HN Chia sẻ thông tin thị trường, tư vấn cho anh em đang tìm hiểu và có ý định đầu tư BĐS

huynhct11

Junior Member
Như anh em đã biết thì từ trước đến giờ Bất Động Sản luôn là một kênh đầu tư chính thống và được nhiều người ưa thích nhờ đặc tính hiện hữu, an toàn và khả năng tăng giá về trung - dài hạn của nó. :beauty:
Đặc biệt là sau đợt đại dịch Covid kéo dài 2 năm vừa rồi thì thị trường BĐS đang dần ấm lại với Gói hỗ trợ phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội (gần 300 nghìn tỉ đồng, trong đó hơn 100 nghìn tỉ được dùng để Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông) và sự trở lại của ngành Du lịch - dịch vụ.

1652247669507.png


Vậy nên mình lập ra Thread này nhằm mục đích giúp anh em đang có ý định tìm hiểu hoặc nhu cầu đầu tư Bất động sản cập nhật những thông tin liên quan đến thị trường BĐS trong nước (những thị trường nào đang tạm thời chững lại và thị trường nào đang đón làn sóng đầu tư) để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và mang lại khả năng sinh lời tốt nhất. :D

Mình sẽ cố gắng hỗ trợ (về thị trường lẫn một số vấn đề về pháp lý) và cập nhật thông tin đều đặn cho anh em. Mong được anh em quan tâm, thảo luận để có những thông tin đa chiều và ủng hộ mình :love:

Trường hợp anh em có những câu hỏi riêng có thể inbox cho mình hoặc gửi tn qua Zalo: 0946.698.642 (Đình Huỳnh) thì mình có thể thấy và trả lời nhanh hơn 8-)
 
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (CUỐI 2021 - QUÝ I 2022) :matrix:

Đại dịch Covid 19 trong 2 năm qua đã khiến tình hình kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề.

  • 70.209 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Thị trường Bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng trên khắp cả nước, đặc biệt là phân khúc Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
  • Tại các thị trường như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận,... nhiều nhà đầu tư đã phải chật vật tìm đầu ra để cắt lỗ, một số nơi giá nhà đất đã giảm sâu nhưng số lượng giao dịch vẫn rất ít.
(Do người dân có xu hướng lựa chọn cất tiền để phòng thân hoặc tìm những kênh đầu tư khác, điển hình là Chứng khoán và Crypto thay vì đầu tư BĐS)

Từ cuối 2021 đến đầu 2022 trở đi, Thị trường Bất động sản dần ấm trở lại.
  • Cụ thể lượt tìm kiếm từ khoá về mua Bất động sản tăng đột biến vào cuối năm 2021 khi vào tháng 10/2021 lượng tin đăng và mức độ quan tâm về BĐS đất nền và chung cư tăng lần lượt là 135% và 55% so với tháng 9/2021 (theo batdongsan.com.vn). Điều này chứng tỏ người dân bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu và đầu tư BĐS trở lại.
  • Chính phủ thông qua Gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế 291 nghìn tỉ đồng nhằm phục hồi và phát triển các ngành bị ảnh hưởng sau đại dịch, trong đó hơn 100 nghìn tỉ đồng được chi để xây dựng hạ tầng giao thông trên cả nước dẫn đến nhiều Bất động sản được hưởng lợi từ những dự án này.
  • Trong quý I năm 2022, tổng số lượng giao dịch BĐS là 20.325 giao dịch, nguồn cung BĐS có 10.357 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch. BĐS cũng vươn lên vị trí số 2 (năm 2021 bất động sản đứng vị trí thứ 3) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt gần 600 triệu USD.
voHBloD1IymrvSz-IF3PNQmaaJOqmrWc3xOyLl5PNkCNE-E1jr9Y8E3OTNSGAPbPKQV6hIAenU50qN502uA_n68WGuxuEVG99GbbJYSQF3rPDa704-6VDQ56adolmwfoAIJ59Y3XXxGK74BCCA

