán sẽ có lợi hơn rồi 
Sơ sơ luật chơi là vậy, còn đây là một số quy tắc mà người dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn ngoan nhất (tất nhiên, ngân hàng thừa biết, nhưng họ tính cả rồi, không lỗ được đâu, như bảo hiểm vậy), tuy nhiên cần phải có một tư duy tài chính cá nhân tốt, có kế hoạch rõ ràng cùng với tính kỷ luật cao, không thì thẻ tín dụng sẽ làm các bạn vừa tiêu xài nhiều hơn (dùng thẻ quẹt thì không thấy đau ví hoặc xót tiền ngay lúc đó vì tài khoản chính ngân hàng chưa bị trừ), vừa có nguy cơ không trả kịp nợ khi tới kỳ sao kê và ăn phạt + lãi ngập mồm
1. Luôn luôn dùng thẻ tín dụng để mua một món đồ KHI VÀ CHỈ KHI tài khoản tiền mặt của các bạn vẫn còn đủ tiền để mua món đồ đó
2. Luôn “đóng băng” ngay lập tức số tiền tương đương số tiền bạn vừa chi tiêu trong thẻ tín dụng, tránh việc bạn có 10tr trong tài khoản nhưng mua 1 món đồ trị giá 5tr tới 3 lần
, lúc đó bạn sẽ có tài khoản 10tr với dư nợ 15tr, tài sản net worth của bạn còn -15tr
))
3. “Đóng băng” như thế nào? Ví dụ, hôm nay mình đi siêu thị hết 800k quẹt thẻ tín dụng, mình sẽ “chuyển” liền 800k từ tài khoản thanh toán chính ra ngoài, tới một tài khoản khác cách ly với tài khoản thanh toán. Chia sẻ cá nhân (không hề có mục đích quảng cáo), mình sẽ sử dụng Ví thần tài của mồ mố hoặc ví Zà Lố Pầy, Vịt Teo Pầy,… cho cái tài khoản cách ly này. Hiện tại những thể loại ví điện tử trên có kiểu tích luỹ lãi trả theo ngày (tương đương gửi tiết kiệm không kỳ hạn) với lãi suất 6.1% một năm. Thử hỏi có ngân hàng nào lãi không kỳ hạn lên tới mức đó
3. Tận dụng các chương trình ưu đãi mở thẻ và hoàn tiền. Thẻ của mình lúc mở được tặng 2tr tiền tươi (khi 3 tháng đầu xài tối thiểu 3tr - easy
) và hoàn tiền 8% cho giao dịch đi siêu thị, tối đa 250k/ tháng. 250k về con số có thể là ít, nhưng để được hoàn 250k thì tháng đó cũng phải đi siêu thị với giá trị cỡ 3tr125k rồi. Cộng thêm khoản “đóng băng” phía trên thì chúng ta đã được đi siêu thị với mức giảm 8.5-9% rồi. Điều đó tương đương với việc mình sử dụng sinh hoạt phí của mình đem gửi ngân hàng lấy lãi, có điều sau 1 tháng đã lãi ~9% rồi
4. Có thẻ tín dụng và được hoàn tiền, cộng với cái ví đóng băng phía trên, thì các thím có thể dùng nó để “mua đồ giùm” gia đình đồng nghiệp (nhận lại tiền tươi sau đó), và tới tháng sau mới phải trả lại ngân hàng, không mất đồng lãi nào
Tổng hợp lại thì tiền hoàn + lãi ví đóng băng theo ngày chờ tới kỳ sao kê kia lớn hơn ít nhất gấp 2 lần phí thường niên cho cái thẻ đó, tất nhiên vozer nào dẻo miệng có thể gọi lên ngân hàng trước khi hết năm “doạ” sẽ ngưng sử dụng thẻ, từ đó “gạ” ngân hàng miễn phí thường niên năm kế tiếp
6. Tận dụng các chương trình trả góp 0% (không phí chuyển đổi) khi mua hàng giá trị lớn. Các bác biết phải làm gì với số tiền chưa tới hạn thanh toán rồi đó
5. Điều quan trọng phải nói lại 2 lần: cần rất tuân thủ kỷ luật khi sử dụng thẻ kiểu này. Việc đóng băng tiền trong tài khoản tương đương với khoản chi cho thẻ tín dụng sẽ bảo toàn được cảm giác “đau đớn” khi sử dụng tiền, từ đó tránh chi tiêu vô tội vạ, là thứ mà thẻ tín dụng chính xác nhắm tới. Khi mà độ phủ của thẻ tín dụng ngày càng nhiều ở các cửa hàng và với các chương trình ưu đãi cho chủ thẻ thì đôi khi, người trả tiền mặt lại thành ra bị mua “đắt” hơn người dùng thẻ để thanh toán
via theNEXTvoz for iPhone

