TrenTungCaySo2
Senior Member
Những chiếc máy bay vận tải quân sự An-26 của Không quân nhân dân Việt Nam trong suốt 40 năm qua (1980 - 2020) đã hoàn thành sứ mệnh 'ngựa thồ trên không' và trở thành chiến binh huyền thoại, thầm lặng của bầu trời.
Máy bay vận tải quân sự An-26 của lữ đoàn 918, quân chủng phòng không - không quân hạ cánh xuống căn cứ Gia Lâm (TP. Hà Nội)
ẢNH: TANGO
Ngay sau khi Trung Quốc bất ngờ tấn công Việt Nam tháng 2-1979, Chính phủ Liên Xô (cũ) đã viện trợ khẩn cấp cho Quân đội nhân dân Việt Nam 1 trung đoàn máy bay vận tải quân sự An-26.
Hơn 40 năm kể từ khi chiếc An-26 đầu tiên được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), đến nay những chiến binh thầm lặng của bầu trời đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình...
Thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên phó trung đoàn trưởng trung đoàn không quân vận tải 918, nay là lữ đoàn 918, thuộc quân chủng Phòng không – không quân (QCPKKQ) năm nay 80 tuổi, hiện đang sống tại Q.12, TP.HCM. Ông là 1 trong số ít phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam được chuyên gia Liên Xô (cũ) dạy bay máy bay vận tải quân sự An-26 cấp tốc ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất chỉ trong vòng 6 tháng và gắn bó với An-26 cho đến lúc nghỉ hưu.
https://thanhnien.vn/thoi-su/chien-binh-bau-troi-ky-1-may-bay-van-tai-nem-bom-1319463.html
Máy bay vận tải quân sự An-26 của lữ đoàn 918, quân chủng phòng không - không quân hạ cánh xuống căn cứ Gia Lâm (TP. Hà Nội)
ẢNH: TANGO
Ngay sau khi Trung Quốc bất ngờ tấn công Việt Nam tháng 2-1979, Chính phủ Liên Xô (cũ) đã viện trợ khẩn cấp cho Quân đội nhân dân Việt Nam 1 trung đoàn máy bay vận tải quân sự An-26.
Hơn 40 năm kể từ khi chiếc An-26 đầu tiên được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), đến nay những chiến binh thầm lặng của bầu trời đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình...
Các máy bay An-26 được Liên Xô viện trợ, tập trung tại sân bay Gia Lâm (TP. Hà Nội), đầu năm 1983 (hình: Tư liệu) MAI THANH HẢI |
Thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên phó trung đoàn trưởng trung đoàn không quân vận tải 918, nay là lữ đoàn 918, thuộc quân chủng Phòng không – không quân (QCPKKQ) năm nay 80 tuổi, hiện đang sống tại Q.12, TP.HCM. Ông là 1 trong số ít phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam được chuyên gia Liên Xô (cũ) dạy bay máy bay vận tải quân sự An-26 cấp tốc ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất chỉ trong vòng 6 tháng và gắn bó với An-26 cho đến lúc nghỉ hưu.
Chuyển loại cấp tốc
Cuối năm 1979, khi đang là phi công C-47 (máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ), thượng úy - phó phi đội trưởng Nguyễn Chí Cự được cấp trên gọi lên quán triệt: “Tới đây, trung đoàn sẽ được trang bị khí tài mới của Liên Xô (cũ). Anh là người đầu tiên chuyển loại máy bay này ngay trong nước. Phải bay được trong 6 tháng, theo yêu cầu chiến trường”.
Thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên phó trung đoàn trưởng 918 (nay là lữ đoàn 918). MAI THANH HẢI |
https://thanhnien.vn/thoi-su/chien-binh-bau-troi-ky-1-may-bay-van-tai-nem-bom-1319463.html