Cho mình hỏi tí về đăng ký sở hữu sáng chế

giangvo200837

Senior Member
Ví dụ mình tự nghiên cứu, tự phát triển về cả phần cứng lẫn, phần mềm (code MCU) cho một thiết bị hay máy móc, mà dạng sản phẩm này có rất nhiều hãng đã sản xuất (nước ngoài) ví dụ như ảnh.
Sản phẩm mình làm ra trong lúc ngẫu hứng, và thử cho sản xuất hàng loạt bán rất tốt trên thị trường (nhờ một công ty chuyên phân phối sạc NLMT), và từ đó họ thây thế luôn sản phẩm cũ.
Nay mình muốn đăng ký sáng chế nó để tránh copy và có thể bán cho đối tác khác thì có thể đăng ký được không?
unnamed.jpg

Và còn 1 vài sản phẩm nữa cũng tự do mình làm lúc sinh viên cũng đang muốn đăng ký.
 
Ví dụ mình tự nghiên cứu, tự phát triển về cả phần cứng lẫn, phần mềm (code MCU) cho một thiết bị hay máy móc, mà dạng sản phẩm này có rất nhiều hãng đã sản xuất (nước ngoài) ví dụ như ảnh.
Sản phẩm mình làm ra trong lúc ngẫu hứng, và thử cho sản xuất hàng loạt bán rất tốt trên thị trường (nhờ một công ty chuyên phân phối sạc NLMT), và từ đó họ thây thế luôn sản phẩm cũ.
Nay mình muốn đăng ký sáng chế nó để tránh copy và có thể bán cho đối tác khác thì có thể đăng ký được không?View attachment 586223
Và còn 1 vài sản phẩm nữa cũng tự do mình làm lúc sinh viên cũng đang muốn đăng ký.
Mình nghĩ là được, đừng copy kiểu dáng là được.
 
Ví dụ mình tự nghiên cứu, tự phát triển về cả phần cứng lẫn, phần mềm (code MCU) cho một thiết bị hay máy móc, mà dạng sản phẩm này có rất nhiều hãng đã sản xuất (nước ngoài) ví dụ như ảnh.
Sản phẩm mình làm ra trong lúc ngẫu hứng, và thử cho sản xuất hàng loạt bán rất tốt trên thị trường (nhờ một công ty chuyên phân phối sạc NLMT), và từ đó họ thây thế luôn sản phẩm cũ.
Nay mình muốn đăng ký sáng chế nó để tránh copy và có thể bán cho đối tác khác thì có thể đăng ký được không?View attachment 586223
Và còn 1 vài sản phẩm nữa cũng tự do mình làm lúc sinh viên cũng đang muốn đăng ký.
Đăng ký qua Cục Sở hữu trí tuệ thì phải. Bạn tìm gg là ra thủ tục mà

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tui đã từng làm sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình (cùng thuộc lĩnh vực điện tử) và đã dc phê duyệt. hehe
(Phần chi phí ko đề cập ở đây)

Nhưng nôm na, ông cần trình bày mô tả hoạt động của sản phẩm và sự khác biệt của sản phẩm so với thị trường. Nếu chỉ 1 vài thông số khác biệt ko mang nhiều ý nghĩa ( hoặc bạn giải thích chán chê nhưng cục sở hữu trí tuệ ko hiểu dc) thì cũng tạch.
Ông phải hiểu là muốn để cục bảo hộ sản phẩm cho ông thì ông phải cho họ hiểu tương đối tường tận sản phẩm của mình thì họ mới đứng ra bảo vệ cho ông dc. (có thể ỉm mấy cái cốt lõi đi vd kiểu như training AI như nào, dùng kỹ thuât gì..)

Nếu giải thích mãi ko hiểu thì ông sẽ được hướng đến bảo hộ kiểu dáng hoặc bảo hộ nhãn hiệu => cái này tui ko làm nên ko tư vấn dc.

