Chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ để phục vụ đất nước

dogamer03

Senior Member

Năm 2022, Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp 10 quốc gia có kết quả thi Olympic quốc tế cao nhất. Thành tích đó không chỉ góp phần khẳng định vị thế của trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế mà còn là sự kỳ vọng nhân tài trẻ Việt Nam sử dụng những đỉnh cao trí tuệ ấy để phục vụ đất nước.​




Chinh phục những đỉnh cao
Năm 2022 có 7 đoàn học sinh giỏi Việt Nam với 38 lượt học sinh tham gia Olympic quốc tế đều đoạt giải, gồm 13 huy chương vàng (HCV), 12 huy chương bạc, 8 huy chương đồng và 5 bằng khen (giải khuyến khích). Đoàn học sinh Việt Nam cũng có hai dự án đoạt giải đặc biệt tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022. Trong đó, đội tuyển Olympic Toán học quốc tế đã để lại dấu ấn với vị trí thứ 4/104 quốc gia tham dự và số điểm tuyệt đối 42/42 của em Ngô Quý Đăng, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Như vậy, sau 19 năm kể từ năm 2003, Việt Nam mới có học sinh giành điểm tuyệt đối tại một kỳ Olympic Toán học quốc tế.
Hành trình chinh phục những đỉnh cao của Ngô Quý Đăng là tấm gương sáng về khả năng tự học và rèn luyện. Trong suốt quãng đời học sinh, Ngô Quý Đăng đã đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế lớn về Toán học. Tuy “cậu học trò vàng” của Toán học Việt Nam từng thất bại trong kỳ thi Olympic quốc tế năm lớp 11 nhưng với ý chí quyết tâm cùng điều kiện tập huấn tốt nhất từ trước tới nay tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Đăng cùng đồng đội đã tỏa sáng tại đấu trường quốc tế. Ngô Quý Đăng chia sẻ: “Với em, giây phút thích thú nhất trong hành trình tìm kiếm huy chương vàng là được cầm lá cờ Việt Nam tại sân khấu lớn”. Đăng cho rằng, muốn thành công thì không thể thiếu tự học. Ngoài việc nghe thầy cô giảng trên lớp, em còn nghiên cứu nhiều tài liệu, đọc những kiến thức chia sẻ trên internet. Cách học khá hiệu quả mà Đăng áp dụng đó là chuẩn bị quyển sổ nhỏ, bài toán nào hay hoặc khó, em sẽ chép đề bài và lời giải vào để thi thoảng đọc lại. Cách học này giúp nhớ được những gì mình đã học, phát hiện phần kiến thức còn hổng. Chàng trai Nguyễn Đại Dương cũng vậy. Hành trình đến với tấm Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế là sự khổ luyện, với nhiều đêm thức khuya giải Toán tới tận 2-3 giờ sáng hôm sau.

Chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ để phục vụ đất nước
Đoàn học sinh đoạt Giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022 tại khuôn viên Phủ Chủ tịch. Ảnh: Ngô Chuyên.
Nhiều thành tích khác của học sinh Việt Nam cũng được ghi nhận. Năm 2022, đoàn Olympic Vật lý quốc tế xếp thứ 5 toàn đoàn. Đây cũng là lần đầu tiên đoàn Việt Nam có học sinh lớp 10 là em Võ Hoàng Hải, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tham dự và đoạt HCV. Trước một kỳ thi khó, dù mới học lớp 10 nhưng Hoàng Hải không hề lo lắng, nao núng, trái lại, em thi đấu khá tốt. Giành HCV Olympic, Võ Hoàng Hải tin trong tương lai, em còn nhiều đỉnh cao khác cần chinh phục trên con đường Vật lý. Ở môn Hóa học, đoàn Việt Nam cũng được Ban tổ chức đánh giá rất cao, xếp thứ hai toàn đoàn với thành tích 4 HCV. Đây là lần thứ hai tất cả học sinh trong đội tuyển Việt Nam dự thi đều giành HCV. Đội tuyển Olympic Tin học quốc tế đóng góp vào bảng thành tích của Việt Nam khi đứng trong tốp 9 nước và vùng lãnh thổ; tại Olympic Tin học châu Á-Thái Bình Dương đứng thứ 3 và tại Olympic Vật lý châu Á, đoàn Việt Nam đứng thứ 8.
Việc Việt Nam giành thành tích cao trên đấu trường Olympic quốc tế, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, là nhờ nhiều yếu tố, trong đó có việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài. Đằng sau những thành tích của các em không thể thiếu hình bóng của thầy cô giáo, đội ngũ đã dành cả kiến thức, kinh nghiệm, trách nhiệm, tâm huyết để sát cánh cùng các em trong suốt quá trình tập huấn. Các thầy cô không chỉ trau dồi kiến thức liên quan đến nội dung thi mà còn dẫn dắt học sinh tiếp cận với các xu hướng mới, từ đó củng cố niềm đam mê học tập của các em.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh khẳng định: “Kết quả mà các em đạt được đã thể hiện chính sách đúng đắn, chiến lược phù hợp của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục. Đây cũng là động lực với không chỉ các học sinh dự thi Olympic, khoa học kỹ thuật mà cả với đông đảo học sinh, sinh viên cả nước, khuyến khích các em tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện, đóng góp phần công sức của mình cho công cuộc xây dựng đất nước”.
Sau ánh hào quang
Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định, giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong cuộc gặp mặt và tuyên dương 33 học sinh đoạt Giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, học sinh Việt Nam đã thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam; đồng thời mong những nhân tài trẻ Việt Nam phải có khát khao chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ để phục vụ sự phát triển của đất nước.
46 năm trên đấu trường Olympic quốc tế, hơn 800 lượt học sinh Việt Nam đã mang về gần 700 huy chương, trong đó có 168 HCV. Thành tích của các em cho thấy công tác phát triển, tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi các cấp và đội tuyển quốc gia đã mang lại hiệu quả. Nhưng sau ánh hào quang ấy, chúng ta có gì trong tay ngoài những huy chương? Vấn đề đặt ra là làm sao tạo ra được chính sách tiếp tục phát huy tài năng của họ để phục vụ đất nước, tránh tình trạng lãng phí những “tài sản quốc gia” quý hiếm này.
Chú trọng đào tạo học sinh thi học sinh giỏi quốc tế cũng là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là phải có chính sách giúp những học sinh này phát huy được tài năng của mình. Đã có một số nhân tài chỉ vụt sáng trong một khoảng thời gian ngắn, không phát huy được khả năng, để rồi chìm vào quên lãng.
Điều quan trọng là các tài năng trẻ cần phải hiểu đất nước để biết mình phải làm gì và sẵn sàng dấn thân xây dựng Tổ quốc.
THU HÀ

https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-h...h-dinh-cao-tri-tue-de-phuc-vu-dat-nuoc-715723

Điều quan trọng là các tài năng trẻ cần phải hiểu đất nước để biết mình phải làm gì và sẵn sàng dấn thân xây dựng Tổ quốc.
:shame:
 
Không biết các anh bò đỏ có mù không.Chứ bản thân tôi đã nhiều lần tận mắt thấy những người giỏi chuyên môn , không luồn cúi nịnh nọt chung chi được đối xử ntn rồi.
 
Người làm quản lý như gia cát lượng, chỉ chọn người toàn tài bỏ qua người khuyết thiếu thì nước thục muôn đời thiếu người tài.
 
Back
Top