Chia sẻ vào đây một fact, kiến thức mà bạn học được trong ngày

không thể vừa thè lưỡi vừa thở vì cuống lưỡi sẽ bít họng lại

k biết sao chứ tôi vẫn làm bth mà?

qZV215Z.png
qZV215Z.png
qZV215Z.png
qZV215Z.png

Bạn để ý xem, con cờ hó ngày nóng nó cũng làm y như vậy
qZV215Z.png
qZV215Z.png

Bị gài rồi fen ơi
qZV215Z.png
 
qZV215Z.png
qZV215Z.png
qZV215Z.png
qZV215Z.png

Bạn để ý xem, con cờ hó ngày nóng nó cũng làm y như vậy
qZV215Z.png
qZV215Z.png

Bị gài rồi fen ơi
qZV215Z.png
fact thì vẫn là fact, mà fact k đúng thì nó là false fact thôi có gì đâu mà bị gài
tôi vẫn là người, tôi lè lưỡi ra k có nghĩa tôi là chó, gì chứ cái này tôi take it easy lắm
 
Thực tại mà bạn đang sống trong, những gì bạn nghe nhìn cảm nhận thấy đều là do não bộ tạo ra. Không có màu sắc, mùi hương hay cảm giác nào tồn tại khách quan cả.
 
Okay, tưởng thớt chìm nên ko đăng nữa. Thêm fact về não nhé, vẫn là trong quyển "why we sleep":
4. Những ký ức mà não bộ lưu lại sẽ được phân loại theo cảm xúc đính kèm với ký ức đó, cảm xúc càng mạnh thì não bộ sẽ càng coi nó là ký ức quan trọng và lưu nó lại sâu hơn, thậm chí có thể ở trong tiềm thức. Sự thật là những sự kiện và kí ức ở thời thơ ấu mà chúng ta nhớ được đa số đều là những sự kiện gắn liền với những cảm xúc mãnh liệt(có thể là vui vẻ, lo lắng, sợ hãi...).

5.Cảm xúc của chúng ta được sinh ra bởi 1 bộ phận trong não gọi là amygdala, những tác động từ môi trường bên ngoài sẽ kích thích vùng não này để sinh ra cảm xúc tương ứng, ví dụ như vui khi nhận được phần thưởng hay lo lắng hoặc sợ hãi khi bị trừng phạt. Vùng amygdala của người bị trầm cảm thường không thể sinh ra cảm xúc tích cực, kể cả khi họ tiếp xúc với những tác động gây ra cảm xúc tích cực như đồ ăn, quan hệ xã hội hay thậm chí sex. Khi chìm trong cảm xúc tiêu cực, trong đầu họ sẽ sinh ra những câu hỏi về giá trị của cuộc sống hay ý nghĩ tự kết liễu cuộc sống của mình.

6. Khi chúng ta nhớ về một sự kiện trong quá khứ, não bộ không chỉ tái dựng lại hình ảnh của sự kiện đó như 1 cuốn phim mà còn tái hiện lại cả cảm xúc của chúng ta khi trải qua sự kiện đó. Theo đó, khi nhớ lại một sự kiện buồn thì chúng ta sẽ cảm thấy buồn, nhớ đến sự kiện đáng sợ thì chúng ta cũng sẽ cảm thấy sợ mặc dù khi nhớ lại, chúng ta không thật sự ở trong sự kiện đó.

7. Bổ sung ý nghĩa cho fact 6: Có 1 điểm quan trọng là cảm xúc khi chúng ta nhớ lại thường không mạnh mẽ như lúc ban đầu và có xu hướng nhạt dần đi. Nguyên nhân chính là giấc mơ. Tác dụng của giấc mơ là giúp chúng ta xoa dịu những cảm xúc tiêu cực gắn liền với những sự kiện trong quá khứ. Trong giấc mơ, sự kiện đó sẽ được tái hiện lại, tuy nhiên, chúng ta sẽ được "trao quyền" hành động theo ý muốn để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Nếu có thể giải tỏa thì giấc mơ về sự kiện đó thường sẽ không lặp lại, còn nếu không thể giải tỏa, não bộ sẽ lặp lại giấc mơ đó cho tới khi cảm xúc tiêu cực đó được xử lý hoàn toàn. Điều này lý giải cho việc một số cơn ác mộng bị lặp đi lặp lại liên tục trong hằng tháng, thậm chí hằng năm trời. Hiện tại, việc nghiên cứu giấc mơ được áp dụng để điều trị chứng ám ảnh cho những bệnh nhân là cựu chiến binh sau chiến tranh.