Và 1 cái khá dị đó là cách hành văn trong hồ sơ, dân kỹ thuật lần đầu mà nhìn cái cách trình bày trong văn bản kiểu này sẽ thấy khá rắc rối và mất thời gian.

Còn cục sạc của ông thì theo tui nên bỏ ý định đăng ký đi trừ phi ông làm lớn và tránh rắc rối luật pháp. Để tránh bị ăn trộm công nghệ có rất nhiều cách, xoá chữ IC chẳng hạn.

Edit: còn 1 lưu ý nữa: ông chỉ được đăng ký khi sản phẩm của ông chưa dc thương mại hoá trên thị trường, tức là phải đc phê duyệt trước khi bán. Bên cục mà search ra sản phẩm của ông đang bán là cũng toạch luôn.
 
Bạn nộp đơn đăng kí sáng chế ở Cục Sở hữu trí tuệ nhé. Khi nộp đơn cần có tờ khai, bản mô tả sáng chế, phí và lệ phí. Về tờ khai thì tìm trên google, cách viết bản mô tả sáng chế thì tham khảo ở Điểm 23.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Sau khi nộp đơn sẽ trải qua 2 giai đoạn thẩm định hình thức và thẩm định nội dung. Nếu thẩm định nội dung xong và đơn của bạn đáp ứng tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, nếu dạng sản phẩm này đã được bán rộng rãi trên thị trường thì sản phẩm của bạn cần phải có dấu hiệu kỹ thuật khác biệt mà đem lại hiệu quả so với tình trạng kỹ thuật hiện tại, thì mới có khả năng được cho là có tính mới + trình độ sáng tạo. Còn nếu không thì bạn có thể nộp đơn giải pháp hữu ích, chỉ cần đáp ứng tính mới + khả năng áp dụng là sẽ được cấp bằng.
 
Tui đã từng làm sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình (cùng thuộc lĩnh vực điện tử) và đã dc phê duyệt. hehe
(Phần chi phí ko đề cập ở đây)

Nhưng nôm na, ông cần trình bày mô tả hoạt động của sản phẩm và sự khác biệt của sản phẩm so với thị trường. Nếu chỉ 1 vài thông số khác biệt ko mang nhiều ý nghĩa ( hoặc bạn giải thích chán chê nhưng cục sở hữu trí tuệ ko hiểu dc) thì cũng tạch.
Ông phải hiểu là muốn để cục bảo hộ sản phẩm cho ông thì ông phải cho họ hiểu tương đối tường tận sản phẩm của mình thì họ mới đứng ra bảo vệ cho ông dc. (có thể ỉm mấy cái cốt lõi đi vd kiểu như training AI như nào, dùng kỹ thuât gì..)

Nếu giải thích mãi ko hiểu thì ông sẽ được hướng đến bảo hộ kiểu dáng hoặc bảo hộ nhãn hiệu => cái này tui ko làm nên ko tư vấn dc.

Và 1 cái khá dị đó là cách hành văn trong hồ sơ, dân kỹ thuật lần đầu mà nhìn cái cách trình bày trong văn bản kiểu này sẽ thấy khá rắc rối và mất thời gian.

Còn cục sạc của ông thì theo tui nên bỏ ý định đăng ký đi trừ phi ông làm lớn và tránh rắc rối luật pháp. Để tránh bị ăn trộm công nghệ có rất nhiều cách, xoá chữ IC chẳng hạn.

Edit: còn 1 lưu ý nữa: ông chỉ được đăng ký khi sản phẩm của ông chưa dc thương mại hoá trên thị trường, tức là phải đc phê duyệt trước khi bán. Bên cục mà search ra sản phẩm của ông đang bán là cũng toạch luôn.
Không phải là "hiểu tương đối", mà bản mô tả SC cần phải bộc lộ đầy đủ hoàn toàn bản chất của sáng chế, đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó, như đã quy định trong Điểm 23.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN bạn nhé. Ngoài ra, các thông số như bạn nói mà Cục SHTT không hiểu thì "tạch", nếu trong một đơn SC mà chỉ có duy nhất thông số kỹ thuật là dấu hiệu kỹ thuật có khả năng đem lại trình độ sáng tạo cho sáng chế, thì chủ đơn cần phải giải thích được rõ thông số đấy đem lại hiệu quả như thế nào so với tình trạng kỹ thuật hiện tại, để từ đó thẩm định viên có thể căn cứ vào, và tiếp tục thẩm định xem rằng các thông số đấy có thực sự đem lại hiệu quả như vậy không. Nếu có thì các thông số đó sẽ được cho là dấu hiệu kỹ thuật đem lại trình độ sáng tạo cho sáng chế, và đơn sẽ được cấp bằng.
 