Đầu tiên, nếu đã tham gia một trò chơi, thì cần hiểu luật chơi trước:
- Thẻ tín dụng là một hình thức người dùng “đi vay” ngân hàng để thanh toán hàng hoá hoặc dịch vụ, được miễn lãi cho tới ngày thanh toán sao kê, thường là tối đa 45-55 ngày (để dễ tưởng tượng thì giống như sử dụng điện thoại thuê bao trả sau, trong tháng dùng thoải mái cuối tháng nhà mạng gửi bill cho mình thanh toán)
- Mỗi thẻ tín dụng đều có một hạn mức sử dụng nhất định, có thể là 10tr, 20tr, 50tr,… hoặc cao hơn tuỳ vào độ “uy tín” của các thím với ngân hàng (thông qua điểm tín dụng hoặc sổ tiết kiệm hoặc thu nhập cá nhân qua ngân hàng)
- Sẽ có 2 mốc thời gian cần biết, là “ngày sao kê” và “ngày thanh toán”. “Ngày sao kê” là ngày mà ngân hàng sẽ gửi cho các thím một bản sao kê thẻ tín dụng thường là qua email, trong đó liệt kê tất cả các khoản đã chi trong tháng, tổng số tiền phải trả cho ngân hàng trước “ngày thanh toán”. Nếu trả chậm, thì sẽ có thể bị mất 2 khoản tiền phạt: phí phạt trả chậm và lãi trả chậm, có thể lên tới 30-60%/ năm.

Như vậy, trước ngày 11/3, ta cần thanh toán cho ngân hàng tối thiểu 5,292,116.57 đ ( không được thiếu dù chỉ một đồng) để không bị phạt phí trả chậm, nhưng vẫn bị tính lãi trả chậm cho phần dư nợ tới hạn đó tính theo số ngày trả chậm, hoặc trả đủ 11,528,736.79 đ (một lần nữa, nên trả dư làm tròn lên, chứ đừng làm tròn xuống, thiếu 1 đồng sau ngày thanh toán vẫn bị tính lãi nguyên cục như thường :stick:

- Tất cả những điểm chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán đều sẽ bị VISA hoặc MasterCard hoặc JCB,… charge một khoản phí bằng khoảng 2% giá trị giao dịch khi có khách sử dụng thẻ để thanh toán. Bạn nghĩ cửa hàng sẽ hào phóng trả giúp bạn khoản phí này, vì khi bạn quẹt thẻ hay dùng tiền mặt thì giá trị món hàng đó cũng đâu khác nhau? Ồ không không, họ sẽ tăng giá của sản phẩm họ lên 1-2% nhằm bù đắp lại chi phí của máy POS đó, và khi đó có khi bạn thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thì bạn đang góp thêm lời cho cửa hàng hoặc chí ít giúp cửa hàng “nuôi” những giao dịch dùng thẻ tín dụng của họ