8. Thêm fact nhỏ nữa là trong giấc mơ, vùng não chi phối cảm xúc amygdala sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường 30%, điều đó lí giải cho việc có những sự kiện khiến ta khóc trong mơ nhưng khi nhớ lại vào lúc tỉnh giấc thì lại thấy sự kiện đó rất bình thường và không đáng buồn như lúc đó.
 
Về ý này

Thì trước mình đọc được bài viết không nhớ ở đâu nói rằng mình có thể tự luyện tập 1 điều gì đó trong trí não, suy nghĩ của mình mà không nhất thiết phải thực hành nó mà. Ví dụ nếu học lái xe thì chỉ ngồi ở phòng và tưởng tượng mình đang lái xe và phải làm những bước như nào thì đến khi thực hành mình sẽ làm tốt hơn người không hề nghĩ về nó. Không nhớ là đọc được ở đâu nhưng khái niệm này rất đáng chú ý.
Điều đó trên lí thuyết là đúng bởi vì bản chất của học hỏi chính là lưu trữ kiến thức vào não bộ (phải nói rõ là kiến thức kiểu đọc sách khác hoàn toàn với kiến thức vận động (motor skill memory), 2 dạng kiến thức này được lưu ở vùng nhớ khác nhau, cái hippocampus với vùng nhớ dài hạn mình nhắc bên trên không lưu kiến thức vận động). Tuy nhiên thì hiện tại chúng ta không thể can thiệp vào vùng nhớ lưu kiến thức vận động theo kiểu tự tưởng tượng ra và học tập được, việc cố tình tưởng tượng quá trình luyện tập không thể giúp chúng ta vận động thuần thục và nhuần nhuyễn được. Ví dụ như chúng ta có thể ngồi suy nghĩ các ngón tay nên chơi như thế nào khi tập đàn nhưng chỉ khi chúng ta ngồi xuống tập đàn thật sự thì mới có thể lưu lại kiến thức vận động, từ đó thành thục việc chơi đàn (dĩ nhiên là khi ngủ thì não bộ cũng sẽ tự động giúp chúng ta luyện tập, nhưng mà nó hoàn toàn là tự động và nằm ngoài nhận thức và chúng ta không thể tưởng tượng hay suy nghĩ để có thể đưa não vào quá trình này được)
 
mong thớt chia sẽ nhiều hơn về trí nảo :byebye::byebye:
Kiến thức về não bộ thì đọc cuốn này mình mới tiếp xúc lần đầu. Còn vài fact nữa khá hay giải thích về giấc mơ lucid dream và vài khái niệm siêu hình dưới góc cạnh phân tích não bộ, khi nào đọc thật hiểu và chắc chắn là không sai ý tác giả thì mình sẽ up lên.
 
Kiến thức về não bộ thì đọc cuốn này mình mới tiếp xúc lần đầu. Còn vài fact nữa khá hay giải thích về giấc mơ lucid dream và vài khái niệm siêu hình dưới góc cạnh phân tích não bộ, khi nào đọc thật hiểu và chắc chắn là không sai ý tác giả thì mình sẽ up lên.
Mà mai fen biết cách nào nhận xét hay hay xíu để bộc lộ cảm xúc ấy. Như mấy thứ fen chia sẻ rất thú vị thì mình chỉ biết nhận xét là hay ghê hoặc hay quá, nghe nó rất giả tạo. Maifen có cách khen hay nhận xét nào kiểu hấp dẫn, thật lòng á có thể cho mình tham khảo đc không. Và nó còn phải ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý nữa :sweat:.
Cảm ơn maifen trước nhé
 
Kiến thức mình mới biết :

người có ba hồn bảy vía. Khi chết thì bảy vía tiêu tán, một hồn về mộ, một hồn về với sao thần chủ, hồn còn lại nhập vào lục đạo đi đầu thai tùy vào nghiệp lưu lại trên dương thế.
 
Chúng ta thật sự không có tự do về ý chí cũng như không có cái gì gọi là “ngẫu nhiên” thật sự :)
 
Back
Top