Tui đã từng làm sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình (cùng thuộc lĩnh vực điện tử) và đã dc phê duyệt. hehe
(Phần chi phí ko đề cập ở đây)

Nhưng nôm na, ông cần trình bày mô tả hoạt động của sản phẩm và sự khác biệt của sản phẩm so với thị trường. Nếu chỉ 1 vài thông số khác biệt ko mang nhiều ý nghĩa ( hoặc bạn giải thích chán chê nhưng cục sở hữu trí tuệ ko hiểu dc) thì cũng tạch.
Ông phải hiểu là muốn để cục bảo hộ sản phẩm cho ông thì ông phải cho họ hiểu tương đối tường tận sản phẩm của mình thì họ mới đứng ra bảo vệ cho ông dc. (có thể ỉm mấy cái cốt lõi đi vd kiểu như training AI như nào, dùng kỹ thuât gì..)

Nếu giải thích mãi ko hiểu thì ông sẽ được hướng đến bảo hộ kiểu dáng hoặc bảo hộ nhãn hiệu => cái này tui ko làm nên ko tư vấn dc.

Và 1 cái khá dị đó là cách hành văn trong hồ sơ, dân kỹ thuật lần đầu mà nhìn cái cách trình bày trong văn bản kiểu này sẽ thấy khá rắc rối và mất thời gian.

Còn cục sạc của ông thì theo tui nên bỏ ý định đăng ký đi trừ phi ông làm lớn và tránh rắc rối luật pháp. Để tránh bị ăn trộm công nghệ có rất nhiều cách, xoá chữ IC chẳng hạn.

Edit: còn 1 lưu ý nữa: ông chỉ được đăng ký khi sản phẩm của ông chưa dc thương mại hoá trên thị trường, tức là phải đc phê duyệt trước khi bán. Bên cục mà search ra sản phẩm của ông đang bán là cũng toạch luôn.
Bao lâu kể từ khi gửi hồ sơ thì được duyệt vậy bác
 
Tự làm mà ra được sản phẩm, đã đủ hoàn thiện để đăng ký sở hữu trí tuệ là phục mai fen rồi, sau khi đăng ký xong nhớ chia sẻ lên cho anh em biết với nha mai fen. Vì một nền khoa học nước nhà phát triển.
 
Khéo bị bộc lộ trước thời điểm nộp đơn làm mất tính mới rồi. Lần đầu tiên bạn tung sản phẩm ra thị trường là thời điểm nào và liệu có ai đó có thể có chứng cứ chứng minh thời điểm bạn tung ra thị trường sản phẩm này ko? Trả lời 2 câu hỏi này trước để xác định xem là có cần phải áp dụng một vài biện pháp nghiệp vụ để vượt qua tình trạng bị bộc lộ do sử dụng trước thời điểm nộp đơn không đã.

Tiếp theo là phải xác định xem sản phẩm của bạn có đáp ứng điều kiện bảo hộ ko. Thứ nhất là tính mới, thứ hai là trình độ sáng tạo.

Nôm na là cái sản phẩm của bạn ấy, có gì mới so với các sản phẩm đã có ở trên toàn thế giới hay ko. Còn đơn giản hơn nữa là sản phẩm của bạn có gì khác bọt với các sản phẩm hiện có và hiệu quả của sự khác bọt đó tạo ra cho sản phẩm của bạn so với các sản phẩm trên thị trường.
 
Back
Top