Sang cuối tháng 3/2022 tại một số địa phương, các vùng ven Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tại các tỉnh Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Nai…, có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh.
Một số nơi, mức giá tăng 15 - 20% so với cuối năm 2021. Trên sàn địa ốc trực tuyến, giá đất nền miền Bắc tiếp tục tăng cao như Bắc Giang tăng 35%, Hải Phòng tăng 29%, Quảng Ninh tăng 20%, Bắc Ninh tăng 16%. Giá đất miền Trung thuộc các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Thanh Hóa tăng 13 - 40% và ở miền Nam ghi nhận giá đất tại Long An, Bình Phước, Bình Dương tăng 13 - 27%.
Đến thời điểm hiện tại, khi xuất hiện tình trạng sốt đất diễn ra ở một khu vực, Chính phủ đã sử dụng các pháp như:
  • Ngưng duyệt các đơn yêu cầu phân lô tách thửa tại một số địa phương. Chặn việc phân lô bán nền tiếp tục diễn ra tại nhiều địa bàn.
  • Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất và siết chặt tín dụng cho mục đích BĐS nhằm hạ nhiệt Sốt đất khiến thị trường BĐS tại một số khu vực trước đó giá đất nền tăng nhanh chững lại.

Trên đây là Tóm tắt tổng quan về thị trường BĐS mà mình tìm hiểu được, mong anh em sẽ đóng góp ý kiến. :surrender:
 
Nhận định của mình về thị trường Bất động sản trong thời gian tới, anh em đọc nếu thấy chỗ nào chưa đúng thì góp ý chứ đừng ném đá mình nhé :beat_brick:

Trong Ngắn hạn (tầm 2-6 tháng tới), Các chính sách siết chặt tín dụng với Bất động sản và ngăn chặn việc phân lô tách thửa tại một số địa phương do Chính phủ ban hành nhằm hạ nhiệt những nơi Sốt đất vốn được đẩy bằng dòng tiền đầu cơ, từ đấy có thể khiến Bất động sản tại một số khu vực tạm thời chững lại một thời gian.

Còn về trong Trung - Dài hạn, mình tin rằng Bất động sản tại Việt Nam có thể phát triển và tăng giá nhiều hơn nữa bởi một vài lý do dễ thấy sau:
  • Thứ nhất: Dư địa tăng trưởng còn rất nhiều
Hiện nay tỷ trọng ngành Bất động sản của Việt Nam năm 2020 mới chỉ đạt 20,89 tỷ USD, chiếm 7,7% GDP cả nước. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ trọng này thường chiếm từ 20-25% tổng GDP. Do đó, ngành bất động sản tại Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt theo mình những năm tới Bất động sản nghỉ dưỡng và ven biển sẽ phát triển mạnh (Anh em chú ý thị trường Bình Thuận - khu vực sở hữu tiềm năng du lịch cực kì lớn nếu khai thác một cách hợp lý, triệt để)
  • Thứ hai: Gói hỗ trợ và phát triển phục hồi kinh tế
Hơn 100 nghìn tỷ đồng trong Gói hỗ trợ và phát triển phục hồi kinh tế được sử dụng để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng công (như Cầu đường, Cao tốc, Tuyến nối, Sân bay,...). Đây là động lực lớn để các dự án giao thông về đích đúng tiến độ, góp phần phát triển kinh tế đất nước và giá trị những Bất động sản tại nơi đây.
Theo như chính sách thì Gói hỗ trợ này sẽ được giải ngân từ nay cho đến hết năm 2023, như vậy mỗi năm ngành Giao thông sẽ có thêm khoảng 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển hạ tầng (tiền nhiều thế này mà các ông không làm được nữa chắc cụ Tổng cho vào lò hết)
  • Thứ ba: Việc siết chặt tín dụng cho mục đích Bất động sản chỉ có thể là “tạm thời"
Như anh em biết là việc nhà nước siết chặt tín dụng Bất động sản là để nhằm giảm tình trạng vay tiền để đầu cơ (đẩy giá gây ra tình trạng sốt đất diễn ra ở nhiều nơi), từ đó khiến sức mua giảm đi, việc đầu cơ vì thế cũng giảm đi. Thế nhưng việc siết chặt tín dụng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các dự án bất động sản, dự án xây dựng nhà ở, nhà ở xã hội và đất ở về việc thiếu nguồn vốn, người dân có nhu cầu thật mua nhà, mua đất để ở cũng khó tiếp cận được với nguồn tín dụng. Vậy nên theo mình thì việc siết chặt tín dụng cho mục đích BĐS chỉ mang tính chất tạm thời, còn sau đó vẫn phải nới lỏng để phát triển.
 
Back
Top