Sơ sơ luật chơi là vậy, còn đây là một số quy tắc mà người dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn ngoan nhất (tất nhiên, ngân hàng thừa biết, nhưng họ tính cả rồi, không lỗ được đâu, như bảo hiểm vậy), tuy nhiên cần phải có một tư duy tài chính cá nhân tốt, có kế hoạch rõ ràng cùng với tính kỷ luật cao, không thì thẻ tín dụng sẽ làm các bạn vừa tiêu xài nhiều hơn (dùng thẻ quẹt thì không thấy đau ví hoặc xót tiền ngay lúc đó vì tài khoản chính ngân hàng chưa bị trừ), vừa có nguy cơ không trả kịp nợ khi tới kỳ sao kê và ăn phạt + lãi ngập mồm

1. Luôn luôn dùng thẻ tín dụng để mua một món đồ KHI VÀ CHỈ KHI tài khoản tiền mặt của các bạn vẫn còn đủ tiền để mua món đồ đó
2. Luôn “đóng băng” ngay lập tức số tiền tương đương số tiền bạn vừa chi tiêu trong thẻ tín dụng, tránh việc bạn có 10tr trong tài khoản nhưng mua 1 món đồ trị giá 5tr tới 3 lần


3. “Đóng băng” như thế nào? Ví dụ, hôm nay mình đi siêu thị hết 800k quẹt thẻ tín dụng, mình sẽ “chuyển” liền 800k từ tài khoản thanh toán chính ra ngoài, tới một tài khoản khác cách ly với tài khoản thanh toán. Chia sẻ cá nhân (không hề có mục đích quảng cáo), mình sẽ sử dụng Ví thần tài của mồ mố hoặc ví Zà Lố Pầy, Vịt Teo Pầy,… cho cái tài khoản cách ly này. Hiện tại những thể loại ví điện tử trên có kiểu tích luỹ lãi trả theo ngày (tương đương gửi tiết kiệm không kỳ hạn) với lãi suất 6.1% một năm. Thử hỏi có ngân hàng nào lãi không kỳ hạn lên tới mức đó

3. Tận dụng các chương trình ưu đãi mở thẻ và hoàn tiền. Thẻ của mình lúc mở được tặng 2tr tiền tươi (khi 3 tháng đầu xài tối thiểu 3tr - easy


4. Có thẻ tín dụng và được hoàn tiền, cộng với cái ví đóng băng phía trên, thì các thím có thể dùng nó để “mua đồ giùm” gia đình đồng nghiệp (nhận lại tiền tươi sau đó), và tới tháng sau mới phải trả lại ngân hàng, không mất đồng lãi nào

Tổng hợp lại thì tiền hoàn + lãi ví đóng băng theo ngày chờ tới kỳ sao kê kia lớn hơn ít nhất gấp 2 lần phí thường niên cho cái thẻ đó, tất nhiên vozer nào dẻo miệng có thể gọi lên ngân hàng trước khi hết năm “doạ” sẽ ngưng sử dụng thẻ, từ đó “gạ” ngân hàng miễn phí thường niên năm kế tiếp

6. Tận dụng các chương trình trả góp 0% (không phí chuyển đổi) khi mua hàng giá trị lớn. Các bác biết phải làm gì với số tiền chưa tới hạn thanh toán rồi đó

5. Điều quan trọng phải nói lại 2 lần: cần rất tuân thủ kỷ luật khi sử dụng thẻ kiểu này. Việc đóng băng tiền trong tài khoản tương đương với khoản chi cho thẻ tín dụng sẽ bảo toàn được cảm giác “đau đớn” khi sử dụng tiền, từ đó tránh chi tiêu vô tội vạ, là thứ mà thẻ tín dụng chính xác nhắm tới. Khi mà độ phủ của thẻ tín dụng ngày càng nhiều ở các cửa hàng và với các chương trình ưu đãi cho chủ thẻ thì đôi khi, người trả tiền mặt lại thành ra bị mua “đắt” hơn người dùng thẻ để thanh toán

via theNEXTvoz for iPhone